Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Chương 1: Yêu cầu khách quan tiếp tục đổi mới quản lý doanh nghiệp thủy nông ở nước ta. 5
1.1. Doanh nghiệp thủy nông - một doanh nghiệp Nhà nước đặc thù. 5
1.1.1. Doanh nghiệp Nhà nước và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân nước ta. 5
1.1.2. Đặc điểm hoạt động và yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN trong nền kinh tế nước ta hiện nay. 10
1.2. Vai trò và đặc điểm của doanh nghiệp thủy nông. 14
1.2.1. Vai trò của doanh nghiệp thủy nông. 14
1.2.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp thủy nông. 21
1.3. Yêu cầu đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thủy nông. 27
1.3.1. Nhận thức về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thủy nông. 27
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thủy nông. 30
1.3.3. Phương hướng đổi mới quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thủy nông. 33
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động của các doanh nghiệp thủy nông trên địa bàn Thanh hoá . 36
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội Thanh hoá có liên quan đến quản lý thủy nông. 36
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên: 36
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội. 38
2.1.3. Tình hình dân số, xã hội. 40
2.2. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống doanh nghiệp thủy nông tỉnh Thanh Hoá. 41
2.3. Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp thủy nông trên địa bàn Thanh hoá. 43
2.3.1. Tình hình cơ sở vật chất - kỹ thuật. 43
2.3.2. Tình hình quản lý tu sửa công trình trong các doanh nghiệp. 46
2.3.3. Kết quả hoạt động tưới tiêu của các doanh nghiệp. 50
2.3.4. Thực trạng về hoạt động tài chính. 53
2.3.5. Thực trạng về tổ chức bộ máy, biên chế các doanh nghiệp. 60
2.3.6. Những tồn tại và vướng mắc lớn trong quản lý ở các doanh nghiệp hiện nay. 61
Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới quản lý các doanh nghiệp thủy nông. 69
3.1. Một số quan điểm đổi mới đối với doanh nghiệp thủy nông. 69
3.1.1. Đổi mới cơ chế quản lý và tổ chức sản xuất phải phục vụ đường lối phát triển kinh tế của Đảng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 69
3.1.2. Đổi mới cơ chế quản lý và tổ chức sản xuất cần chú ý đến đặc thù của công tác thủy nông. 70
3.1.3. Khai thác sử dụng tổng hợp các nguồn nước là nhiệm vụ quan trọng gắn liền với quản lý tài nguyên nưóc và bảo vệ môi trường. 71
3.1.4. Xem xét tính toán hiệu quả trong hoạt động thủy nông phải đảm bảo lợi ích từng vùng, từng địa phương và toàn xã hội. 72
3.1.5. Phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trung ương và địa phương cùng làm đối với công tác thủy nông. 72
3.1.6. Coi trọng mục tiêu kinh tế - xã hội và môi trường trong quản lý khai thác thủy nông. 73
3.2. Các mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế xã hội của các doanh nghiệp thủy nông. 73
3.3. Các giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới quản lý doanh nghiệp thủy nông. 73
3.3.1 Củng cố, nâng cấp hoàn thiện hệ thống công trình thủy lợi trong tỉnh. 74
3.3.2. Sắp xếp củng cố kiện toàn các doanh nghiệp thủy nông trong tỉnh. 76
3.3.3. Đổi mới hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính 80
3.3.5. Đa dạng hoá, xã hội hoá công tác thủy nông, chuyển dần sang hoạt động sản xuất kinh doanh. 85
3.2.6. Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trên lĩnh vực thủy nông. 88
Kết luận và kiến nghị 91
Danh mục tài liệu tham khảo 93

1. Tính cấp thiết của đề tài:
DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý
hoạt động kinh doanh hay hoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội do
Nhà nước giao. DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu
trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản
lý. DNNN hoạt động kinh doanh là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi
nhuận, còn DNNN hoạt động công ích là doanh nghiệp hoạt động sản xuất cung ứng dịch
vụ hàng hoá công cộng theo chính sách của Nhà nước hay trực tiếp thực hiện nhiệm vụ an
ninh quốc phòng.
Doanh nghiệp khai thác CTTL (Gọi tắt là DNTN) là loại hình doanh nghiệp đặc thù
khác biệt so với loại hình doanh nghiệp khác như: về sản phẩm, hình thái vật chất, giá trị
và giá cả của nó. Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường thì
hoạt động của loại doanh nghiệp này gặp rất nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là do
các hệ thống chính sách quản lý được hình thành từ thời bao cấp. Gần đây Nhà nước đã
ban hành một số chính sách và cơ chế hoạt động cho loại hình doanh nghiệp này và xếp
vào loại hình DNNN hoạt động công ích tuy đã giảm bớt phần khó khăn song vẫn chưa
thoát khỏi cơ chế "xin cho", phần lớn vẫn còn lung túng, mất cân đối về mặt tài chính, thu
không đủ chi (do thu thủy lợi phí thấp ) gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và đe
doạ đến an toàn CTTL.
Để hoạt động thủy nông cùng với công tác thủy lợi nói chung góp phần tích cực vào
sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp
nông thôn, phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai, thực hiện được mục tiêu của chương
trình an ninh lương thực quốc gia v.v... Các DNTN cần được củng cố và tiếp tục đổi mới
hoàn thiện.
Thanh hoá là một Tỉnh đất rộng người đông, có điều kiện địa lý tự nhiên phức tạp,
nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Các DNTN trong tỉnh đã có nhiều đóng góp quan
trọng trong nền kinh tế đó, để ổn định phát triển kinh tế xã hội được bền vững dưới sự chỉ
đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh
hoá đã và đang quan tâm nhiều đến công tác thủy lợi nói chung và công tác thủy nông nói
riêng, kết quả những năm gần đây tuy đã mang lại hiệu quả rõ rệt phục vụ tốt cho mặt trận
nông nghiệp, công nghiệp đời sống dân sinh và môi trường sinh thái trên địa bàn song so
với nhu cầu phát triển còn đòi hỏi cao hơn. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ các DNTN
trên địa bàn Tỉnh Thanh hoá cũng nằm trong tình trạng chung của các DNTN nói chung là
vẫn gặp khó khăn vướng mắc từ khâu tổ chức quản lý đến cơ chế chính sách tài chính, vấn
đề tiếp tục đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý thủy nông là hết sức cần thiết và cấp bách
hiện nay. Do đó tui chọn đề tài : "Tiếp tục đổi mới quản lý các doanh nghiệp khai thác
công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh hoá" làm đề tài luận án thạc sỹ kinh tế,
chuyên ngành quản lý kinh tế nhằm đáp ứng những đòi hỏi cụ thể mà thực tiễn đang đặt ra
trong lĩnh vực thủy nông ở tỉnh Thanh hoá.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Cho đến nay, trên lĩnh vực quản lý khai thác CTTL ở nước ta đã có một số công
trình nghiên cứu và các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành với nhiều nội dung và
cách tiếp cận khác nhau. Riêng ở Thanh Hóa, chưa có một công trình nào nghiên cứu mang
tính hệ thống dưới dạng luận án khoa học về quản lý thủy nông.
Để thực hiện đề tài, chúng tui tham khảo, kế thừa có chọn lọc những ý tưởng của
các công trình đã được công bố, kết hợp với quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tiễn từ đó
đề xuất ý kiến riêng của mình trên lĩnh vực quản lý thủy nông nói chung và ở Thanh Hóa
nói riêng.
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mục tiêu: Nhằm góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý
thủy nông, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức sản xuất, hệ thống chính
sách và cơ chế hoạt động nhằm khắc phục các tồn tại vướng mắc hiện nay để nâng cao
hiệu quả quản lý thủy nông góp phần đắc lực vào công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông
nghiệp nông thôn ở Thanh hoá.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Phân tích vai trò, đặc điểm của các DNTN chỉ ra những nét đặc thù của loại hình
doanh nghiệp này.
+ Phân tích đánh giá hiện trạng, rút ra được những kết quả đạt được, những tồn tại
còn vướng mắc và các nguyên nhân của nó.
+ Đề xuất một số giải pháp tiếp tục đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý các doanh
nghiệp thủy nông trên địa bàn Thanh hoá.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các DNTN trên địa bàn Thanh hoá.
- Số liệu nghiên cứu được lấy trong 3 năm gần đây: 1997, 1998, 1999.
- Có tham khảo một số tài liệu khác trong nước và nước ngoài.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Từ phân tích đánh giá tổng kết thực tiễn rút ra những vấn đề có tính lý luận và quan
điểm chung, gắn lý luận với thực tiễn, đồng thời vận dụng tổng hợp các phương pháp
thống kê so sánh với hệ thống báo biểu phục vụ cho mục đích kinh tế.
6. Những đóng góp của luận án:
- Góp phần vào việc bổ xung hoàn thiện cơ chế tổ chức, hoạt động của các DNTN.
- Làm tài liệu nghiên cứu và giúp cho cán bộ quản lý trong lĩnh vực thủy nông một
số cơ sở lý luận và nhận biến để nâng cao năng lực tổ chức quản lý và điều hành trong
doanh nghiệp có hiệu quả kinh tế cao hơn.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương
9 tiết.
- Chương 1: Yêu cầu khách quan tiếp tục yêu cầu quản lý doanh nghiệp thủy nông ở
nước ta hiện nay.
- Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động của các doanh nghiệp thủy nông trên địa
bàn tỉnh Thanh hoá.
- Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới quản lý các
doanh nghiệp thủy nông Chương 1
Yêu cầu khách quan tiếp tục đổi mới quản lý
doanh nghiệp thủy nông ở nước ta.
1.1. Doanh nghiệp thủy nông - một doanh nghiệp Nhà nước đặc thù.
Doanh nghiệp thủy nông ở nước ta chủ yếu là DNNN, nó có vai trò và đặc điểm của
DNNN nói chung và có tính đặc thù riêng, là một loại hình doanh nghiệp công ích, vừa
phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, trước hết là nông nghiệp, vừa phục
vụ mục tiêu xã hội, dân sinh và bảo vệ môi trường sinh thái. Do đó để nghiên cứu đổi mới
quản lý DNTN cần nghiên cứu vấn đề DNNN nói chung, từ đó làm cơ sở cho lý luận
nghiên cứu vai trò, đặc điểm, yêu cầu và nội dung quản lý DNTN.
1.1.1. Doanh nghiệp Nhà nước và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân
nước ta.
DNNN là những cơ sở kinh doanh do Nhà nước sở hữu hoàn toàn hay một phần.
Quyền sở hữu thuộc về Nhà nước là đặc điểm cơ bản nhất để phân biện DNNN với các
doanh nghiệp khác trong nền kinh tế và trong khu vực tư nhân. Đặc trưng này quy định sự
kiểm soát trong một chừng mực nào đó của Chính phủ bao gồm cả sự lãnh đạo, chỉ đạo và
quyền can thiệp vào hoạt động kinh doanh của DNNN.
* Vai trò của DNNN trong nền kinh tế.
Sự ra đời của khu vực DNNN ở các nước trên thế giới từ những lý do khác nhau,
song đều bắt nguồn từ nhu cầu tự nhiên của nền kinh tế với những mục đích khác nhau như
khắc phục những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường, bù đắp những thiếu hụt của khu
vực kinh tế tư nhân... Nói cách khác khu vực DNNN có vai trò quan trọng trong việc bảo
đảm cho Nhà nước thực hiện các chức năng như: điều chỉnh thị trường, ổn định kinh tế vĩ
mô, phát triển kinh tế - xã hội.
Có thể khái quát khu vực DNNN có các vai trò sau:
+ Vai trò kinh tế: vào quỹ dự phòng tài chính của doanh nghiệp. Đây là cách xử lý tình thế, thực chất có
nguồn nhưng không có vốn nên quỹ này không có ý nghĩa kinh tế. Vì vậy cần được
xem xét điều chỉnh cho phù hợp.
- Giá thu thủy lợi phí quá lạc hậu dẫn đến thu không bù đắp chi phí cần thiết tối
thiểu của các doanh nghiệp.
CTTL được hình thành từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước và sự đóng góp của nhân
dân. Các DNTN được giao nhiệm vụ quản lý khai thác phục vụ sản xuất và đời sống xã
hội. Trong cả nước hàng năm cung cấp hàng chục tỷ m3 nước phục vụ cho trên 6 triệu ha
gieo trồng lúa, màu, cây công nghiệp, sản xuất công nghiệp... Để đảm bảo cho các hệ
thống công trình được vận hành an toàn hàng năm cần có khoảng 1.200 - 1.500 tỷ
đồng để duy tu bảo dưỡng và quản lý (chưa tính đến yêu cầu nâng cấp khôi phục công
trình hư hỏng do sử dụng lâu ngày và do thiên tai gây ra). Trước đây các khoản chi phí này
được Nhà nước bao cấp, các doanh nghiệp thực hiện theo chế độ thực thanh thực chi. Để
có nguồn bù đắp một phần chi phí, giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, nâng cao
trách nhiệm của người dùng nước, trách nhiệm tiết kiệm chi phí ở các doanh nghiệp, Nhà
nước đã có chủ trương thu thủy lợi phí và thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong các
DNTN. Năm 1962 Hội đồng Chính phủ đã ban hành nghị định 66 CP quy định điều lệ thu
thủy lợi phí, mức thu thấp và số thủy lợi phí thu được không đáng kể. Ngày 25 tháng 8
năm 1984 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành nghị định 112 /HĐBT thay
thế cho nghị định 66 CP quy định mức thu thủy lợi phí mới tính theo tỷ lệ phần trăm sản
lượng lúa bình quân trong 3 năm 1981 - 1983. Trong mức thu của nghị định đã khẳng định
"... tạm thời chưa trích khấu hao cơ bản của công trình đất xây đúc và các loại máy bơm
lớn, xem đây như một khoản trợ cấp của Nhà nước đốivới nông nghiệp, khi cần trang bị
thêm hay thay thế Nhà nước sẽ cấp trực tiếp không qua kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản
hàng năm". Ngày 31 tháng 8 năm 1994 Quốc hội đã ban hành pháp lệnh bảo vệ và khai
thác CTTL, nội dung cũng khẳng định về chính sách thủy lợi phí, coi thủy lợi phí là một
nguồn thu chủ yếu của các DNTN.
Qua một thời gian dài thực hiện thu thủy lợi phí theo nghị định, theo số liệu điều tra
của Cục quản lý nước và CTTL thì cả nước năm 1986 thu được 141.171 tấn thóc, năm
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

ha1108198805

New Member
Re: [Free] Luận án Tiếp tục đổi mới quản lý các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh hoá

cho em xin link voi ak!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
V Phương hướng tiếp tục đổi mới công tác KHH ở nước ta trong thời gia tới Kiến trúc, xây dựng 0
T Phương hướng tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân ở Việt Nam phát tr Kiến trúc, xây dựng 0
N Những giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới và phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Luận văn Kinh tế 0
M Phương hướng, kiến nghị và biện pháp tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước Luận văn Kinh tế 0
I Tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qua nghiên cứu thực tiễn ở t Văn hóa, Xã hội 0
T Tiếp tục đổi mới câu hỏi dạy học truyện ngắn " Thuốc" của Lỗ Tấn cho học sinh lớp 12 : Luận văn ThS. Luận văn Sư phạm 0
T [Free] Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Những đổi mới trong công tác KHH ở Việt Nam và những phương hướng tiếp tục đổi mới công tác K Tài liệu chưa phân loại 0
T Mục tiêu và phương hướng tiếp tục đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiếp tục sắp xếp, đổi mới quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top