ILOVE_YOU

New Member
Download miễn phí Tài liệu về VoIP


Khái quát về giao thức Voip
Bộ giao thức voip khái quát chia làm hai loại: giao thức signaling và giao thức media. Phần giao thức signaling là giao thức dùng để điều khiển cài đặt cuộc gọi của voip. Đó cũng là trách nhiệm duy trì tổng thể hoạt động của mạng lưới (truyền thông từ router đến router). Giao thức media dùng để truyền tải voice data qua môi trường mạng IP.
Signaling Protocol nằm ở tầng TCP vì cần độ tin cậy cao, trong khi Media Protocol nằm trong tầng UDP
Các nhà cung cấp có thể sử dụng các giao thức riêng hay các giao thức mở rộng dựa trên nền của 1 trong 2 giao thức tiêu chuẩn quốc tế là H.323 và SIP. Ví dụ Nortel sử dụng giao thức UNISTIM (Unified Network Stimulus) Cisco sử dụng giao thức SCCP ( Signaling Connection Control Part) Những giao thức riêng này gây khó khăn trong việc kết nối giữa các sản phẩm của các hãng khác nhau.
Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về hai giao thức quan trọng của Voip, đó là giao thức H.323 và giao thức SIP
I. Singaling Protocols.
1. Giao thức H.323

VoIP cần 2 loại giao thức : Signaling protocol và Media Protocol.
Signaling Protocol điều khiển việc cài đặt cuộc gọi. Các loại signaling protocols bao gồm: H.323, SIP, MGCP, Megaco/H.248 và các loại giao thức dùng riêng như UNISTIM, SCCP, Skype, CorNet-IP,
Media Protocols: điều khiển việc truyền tải voice data qua môi trường mạng IP. Các loại Media Protocols như: RTP ( Real-Time Protocol) ,RTCP (RTP control Protocol) , SRTP (Secure Real-Time Transport Protocol), và SRTCP (Secure RTCP).
Signaling Protocol nằm ở tầng TCP vì cần độ tin cậy cao, trong khi Media Protocol nằm trong tầng UDP.
Các nhà cung cấp có thể sử dụng các giao thức riêng hay các giao thức mở rộng dựa trên nền của 1 trong 2 giao thức tiêu chuẩn quốc tế là H.323 và SIP. Ví dụ Nortel sử dụng giao thức UNISTIM (Unified Network Stimulus) Cisco sử dụng giao thức SCCP ( Signaling Connection Control Part) Những giao thức riêng này gây khó khăn trong việc kết nối giữa các sản phẩm của các hãng khác nhau.
3.1 Bộ giao thức H.323 :
H.323: là giao thức được phát triển bởi ITU-T ( International Telecommunication Union Telecommunication Standardization Sector). H.323 phiên bản 1 ra đời vào khoảng năm 1996 và 1998 phiên bản thế hệ 2 ra đời. H.323 ban đầu được sử dụng cho mục đích truyền các cuộc hội thoại đa phương tiện trên các mạng LAN, nhưng sau đó H.323 đã tiến tới trở thành 1 giao thức truyền tải VoIP trên thế giới. Giao thức này chuyển đổi các cuộc hội thoại voice, video, hay các tập tin và các ứng dụng đa phương tiện cần tương tác với PSTN. Là giao thức chuẩn, bao trùm các giao thức trước đó như H.225,H.245, H.235,

2. Các kiểu kết nối sử dụng VoIP
2.1 Computer to Computer:
Với 1 kênh truyền Internet có sẵn, Là 1 dịch vụ miễn phí được sử dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Chỉ cần người gọi (caller) và người nhận ( receiver) sử dụng chung 1 VoIP service (Skype,MSN,Yahoo Messenger,…), 2 headphone + microphone, sound card . Cuộc hội thoại là không giới hạn.
2.2 Computer to phone:
Là 1 dịch vụ có phí. Bạn phải trả tiền để có 1 account + software (VDC,Evoiz,Netnam,…). Với dịch vụ này 1 máy PC có kết nối tới 1 máy điện thoại thông thường ở bất cứ đâu ( tuỳ từng trường hợp phạm vi cho phép trong danh sách các quốc gia mà nhà cung cấp cho phép). Người gọi sẽ bị tính phí trên lưu lượng cuộc gọi và khấu trừ vào tài khoản hiện có.
Ưu điểm : đối với các cuộc hội thoại quốc tế, người sử dụng sẽ tốn ít phí hơn 1 cuộc hội thoại thông qua 2 máy điện thoại thông thường. Chi phí rẻ, dễ lắp đặt Nhược điểm: chất lượng cuộc gọi phụ thuộc vào kết nối internet + service nhà cung cấp
2.3 Phone to Phone:
Là 1 dịch vụ có phí. Bạn không cần 1 kết nối Internet mà chỉ cần 1 VoIP adapter kết nối với máy điện thoại. Lúc này máy điện thoại trở thành 1 IP phone.
3. Các thành phần trong mạng VoIP:
Các thành phần cốt lõi của 1 mạng VoIP bao gồm: Gateway, VoIP Server, IP network, End User Equipments
Gateway: là thành phần giúp chuyển đổi tín hiệu analog sang tín hiệu số (và ngược lại).
VoIP gateway : là các gateway có chức năng làm cầu nối giữa mạng điện thoại thường ( PSTN ) và mạng VoIP.
VoIP GSM Gateway: là các gateway có chức năng làm cầu nối cho các mạng IP, GSM và cả mạng analog.
VoIP server : là các máy chủ trung tâm có chức năng định tuyến và bảo mật cho các cuộc gọi VoIP .Trong mạng H.323 chúng được gọi là gatekeeper. Trong mạng SIP các server được gọi là SIP server.
Thiết bị đầu cuối (End user equipments ) :Softphone và máy tính cá nhân (PC) : bao gồm 1 headphone, 1 phần mềm và 1 kết nối Internet. Các phần mềm miễn phí phổ biến như Skype, Ekiga, GnomeMeeting, Microsoft Netmeeting, SIPSet, ..
Điện thoại truyền thông với IP adapter: để sử dụng dịch vụ VoIP thì máy điện thoại thông dụng phải gắn với 1 IP adapter để có thể kết nối với VoIP server. Adapter là 1 thiết bị có ít nhất 1 cổng RJ11 (để gắn với điện thoại) , RJ45 (để gắn với đường truyền Internet hay PSTN) và 1 cổng cắm nguồn.
IP phone : là các điện thoại dùng riêng cho mạng VoIP. Các IP phone không cần VoIP Adapter bởi chúng đã được tích hợp sẵn bên trong để có thể kết nối trực tiếpvới các VoIP server
4. Các định nghĩa liên quan đến VOIP
VoIP – Voice over Internet Protocol (còn gọi là IP Telephony, Internet telephony và Digital Phone) – là hình thức truyền các cuộc đàm thoại qua Internet hay các mạng IP khác.
SIP – Session Initiation Protocol (Giao thức Khởi tạo Phiên) – là một giao thức phát triển bởi IETF MMUSIC Working Group và là tiêu chuẩn đề xuất cho việc khởi tạo, sửa đổi và chấm dứt một phiên tương tác người dùng bao gồm các thành tố đa phương tiện như phim, tiếng nói, tin nhắn nhanh, trò chơi trực tuyến và thực tại ảo.
PSTN – the public switched telephone network (mạng chuyển mạch điện thoại công cộng) – là nơi tập trung các mạng điện thoại chuyển mạch trên thế giới, cũng tương tự như Internet là nơi tập trung các mạng chuyển mạch gói IP công cộng trên thế giới.
ISDN – Integrated Services Digital Network (Mạng Tích hợp Dịch vụ Số) – là một loại hệ thống mạng điện thoại chuyển mạch, được thiết kế để cho phép truyền ở dạng số (ngược với tương tự) tiếng nói và dữ liệu qua dây điện thoại bằng đồng thông thường, đem lại chất lượng và kết quả cao hơn so với các hệ thống tương tự.
PBX – Private Branch eXchange (Tổng đài Chi nhánh Riêng - còn gọi là Private Business eXchange – Tổng đài Công ty Riêng) – là một tổng đài điện thoại sở hữu bởi công ty tư nhân, ngược với tổng đài được sở hữu bởi công ty truyền dữ liệu hay công ty điện thoại.
IVR – Trong ngành điện thoại, Interactive Voice Response (Phản hồi Tiếng nói Tương tác) – là một hệ thống bằng máy tính cho phép người ta, thường là người gọi điện thoại, chọn từ một bảng chọn dạng tiếng nói hay giao diện khác với một hệ thống máy tính.
DID – Direct Inward Dialing (Quay số vào Trực tiếp – còn gọi là DDI ở châu Âu) là một chức năng được công ty điện thoại cung cấp để sử dụng với hệ thống PBX của khách hàng, trong đó công ty điện thoại cấp phát một dải số, tất cả những số này đều nối với hệ thống PBX của khách hàng.
RFC – Request for Comments (Yêu cầu Nhận xét – số nhiều là RFCs) là một trong một loạt các tài liệu và tiêu chuẩn thông tin Internet được đánh số được các phần mềm.
Những điểm thuận lợi của VoIP so với PSTN.
Khi bạn dùng đường truyền PSTN,bạn phải trả cho thời gian sử dụng cho nhà cung cấp dịch vụ PSTN: sử dụng càng nhiều bạn phải trả càng nhiều.Thêm vào đó bạn không thể nói với người khác tại cùng thời điểm.
Với kỹ thuật VoIP, bạn có thể nói chuyện toàn thời gian với người bạn muốn(điều cần thiết là những người khác cũng phải kết nối internet tại cùng thời điểm),cho đến khi nào bạn muốn(không phụ thuộc vào chi phí) và thêm vào đó,bạn có thể nói chuyện với nhiều người tại cùng một thời điểm. Trước đây khi dựa vào giao tiếp thoại trên PSTN,trong suốt kết nối giữa hai điểm,đường kết nối chỉ dành riêng cho bên thực hiện cuộc gọi.Không có thông tin khác có thể truyền qua đường truyền này mặc dù vẫn thừa lượng băng thông sẵn dùng.
Nhưng ngày nay, điều đó đã không còn là vấn đề nữa, với sự phát triển nhanh chóng và được sử dụng rộng rãi của IP,chúng ta đã tiến rất xa trong khả năng giảm chi phí trong việc hỗ trợ truyền thoại và dữ liệu.Giải pháp tích hợp thoại vào mạng dữ liệu,và cùng hoạt động bên cạnh với hệ thống PBX hiện tại hay những thiết bị điện thoại khác đã đơn giản cho việc mở rộng khả năng thoại cho những vị trí ở xa.Traffic thoại thực chất sẽ được mang tự do(free)bên trên cơ sở hạ tầng và thiết bị phần cứng có sẵn.
Lợi ích của VoIP.
Một trong những tiên ích đáng kể nhất là giá thấp. Vì điện thoại IP truyền qua tài nguyên internet nên giá thành rất rẻ so với điện thoại PSTN. Đối với các công ty, việc chuyển sang dùng VoIP là một giải pháp giúp giảm thiểu cước phí điện thoại, nhất là điện thoại quốc tế, điện thoại đường dài. Hiện tại trong các công ty đều tồn tại 2 mạng, mạng điện thoại và mạng máy tính (intranet+internet). Việc quản lý 2 mạng này độc lập cũng dẫn đến nhiều tốn kém. Nếu chuyển sang dùng giải pháp VoIP thì công ty sẽ giảm chí phí cho vi...

CHƯƠNG II: CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG, NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ CÁC BỘ GIAO THỨC
1. VoIP hoạt động như thế nào?
Khi nói vào ống nghe hay microphone, giọng nói sẽ tạo ra tín hiệu điện từ, đó là những tín hiệu analog. Tín hiệu analog được chuyển sang tín hiệu số dùng thuật toán đặc biệt để chuyển đổi. Những thiết bị khác nhau có cách chuyển đổi khác nhau như VoIP phone hay softphone, nếu dùng điện thoại analog thông thường thì cần một Telephony Adapter (TA). Sau đó giọng nói được số hóa sẽ được đóng vào gói tin và gởi trên mạng IP.
Trong suốt tiến trình một giao thức như SIP hay H323 sẽ được dùng để điểu khiển (control) cuộc gọi như là thiết lập, quay số, ngắt kết nối… và RTP thì được dùng cho chức năng đảm bảo độ tin cậy và duy trì chất lượng dịch vụ trong quá trinh truyền.
1.1 Số hóa tín hiệu Analog
Biểu diễn tín hiệu tương tự(analog) thành dạng số (digital) là công việc khó khăn. Vì bản thân dạng âm thanh như giọng nói con người ở dạng analog do đó cần một số lượng lớn các giá trị digital để biểu diễn biên độ (amplitude), tần số(frequency) và pha (phase), chuyển đổi những giá trị đó thành dạng số nhị phân(zero và one) là rất khó khăn. Cần thiết cần có cơ chế dùng để thực hiện sự chuyển đổi này và kết quả của sự phát triển này là sự ra đời của những thiết bị được gọi là codec (coder-decoder) hay là thiết bị mã và giải mã.
Tín hiệu đện thoại analog (giọng nói con người) được đặt vào đầu vào của thiết bị codec và được chuyển đổi thành chuỗi số nhị phân ở đầu ra. Sau đó quá trình này thực hiện trở lại bằng cách chuyển chuỗi số thành dạng analog ở đầu cuối, với cùng qui trình codec.
Có 4 bước liên quan đến quá trình số hóa(digitizing) một tín hiệu tương tự(analog):
Lấy mẫu (Sampling)
Lượng tử hóa (Quantization)
Mã hóa (Encoding)
Nén giọng nói (Voice Compression)
Multiplexing: Ghép kênh là qui trình chuyển một số tín hiệu dồng thời qua một phương tiện truyền dẫn.
PAM(pulse-amplitude modulation)- điều chế biên độ xung
TDM(Time Division Multiplexing)-Ghép kênh phân chia theo thời gian:phân phối khoảng thời gian xác định vào mỗi kênh, mỗi kênh chiếm đường truyền cao tốc trong suốt một khaỏng thời gian theo định kì.
FDM(Frequency Division Multiplexing)-Ghép kênh phân chia theo tần số: Mỗi kênh được phân phối theo một băng tần xác định, thông thường có bề rộng 4Khz cho dịch vụ thoại.
PCM(Pulse code modulation)- Điều chế theo mã: là phương pháp thông dụng nhất chuyển đổi các tín hiệu analog sang dạng digital ( và ngược lại) để có thể vận chuyển qua một hệ thống truyền dẫn số hay các quá trình xử lý số. Sự biến đổi này bao gổm 3 tiến trình chính: lấy mẫu, lượng tử hoá, mã hoá. Tiến trình này hoạt động như sau:
Giai đoạn đầu tiên cuả PCM là lấy mẫu các tín hiệu nhập (tín hiệu đi vào thiết bị số hoá), nó tạo ra một tuần tự các mẫu analog dưới dạng chuỗi PAM. Các mẫu PAM có dãi biên độ nối tiếp nhau, sau đó phân chia dải biên độ này thành một số giới hạn các khoảng. Tất cả các mẫu với các biên độ nào đó nếu mẫu nào rơi vào một khoảng đặc biệt nào thì được gán cùng mức giá trị cuả khoảng đó. Công việc này được gọi là “lượng tử hoá”. Cuối cùng trong bộ mã hoá, độ lớn của các mẫu được lương tử hoá được biểu diễn bởi các mã nhị phân
Lấy mẫu (Sampling)

Tín hiệu âm thanh trên mạng điện thoại có phổ năng lượng đạt đến 10Khz. Tuy nhiên, hầu hết năng lượng đều tập trung ở phần thấp hơn trong dải này. Do đó để tiết kiệm băng thông trong các hệ thống truyền được ghép kênh theo FDM và cả TDM. Các kênh điện thoại thường giới hạn băng tần trong khoảng từ 300 đến
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Tài liệu về VoIP

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top