Download miễn phí Tiểu luận Đào tạo luật ở Mỹ và Việt Nam nhìn nhận dưới góc độ so sánh và những bài học cho đào tạo luật ở Việt Nam​





Ở Mỹ, phương pháp giảng dạy luật được sử dụng khá phù hợp với xã hội đa dạng, phức tạp và luôn thay đổi. Hơn một thế kỷ qua, giáo dục luật ở Mỹ đã chú trọng tới phương pháp tình huống. Phương pháp này khác xa phương pháp được sử dụng trong giảng dạy luật ở nhiều nước.
Với phương pháp tình huống, sách dùng cho mỗi môn học không phải là giáo trình cơ bản về luật chuyên ngành mà là sách tình huống chưa đựng những án lệ chọn lọc. Những cuốn sách kiểu này thường viết về từng môn học riêng biệt trên cơ sở phân tích những án lệ đã được chọn lọc đưa và cuốn sách. Các nguyên tắc pháp lý chung không được trình bày thông qua những bài giảng lý thuyết trừu tượng mà đúng hơn sẽ được rút ra từ việc nghiên cứu những tình huống được đưa ra thảo luận trên lớp. Tuy nhiên, trên lớp giảng viên cũng không giảng về các tình huống mà thay vào đó, giảng viên yêu cầu sinh viên thuật lại tình huống.; sau đó giảng viên sẽ chất vấn sinh viên để rèn luyện khả năng phản ứng của họ đối với tình huống đưa ra, sử dụng phương pháp “socratic”.

Tóm tắt nội dung:​

Dưới đây là đào tạo luật ở Mỹ và Việt Nam nhìn nhận dưới góc độ so sánh, từ đó rút ra những bài học cho đào tạo luật ở Việt Nam.
1. Đào tạo luật ở Mỹ và Việt Nam:
* Về sự tương đồng:
Chương trình đào tạo luật ở hai nước cũng như nhiều quốc gia trên thế giới chú trọng, tập trung kỹ năng tư duy pháp lý cho sinh viên. Vì luật là môn tương đối khó, nên đòi hỏi chương trình đào tạo có những phương pháp riêng.
Các môn học luật đưa vào chương trình giảng dạy cũng tương tự các môn học ở nhiều nơi trên thế giới và gồm những môn học đại cương về luật hợp đồng, bồi thường trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, sở hữu, tố tụng, luật hình sự luật hiến pháp, và giai đoạn về luật chuyên ngành.
* Về khác biệt:
- Mục tiêu của đào tạo luật:
Ở Việt Nam, đào tạo luật được hiểu là hoạt động hướng tới hai cấp độ mục tiêu: Thứ nhất, nhằm trang bị kiến thức khoa học pháp lý cho người học. Với mục tiêu này, người học sẽ được cấp bằng cử nhân luật sau khi kết thúc khóa học. Thứ hai, dạy nghề. Với mục tiêu này, người học sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề luật.
Ở Mỹ, đào tạo luật là đào tạo sau đại học. Sinh viên khoa luật là những người đã tốt nghiệp một trường đại học.
- Tiêu chuẩn học luật:
Ở Việt Nam, học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông trải qua một kỳ thi đại học, nếu vượt qua thì sẽ trở thành sinh viên trường luật.
Các khoa luật ở Mỹ tuyển sinh viên đầu vào rất khắt khe. Một số khoa chỉ chọn được một sinh viên trong số năm hay mười người dự tuyển.
- Về quy trình đào tạo luật:
Ở Việt Nam, sinh viên trải qua 2 giai đoạn là:
Thứ nhất: đào tạo cử nhân luật: khóa học này sẽ cung cấp khoa học pháp lý cơ bản cho người học, là những kiến thức mà bất cứ người hành nghề luật nào cần có trước khi có thể hành nghề. Khi ra trường sinh viên có tấm bằng cử nhân, có thể học thêm về nghiệp vụ về ngành mình theo hay có thể đi làm ngoài.
Thứ hai, đào tạo nghề luật. Sau khi ra có tấm bằng cử nhân luật, để làm một số ngành, sinh viên phải học thêm về nghiệp vụ.
Ví dụ: Theo luật Luật sư năm 2006, người tốt nghiệp đại học luật sẽ thi tuyển vào Học viện tư pháp, theo khóa học Đào tạo nghề luật sư trong thời gian 06 tháng. Khi tốt nghiệp người này đã có danh phận luật sư. Những người có học vị Tiến sĩ luật học nếu muốn hành nghề luật sư thì được miễn học khóa đào tạo này. Những người tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư (và những người được miễn học khóa đào tạo nghề luật sư), nếu muốn hành nghề phải đăng ký tập sự 18 tháng tại 1 Văn phòng luật sưhay Công ty Luật (thuộc Đoàn luật sư cấp tỉnh/thành phố, dưới sự hướng dẫn của 1 Luật sư) - Người này được gọi là Người hành nghề tập sự luật sư, trước đây được gọi là luật sư tập sự.
Sau 18 tháng tập sự, NHNTSLS tham gia 1 kỳ thi chuyển thành Luật sư được Bộ Tư Pháp cấp chứng chỉ hành nghề luật sư và Thẻ luật sư. Thẻ luật sư do Liên đoàn luật sư Việt Nam cấp; trước Luật Luật sư năm 2006 thẻ luật sư do Đoàn luật sư nơi luật sư là thành viên cấp.
Ở Mỹ, giai đoạn đào tạo luật được coi là đào tạo sau đại học nên sinh viên học ở trường luật làm đào tạo ở giai đoạn nghề luật luôn. Nghề luật ở Mỹ gồm nghề luật sư, cố vấn pháp lý hưởng lương làm việc trong các công ty và các cơ quan của Nhà nước, thẩm phán và giáo sư luật.
- Các môn học:
Ở Anh, ở bậc đào tạo nghề luật, sinh viên sẽ trải qua một khóa học về kỹ năng thực hành luật, sau đó sẽ thực tập thực tiễn.
Ở Mỹ, các khoa luật lớn ở Mỹ có chương trình đào tạo sau đại học chủ yếu cho sinh viên người nước ngoài hơn là cho người Mỹ để cấp bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ. Những chương trình đào tạo này chủ yếu được tiến hành theo hình thức học viên hay nghiên cứu sinh phải hoàn tất một luận án dài. Một vài khoa luật cũng có chương trình đào tạo đặc biệt cho sinh viên nước ngoài và cấp bằng thạc sĩ luật so sánh hay thạc sĩ vầ thiết chế luật. Những chương trình đào tạo này thường kết họp giữa học trên lớp với tự nghiên cứu.
- Phương pháp giảng dạy:
Ở Việt Nam, các môn học được tiến hành giảng dạy dưới dạng lý thuyết, thuyết trình, thảo luận. Trong các học và thảo luận, sinh viên được phép đưa ra câu hỏi và giải quyết những khó khăn, thắc mắc của mình. Giờ thảo luận thì số lượng sinh viên trong mỗi lớp thảo luận sẽ nhỏ hơn nhiều, nhằm giải đáp những thắc mắc của sinh viên rõ ràng, cụ thể hơn.
Ở Mỹ, phương pháp giảng dạy luật được sử dụng khá phù hợp với xã hội đa dạng, phức tạp và luôn thay đổi. Hơn một thế kỷ qua, giáo dục luật ở Mỹ đã chú trọng tới phương pháp tình huống. Phương pháp này khác xa phương pháp được sử dụng trong giảng dạy luật ở nhiều nước.
Với phương pháp tình huống, sách dùng cho mỗi môn học không phải là giáo trình cơ bản về luật chuyên ngành mà là sách tình huống chưa đựng những án lệ chọn lọc. Những cuốn sách kiểu này thường viết về từng môn học riêng biệt trên cơ sở phân tích những án lệ đã được chọn lọc đưa và cuốn sách. Các nguyên tắc pháp lý chung không được trình bày thông qua những bài giảng lý thuyết trừu tượng mà đúng hơn sẽ được rút ra từ việc nghiên cứu những tình huống được đưa ra thảo luận trên lớp. Tuy nhiên, trên lớp giảng viên cũng không giảng về các tình huống mà thay vào đó, giảng viên yêu cầu sinh viên thuật lại tình huống.; sau đó giảng viên sẽ chất vấn sinh viên để rèn luyện khả năng phản ứng của họ đối với tình huống đưa ra, sử dụng phương pháp “socratic”.
Phương pháp Socrat đòi hỏi một lớp học năng động với sự trao đổi các ý kiến, các câu hỏi và câu trả lời giữa các sinh viên và đòi hỏi sinh viên phải tham gia tích cực. Hệ thống tình huống đòi hỏi sinh viên đọc trước các vụ việc do các quan tòa viết ra. Cuốn sách đầu tiên về các vụ việc cho sinh viên học do hiệu trưởng trường đại học luật Harvard, ông Columbus Langdell, viết gồm bộ sưu tập các hợp đồng từ nửa cuối thế kỷ XIX.
2. Một số bài học cho công tác đào tạo luật tại Việt Nam:
Qua thực tiễn dạy và học tại trường Đại học luật tại Việt Nam, xin có một vài ý kiến về đào tạo luật như sau:
Có thể thấy rằng, phương pháp giảng dạy của hai nước đều tập trung giảng dạy kỹ năng luật cho sinh viên. Tuy nhiên, qua đây có thể thấy ở Mỹ, phương pháp giảng dạy đòi hỏi sinh viên phải năng động, động não, tư duy nhiều hơn. Phương pháp này hiệu quả trong việc giảng dạy sinh viên cách tư duy pháp lý về vấn đề pháp luật và cách tiếp cận với vô số những vấn đề pháp lí mà họ có thể bị chất vấn sau này. Và có lẽ vì đây là phương pháp thách thức và thú vị ngay cả đối với giảng viên, tạo ra động lực học tập, tìm tòi, khám phá của sinh viên.
Ở Mỹ phương pháp giảng dạy thực sự có hiệu quả là do giáo dục pháp luật ở Mỹ có truyền thống đào tạo các sinh viên “suy nghĩ” như những luật sư và dạy luật về quyền hạn và nghĩa vụ cũng như luật tố tụng.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

KINGHA

New Member
Mình đang cần tài liệu này, nhờ bạn gởi nó cho mình với nhe. Thanks bạn nhiều :) :grin:
 

daigai

Well-Known Member
Trích dẫn từ KINGHA:
Mình đang cần tài liệu này, nhờ bạn gởi nó cho mình với nhe. Thanks bạn nhiều :) :grin:



Link download của bạn đây
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
F Tiểu luận: Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam - thực trạng, chủ trương chính Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: Con người và vấn đề đào tạo nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại Văn hóa, Xã hội 0
C Tiểu luận: Nhân tố con người trong lực lượng sản xuất với chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo n Văn hóa, Xã hội 0
N Tiểu luận: GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHẰM NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CHO NGƯỜI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN Văn hóa, Xã hội 0
C Tiểu luận: Vấn đề đào tạo và phát huy nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH-HĐH ở Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
R Tiểu luận: SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VỚI CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Luận văn Kinh tế 0
T Tiểu luận: tổng quan về đào tạo Luật ở Liên bang Nga Luận văn Luật 0
Q Tiểu luận Đào tạo nghề du lịch trong quá trình hội nhập Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Đào tạo luật ở nga và Việt Nam, những điểm tương đồng và khác biệt Tài liệu chưa phân loại 0
G [Free] Tiểu luận Kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong giảng dạy và đào tạo sở hữu trí tuệ Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top