Giles

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong khoa học pháp lý, vấn đề vi phạm pháp luật có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô
cùng phong phú. Việc nghiên cứu thấu đáo vấn đề vi phạm pháp luật sẽ giúp nâng cao
nhận thức, ý thức pháp luật, góp phần kiểm soát xã hội tốt, phát hiện nhanh, nhận diện
đúng bản chất và xử lý chính xác các vi phạm pháp luật, tìm ra phương cách hữu hiệu điều
chỉnh xã hội và định hướng việc thực thi pháp luật đạt hiệu quả.
Sau hơn 20 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo sáng tạo, trí tuệ của Đảng Cộng sản Việt
Nam cùng với sự đoàn kết một lòng của cả dân tộc, Việt Nam đã thu được nhiều thắng lợi
tốt đẹp, vị thế được nâng cao và đời sống của nhân dân thay đổi. Chúng ta đang trong quá
trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, thực
hiện nền kinh tế thị trường XHCN, mở rộng dân chủ xã hội, tăng cường xã hội hoá và đặc
biệt, đang hội nhập đầy đủ trên các lĩnh vực với khu vực, thế giới và toàn cầu. Trên con
đường đổi mới ấy, bên cạnh những thuận lợi, chúng ta còn gặp không ít những khó khăn.
Một trong những khó khăn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội là tình trạng vi
phạm pháp luật hiện nay đặc biệt trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ
nữ đang ngày một gia tăng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của xã hội và ngay
chính bản thân người phụ nữ đó cũng như sự phát triển bình thường của con cái họ.
Ngày nay, bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, gây nhức nhối cho nhân
loại, để lai nhiều hậu quả cho con người, nhất là đối với phụ nữ. Mặc dù LHQ và các nước
trên thế giới đã có nhiều cố gắng trong việc phòng chống bạo lực gia đình và ban hành
nhiều văn kiện pháp lý liên quan đến phòng chống bạo lực gia đình và hiện đã có 89 nước
trên thế giới có các quy định pháp luật riêng về phòng chống bạo lực gia đình, trong đó có
60 nước có luật riêng về phòng chống bạo lực gia đình; 7 nước có luật riêng về bạo lực
chống lại phụ nữ... nhưng ở khắp nơi trên thế giới, phụ nữ vẫn là nạn nhân của bạo lực gia
đình. Bước sang thế kỷ XXI, bạo lực gia đình không giảm mà vẫn tiếp tục lan rộng, trở
thành vấn đề nghiêm trọng và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Theo ước tính, mỗi năm
trên thế giới có khoảng trên 3 triệu phụ nữ chết vì bạo lực gia đình; từ 15 đến 71% phụ nữ
phải chịu một hình thức bạo lực nào đó về thể xác và tình dục ngay trong gia đình. Cứ 3
phụ nữ trên thế giới thì có ít nhất một người bị đánh đập, ép buộc về tình dục hay bị lạm
dụng trong suốt cuộc đời mà những kẻ lạm dụng thường là chồng và bạn tình. Bạo lực gia
đình đang trở thành vấn đề phổ biến có quy mô của một đại dịch và là một biểu hiện của
các mối quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ trên toàn thế giới, là nguyên nhân dẫn đến
tử vong và làm mất khả năng của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bạo lực gia đình đã và
đang là một trở ngại lớn đối với sự bình đẳng, là sự vi phạm thô bạo các quyền con người.
Chính tính nguy hiểm và tác hại của bạo lực gia đình mà vấn đề bạo lực gia đình
tại Việt Nam đã được Luật hoá, được đặt dưới sự kiểm soát của pháp luật. Bạo lực gia đình
là vi phạm pháp luật. ở Việt Nam, vấn đề phòng chống bạo lực gia đình được Đảng và Nhà
nước ta đặc biệt quan tâm. Điều này được thể hiện trong các chính sách của Đảng và các
quy định của pháp luật. Điều 63, Hiến pháp 1992 quy định : "Công dân nữ và nam có
quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình, nghiêm cấm
mọi hành vi phân biệt đối xử, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ".
Thể chế hoá quy định của Hiến pháp năm 1992, việc bảo vệ phụ nữ khỏi các hình
thức bạo lực gia đình được quy định cụ thể, chi tiết trong nhiều văn bản pháp luật khác như
Luật Hôn nhân gia đình; Bộ Luật Hình sự; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng chống bạo lực
gia đình...Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc phòng chống bạo
lực gia đình, để các quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình được thực thi
trong đời sống xã hội nhưng trên thực tế, tình trạng vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo
lực gia đình vẫn diễn ra thường xuyên ở nhiều nơi. Thống kê của Bộ Văn hoá - Thể thao và
Du lịch, Tổng cục thống kê và Quỹ nhi đồng LHQ công bố ngày 26/6/2008 với điều tra của
93 ngàn hộ gia đình trên khắp mọi miền đất nước thì có tới 21,2% cặp vợ chồng đã trải qua
một hình thức bạo lực gia đình như đánh, mắng, nhục mạ, ép quan hệ tình dục và như vậy
cứ 5 cặp vợ chồng thì đã có một cặp đã có hình thức bạo lực gia đình.
Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đã để lại nhiều hậu quả xấu cho
xã hội, trước hết là vi phạm đến quyền con người, danh dự, nhân phẩm và tính mạng của
mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Theo báo cáo của Bộ Công an, trên toàn quốc cứ
2 đến 3 ngày có một người bị giết liên quan đến bạo lực gia đình. Trong năm 2005, có 14%
số vụ giết người liên quan đến bạo lực gia đình. Ba tháng đầu năm 2006, tỷ lệ này đã lên
tới 30,5%. Theo thống kê của ngành Toà án, trong 5 năm từ 2000 đến 2005 cả nước có
352.000 vụ ly hôn thì có tới 39.730 vụ ly hôn do bạo lực gia đình (chiếm 53,1%). Vi phạm
pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình còn làm xói mòn đạo đức, mất tính dân chủ xã hội
và ảnh hưởng xấu đến thế hệ tương lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nhiều gia đình, thế
hệ con đã lặp lại hành vi bạo lực gia đình mà khi còn nhỏ chúng đã được chứng kiến. Bạo
lực gia đình đang là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình Việt nam.
Ngoài hậu quả về xã hội, đạo đức và sự bền vững gia đình, vi phạm pháp luật phòng,
chống bạo lực gia đình còn gây ra những hậu quả về kinh tế như chi phí chăm sóc và phục
hồi sức khoẻ nạn nhân, chi phí điều tra, truy tố, xét xử cùng nhiều chi phí gián tiếp khác
liên quan đến tình trạng bệnh tật, mất khả năng tham gia lao động sản xuất của nạn nhân.
Nhiều vụ án thương tâm liên quan đến bạo lực gia đình đối với phụ nữ đã xảy ra và
số lượng tăng lên từng ngày, gây hậu qủa nhức nhối cho xã hội. Điển hình như vụ bạo lực
kéo dài suốt 32 năm xảy ra ở Quảng Bình mà nạn nhân là bà Xuê. Đã không biết bao lần bà
chết đi sống lại với những trận đòn tàn bạo của chồng. Mới đây, chỉ vì không đào đâu ra
tiền cho chồng uống rượu, bà đã bị chính người chồng trói lại, đánh đập tàn nhẫn, gây
thương tích nghiêm trọng. Nhiều hành vi dã man khác như khống chế, đổ thuốc diệt cỏ vào
miệng vợ; đổ xăng đốt vợ; hành xử vợ bằng búa... Những hành vi đã mất hết nhân tính đó
đã gây bức xúc cho xã hội. Tiếng kêu cứu thảm thương của rất nhiều người phụ nữ đã vang
lên đặt ra cho xã hội một lời giải đáp cần làm gì trước thực trạng vi phạm pháp luật về
bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Điều này đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách, pháp luật
và các nhà thực thi pháp luật cùng các cơ quan có thẩm quyền cần có một cơ chế và biện
pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho phụ nữ, giúp họ thoát khỏi bạo lực đồng
thời có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các chủ thể vi phạm pháp luật về bạo lực gia
đình nói chung đặc biệt đối với phụ nữ nói riêng, tạo ổn định và phát triển cho xã hội.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp giúp phụ nữ thoát khỏi bạo lực gia đình,
loại bỏ vi phạm pháp luật về bạo lực gia đình đối với phụ nữ trong xã hội, đề tài " Vi phạm
phỏp luật phũng, chống bạo lực gia đỡnh đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay " có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách ở nước ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
ở nước ta, phòng chống bạo lực gia đình không còn là vấn đề mới và được quy định
cụ thể ở Hiến pháp và pháp luật. Điều 63, Hiến pháp 92 quy định: "nghiêm cấm mọi hành
vi phân biệt đối xử, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ". Điều 107, Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000 quy định: "Cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh
phạm đó là nặng hay nhẹ. Cần kiên quyết chống mọi biểu hiện nương nhẹ, nể nang, bao
che hành vi phạm pháp cũng như người vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo
lực gia đình dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu không xử lý kịp thời hay xử lý nhưng không
đúng mức sẽ tạo ra tâm lý coi thường pháp luật và mất lòng tin trong nhân dân. Thực tế
cho thấy, trong những năm vừa qua, các cơ quan chức năng đã xử lý chưa kiên quyết,
nghiêm minh đối với các vụ bạo lực gia đình thậm chí còn coi đó là việc riêng của mỗi gia
đình, mỗi gia đình tự giải quyết. đây chính là một trong những nguyên nhân làm số vụ vi
phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ gia tăng, tạo ra tâm lý coi
thường pháp luật, người gây ra bạo hành gia đình đối với phụ nữ cứ thế mà vi phạm vì họ
nghĩ rằng vi phạm cúng không bị xử lý hay có sử lý thì cũng qua loa.
Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn cách mạng hiện
nay là một trong những quan điểm cơ bản có tính nguyên tắc, chỉ đạo trong việc tiếp tục
cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, nhằm bảo đảm thắng lợi quá trình đổi mới và
phát triển đất nước. Tăng cường pháp chế trong phòng, chống vi phạm pháp luật về phòng,
chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một phần trong việc tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa nhằm làm cho các quy định của hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia
đình được chấp hành một cách tự giác, nghiêm minh, từ đó hạn chế, ngăn chặn được các vi
phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Để pháp chế được tăng cường trong lĩnh
vực phòng, chống vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ,
không chỉ xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, mà
quan trọng hơn là tổ chức thực hiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, bảo đảm cho
pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình được chấp hành thường xuyên, nghiêm chỉnh
đồng thời phải kiên quyết đấu tranh với những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng,
chống bạo lực gia đình. Pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình không được tuân theo và
chấp hành nghiêm chỉnh thì pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình không có hiệu lực,
pháp chế không được củng cố và tăng cường từ đó dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực này. Việc chấp hành thường xuyên, những đòi hỏi của pháp chế, phòng
ngừa những hành vi vi phạm pháp luật tất yếu dẫn đến thiết lập trật tự pháp luật xã hội chủ
nghĩa bền vững.
1.2.5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối
với phụ nữ
Trên thế giới đã hình thành phong trào quốc tế phòng, chống bạo lực gia đình cũng
như phòng, chống vi phạm pháp luật phòng, chóng bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Đối
với mỗi quốc gia, các tổ chức quốc tế cũng luôn đề cao vai trò của chính sách và pháp luật
về phòng, chống bạo lực gia đình và đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm ngăn ngừa, phòng,
chống vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu quả. Chính vì vậy, hợp tác
sâu rộng với các quốc gia, các tổ chức quốc tế, các cơ quan đồng nghiệp các nước để học
tập kinh nghiệm và tạo ra một phong trào đấu tranh mạnh mẽ trên thế giới đối với nạn bạo
lực gia đình, tình trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ là
hết sức cần thiết. Sự hợp tác trên lĩnh vực này cần duy trì và mở rộng không chỉ ở các quốc
gia khu vực mà cả cộng đồng quốc tế. Là thành viên của Công ước về xoá bỏ mọi hình
thức phân biệt đối xử với phụ nữ đồng thời là thành viên của ASEAN, Việt Nam cần thực
hiện theo tinh thần của Tuyên bố về xoá bỏ bạo lực đối với phụ nữ của Liên Hợp Quốc và
Tuyên bố xoá bỏ bạo lực chống lại phụ nữ khu vực ASEAN, đó là:
- Khuyến khích hợp tác song phương và khu vực trong lĩnh vực nghiên cứu, thu
thập, phân tích và tuyên truyền một cách có hệ thống các số liệu và các thông tin có liên
quan khác về các dạng bạo lực gia đình, hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ
em gái. Tuyên truyền về tác động và hiệu quả của các chính sách, chương trình chống lại
bạo lực gia đình đối với phụ nữ, hạn chế , ngăn chặn , đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật
phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ.
- Thúc đẩy việc lồng ghép về xoá bỏ bạo lực gia đình đối với phụ nữ thông qua việc
xây dựng các cơ chế, chính sách tập trung vào 4 lĩnh vực liên quan đến bạo lực đối với phụ
nữ bao gồm: cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu của nạn nhân; xây dựng và triển khai
các biện pháp xử lý thích đáng đối với thủ phạm gây ra bạo lực gia đình đối với phụ nữ;
nắm rõ bản chất và nguyên nhân gây ra bạo lực đối với phụ nữ và thay đổi thái độ , hành vi
của xã hội.
- Khuyến khích lồng bình đẳng giới vào trong các chương trình, chính sách, thể chế
hay quy trình nhằm xoá bỏ mọi hình thức bạo lực chống lại phụ nữ.
- Trong trường hợp cần thiết có thể ban hành, bổ sung, sửa đổi luật pháp quốc gia để
ngăn ngừa bạo lực đối với phụ nữ; tăng cường bảo vệ, chữa trị, phục hồi và tái hoà nhập
nạn nhân; đưa ra các biện pháp điều tra, khởi tố, xử phạt và cải tạo phạm nhân; ngăn ngừa
việc phụ nữ, trẻ em tiếp tục trở thành nạn nhân của bất kỳ hình thức bạo lực nào, kể cả bạo
lực gia đình cũng như bạo lực công sở hay bạo lực xã hội.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top