Download miễn phí Luận văn Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay





MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ 7
1.1. Chính quyền cấp xã và vị trí, vai trò của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã 7
1.2. Khái niệm, đặc điểm và tiêu chí đánh giá năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã 15
1.3. Yêu cầu khách quan của việc nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã 28
Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ Ở TỈNH HÀ TĨNH 41
2.1. Lịch sử hình thành, đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã 41
2.2. Thực trạng năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh 49
2.3. Nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế về năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh 60
Chương 3: MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ Ở TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY 64
3.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh 64
3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay 67
KẾT LUẬN 84
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC 91
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa các phương pháp. Có những nơi CBCC thiên về phương pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức XHCN mà đối tượng quản lý không tự giác thực hiện mà không áp dụng phương pháp hành chính để đối tượng thực hiện; không sử dụng phương pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức XHCN mà lại áp dụng ngay phương pháp hành chính mang tính mệnh.lệnh đơn phương nhằm bắt buộc nhân dân thực hiện. Chưa kịp thời nêu gương và động viên khen thưởng đối với "người tốt việc tốt", chưa phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa cá nhân, hiện tượng tham nhũng, thói vô trách nhiệm, tư tưởng cục bộ, địa phương chủ nghĩa, chưa nắm bắt được diễn biến tâm lý của đồng nghiệp, của cộng đồng dân cư; có những cán bộ thực hiện điều tra, kiểm soát, thu thập thông tin không kiên quyết, trung thực dẫn tới ra các quyết định không phù hợp với thực tế, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.
Kỹ năng và phương pháp quản lý nhà nước như trên đã dẫn đến năng lực quản lý nhà nước của CBCC ở cơ sở thấp.
1.3.4.3. Thực trạng về phẩm chất đạo đức
Đa số CBCC chính quyền cấp xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có lối sống trong sạch, giản dị, quan tâm chăm lo đến sự nghiệp chung. Nhưng có một bộ phận không nhỏ cán bộ cơ sở do tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, đã có biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức: Sống xa dân, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, mất dân chủ, tham nhũng, lãng phí, lợi dụng chức quyền làm trái các nguyên tắc quản lý, bán sang nhượng đất trái phép, tham ô công quỹ, tiền xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình, dự án do nhà nước đầu tư ở cơ sở, thậm chí bớt xén, chia nhau tiền đóng góp của nhân dân ủng hộ người cùng kiệt bị thiên tai, lũ lụt... gây tổn hại đến uy tín và làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, có nơi chính quyền đối lập với nhân dân, dân không tin vào cán bộ cơ sở. Một số bộ phận cán bộ có tư tưởng cục bộ, kèn cựa địa vị, ý thức tổ chức, kỷ luật kém, phát ngôn và làm việc tuỳ tiện, gây mất đoàn kết nội bộ.
Với thực trạng về trình độ, kỹ năng, phương pháp quản lý nhà nước, phẩm chất đạo đức nêu trên, yêu cầu khách quan là phải nâng cao năng lực quản lý nhà nước của CBCC chính quyền cấp xã mới đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới, nhiệm vụ mới trong giai đoạn hiện nay.
Kết luận chương 1
CBCC chính quyền cấp xã có vị trí, vai trò rất quan trọng: CBCC chính quyền cấp xã là "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là người gần dân, sát dân, trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của dân, là người trực tiếp vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, là người trực tiếp giải quyết những yêu cầu, thắc mắc về lợi ích chính đáng của nhân dân, là người trực tiếp tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy tính tự quản của cộng đồng dân cư. Trong những năm qua, phát huy vị trí và vai trò của mình, CBCC chính quyền cấp xã đã có những đóng góp lớn vào giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh - quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thực trạng năng lực của CBCC chính quyền cấp xã là chưa ngang tầm với đòi hỏi xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải nâng cao năng lực quản lý nhà nước của CBCC chính quyền cấp xã.
Chương 2
Thực trạng năng lực quản lý nhà nước của Cán Bộ Công Chức chính quyền cấp xã ở tỉnh hà tĩnh
2.1. Lịch sử hình thành, đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh
2.1.1. Lịch sử hình thành
Từ xa xưa, cách đây hàng vạn năm, vùng đất Hà Tĩnh đã có người đến ở. Họ đã tụ cư thành những cộng đồng người ở ven biển, ven sông, chân đồi núi. Họ sinh sống bằng nghề đánh cá, săn bắt thuỷ sản, hái lượm hoa quả cây hoang dại, trồng lúa, chế tạo đồ đá, biết đúc đồng, luyện sắt, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện ra những nơi cư trú của họ ở Thạch Lạc, Thạch Lâm, Thạch Đài, Thạch Vịnh (huyện Thạch Hà); Xuân An, Xuân Giang, Xuân Viên (huyện Nghi Xuân); Đức Đồng, Đức Hoà, Đức Dũng (huyện Đức Thọ) và một số địa điểm dưới chân núi Hồng và núi Nghèn (huyện Can Lộc); Cẩm Thành (huyện Cẩm Xuyên) dọc sông, đồi núi của hai huyện Hương Sơn, Hương Khê.
Thuở vua Hùng dựng nước Văn Lang, Hà Tĩnh thuộc bộ Cửu Đức lúc đó Hà Tĩnh gồm các "kẻ" ở đồng bằng, "động", "sách" ở miền núi, "vạn" ở miền biển và sông. Đó là những vùng quê được hình thành tự nhiên, không phải là đơn vị hành chính, một thực trạng của xã hội Cửu Đức trước khi quân phía Bắc tới xâm chiếm.
Nghìn năm Bắc thuộc và các thời đại sau đó, các tổ chức địa giới hành chính cùng tên gọi luôn thay đổi, mãi cho đến năm 1831 Minh Mạng thứ 12 thì trấn Nghệ Tĩnh tách thành 2 tỉnh: Nghệ An và Hà Tĩnh. Tên Hà Tĩnh bắt đầu có từ đó.
Cách mạng Tháng Tám thành công, các cấp phổ, châu, tổng, thôn đều bị bãi bỏ và thống nhất thành 4 cấp hành chính. Trung ương, tỉnh, huyện, xã. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp còn tồn tại các khu, tỉnh Hà Tĩnh thuộc khu IV. Đến năm 1954 thì cấp khu giải thể [43].
Năm 1976, Hà Tĩnh và Nghệ An nhập lại thành một tỉnh lấy tên là Nghệ Tĩnh. Tháng 8 năm 1991 theo Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 9 thì tỉnh Nghệ Tĩnh chia thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Hiện nay tỉnh Hà Tĩnh có 9 huyện, 2 thị xã, với tổng số 242 xã, 8 phường và 11 thị trấn.
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên
Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ Việt Nam, nằm ở 17053'56''-18046'24'' vĩ độ Bắc và 105010'48'' - 106029'30'' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp 2 tỉnh của nước bạn Lào anh em Khăm-Muộn và Bôlykhămxây, cách thủ đô Hà Nội 350km về phía Nam.
Hình thể Hà Tĩnh gần giống như hình thang lệch, bề rộng phía bắc là 85km, phía nam là 90km, chiều dài theo bờ biển là 137km, dọc theo biên giới Việt - Lào là 143km.
Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên trục đường giao thông quan trọng Bắc - Nam (có 130km đường quốc lộ 1A chạy qua, 80km đường Hồ Chí Minh, đường sắt Thống Nhất). Đặc biệt có đường ngang Đông - Tây (Quốc lộ 8) từ Thị xã Hồng Lĩnh qua cửa khẩu Cầu Treo đến nước bạn Lào và có đường từ khu kinh tế Vũng áng nối với đường Xuyên á: Lào - Đông Bắc Thái Lan - Myama. Hà Tĩnh có cửa khẩu Cầu Treo là nơi giao lưu thương mại với Bắc và Trung Lào. Đặc điểm địa lý trên là tiền đề cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội và hoà nhập tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật với các địa phương trong nước và các nước khác... góp phần tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho CBCC chính quyền cấp xã.
Diện tích tự nhiên của tỉnh...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Giao hàng Tiết Kiệm Luận văn Kinh tế 0
D nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Dịch vụ Giao Hàng Nhanh Luận văn Kinh tế 0
D nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần dược hậu giang đến năm 2010 Văn hóa, Xã hội 0
D Sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết ôn tập môn toán 12 nhằm phát huy tính sáng tạo và nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần May Việt Tiến Quản trị học 0
D Nghiên cứu nâng cao chất lượng điện năng và giảm tổn thất trong lưới điện phân phối, ứng dụng vào lưới điện của công ty điện lực Lào Khoa học kỹ thuật 0
D một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành thép việt nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ quảng cáo trực tuyến admicro Luận văn Kinh tế 0
D Các biện pháp nâng cao chất lượng điện năng trong lưới điện phân phối huyện phú bình Khoa học kỹ thuật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top