malunmalun

New Member

Download miễn phí Luận văn Nâng cao sức cạnh tranh của Pacific airlines trong vận tải hàng không





MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong kinh doanh vận tải hàng không 6
1.1. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 6
1.2. Đặc điểm cạnh tranh trong thị trường vận tải hàng không dân dụng 18
1.3. Kinh nghiệm nâng cao sức cạnh tranh của một số hãng hàng không và bài học rút ra 23
Chương 2: Thực trạng cạnh tranh của Pacific airlines trên thị trường vận tải hàng không 32
2.1. Khái quát về Pacific airlines 32
2.2. Phân tích tình hình cạnh tranh của Pacific airlines 46
Chương 3: Một số định hướng và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của Pacific airlines trong vận tải hàng không nội địa 64
3.1. Xu hướng phát triển của các hãng hàng không trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và mục tiêu phát triển của Pacific airlines 64
3.2. Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của Pacific airlines 80
KẾT LUẬN 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n chỉ chiếm 38,26% (trong khi các hãng tiên tiến tỷ lệ này chiếm khoảng 60-70%), đây chính là đội ngũ chủ lực quyết định sự khởi sắc của Pacific airlines. Do đó, đơn vị nên tiếp tục đào tạo huấn luyện với đội ngũ chuyên môn cao, từng bước đáp ứng với các cơ chế quản lý mới, tiếp cận dần trình độ quốc tế.
2.1.6. Kết quả kinh doanh của Pacific airlines
Về sản lượng vận tải: Tổng số chuyến bay tăng 6,88%/ năm và đạt 4.653 người năm 2005, số lượng khách vận chuyển tăng 2,6%/năm và đạt 714.665 hành khách - kilomet năm 2005 (xem bảng 2.5).
Bảng 2.5: Một số kết quả đạt được của Pacific airlines 2001-2005
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
Số chuyến bay
Chuyến
3.568
3.930
3.743
4.078
4.653
Số ghế cung ứng
Ghế
722.879
728.778
653.496
673.897
771.009
Lượng khách vận tải
Người
504.200
546.009
470.705
493.135
557.665
Khối lượng khách – kilômét
1000
Khách/km
686.015
727.620
631.916
636.228
714.665
Lượng hàng hóa
Tấn
13.892
16.150
12.778
11.080
8.101
Khối lượng tấn - kilômét hàng hóa
1000
Tấn/km
18.750
22.450
17.009
14.080
10.495
Nguồn: Báo cáo Pacific airlines năm 2001- 2006.
Theo số liệu của bảng 2.5, Pacific airlines đã dần phục hồi sau sự sụt giảm mạnh giai đoạn 2003 - 2004.
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng khối lượng vận tải của Pacific airlines
Số chuyến bay
Lượng khách
Số ghế
Lượng hàng
Nguồn: Báo cáo Pacific airlines năm 2001- 2006.
Qua biểu đồ ta thấy, vận tải hàng hóa giảm dần qua các năm, lượng hàng hoá năm 2005 giảm gần 27% so với năm 2004, thấp hơn rất nhiều so với năm 2002.
Về doanh thu: Qua báo cáo kiểm toán 31/12/2005 và 6 tháng đầu năm 2006 doanh thu bắt đầu tăng. Tại thời điểm Bộ tài chính tiếp nhận, Pacific airlines đã bị lỗ lũy kế 360 tỷ đồng. Năm 2005, giá nguyên liệu luôn biến động tăng và giữ ở mức cao nhất (khoảng 30% trong cơ cấu chi phí ) so với nhiều năm qua, điều này gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty (bảng 2.6).
Bảng 2.6: Một số kết quả đạt được của Pacific airlines năm 2002-2006
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
6 tháng đầu năm 2006
Doanh thu (triệu VND)
705.635
659.324
732.429
800.63
471.496
Tốc độ phát triển (liên hoàn) (%)
-6.56
11.09
9.31
Nguồn: Báo cáo của Pacific airlines năm 2006.
Về thị phần: Nhìn chung Pacific chiếm thị phần còn nhỏ. Trong vài năm gần đây, do làm ăn thua lỗ và nợ nần lớn nên thị phần của Công ty có xu hướng giảm. Số liệu thống kê của Công ty cho thấy, những năm 2000, thị phần của Công ty chiếm từ khoảng 20%, nhưng đã tụt giảm xuống khoảng 15% trong mấy năm gần đây.
Bảng 2.7: Thị phần vận tải hành khách theo tuyến bay của Pacific airlines, 2001-2005
Tuyến bay
2001
2002
2003
2004
2005
SGN – HAN – SGN
27,3
26,0
23,8
21,4
25,5
SGN – DAD – SGN
16,7
19,9
4,9
19,4
17,7
SGN – TPE – SGN
13,4
12,6
11,3
8,7
8,8
SGN – KHH – SGN
58,7
51,3
47,7
38,0
38,9
Nguồn: Báo cáo của Phòng thương mại Pacific airlines, 2001-2005.
Thị phần tuyến nội địa của Pacific airlines có nhiều biến động trong những năm qua. Tuyến SGN - DAD sẽ tăng cùng với việc tăng chuyến bay theo kế hoạch 2006 - 2007. Thị phần trên tuyến quốc tế giảm mạnh, như tuyến SGN - KHH giảm từ 58,7% xuống còn 38,9%; tuyến SGN - TPE giảm từ 13,4% xuống còn 8,8% (bảng 2.7).
2.1.7. Một số nhận xét về thực trạng kinh doanh của Pacific airlines
Sau hơn 10 năm hoạt động, con số tiền lỗ đã hơn 360 tỉ so với vốn pháp định 56 tỉ, đây là gánh nặng với các cổ đông Pacific airlines. Trong khoảng thời gian từ 2001 - 2003, tình hình thế giới có nhiều biến động, ảnh hưởng không tốt đến hàng không như sự kiện 11.9, chiến tranh Iraq, SARS, cúm gia cầm, giá dầu leo thang… Những biến động này đã khiến các hãng hàng không thế giới thiệt hại nặng, Pacific airlines bị thiệt hại khoảng trên dưới 100 tỷ đồng.
Một trong những nguyên nhân khiến tình trạng thua lỗ ngày càng trầm trọng là: Vốn ít mà Pacific airlines lại quyết định đầu tư vào các đường bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Cao Hùng, Đài Bắc, Singapore. Ngay những hãng lớn, việc mở đường bay mới cũng phải chấp nhận lỗ hơn 6 tháng, còn Pacific airlines vốn ít, thuê hai máy bay vào giữa năm 2001 là thời điểm “giá máy bay đang lên cao ở thị trường thế giới”, lại phải ganh đua ở đường bay cạnh tranh cao, chỉ trong thời gian ngắn đã phải rút lui và chỉ riêng quyết định này đã làm cho công ty thiệt hại 100 tỷ đồng. Một sai lầm khác của Pacific airlines là đã đưa ra những dự báo sai lầm về thị trường. Công ty đã tuyển hàng loạt nhân viên để đáp ứng sự tăng trưởng mới, nên lực lượng lao động này vô tình đã trở thành một gánh nặng cho doanh nghiệp và cản trở quá trình tái cơ cấu lại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bộ máy vận hành của Pacific airlines cũng “chưa được hoàn thiện”.
Về vốn và tài sản: Sau khi được chấn chỉnh, Pacific airlines khống chế và khoản lỗ đã bắt đầu thu hẹp. Song nguồn vốn của hãng khá nhỏ bé, chi phí thuê máy bay cao đã gây khó khăn cho việc Pacific airlines “bay lên”.
Về nguồn nhân lực: Pacific airlines đang đẩy mạnh công tác thu hút nhân tài, huấn luyện và đào tạo, nhất là nguồn nhân lực quản trị kinh doanh hạn chế như hiện nay.
Về chất lượng sản phẩm: Theo đánh giá của khách hàng là chưa tốt, tỷ lệ sai sót khá cao mà chủ yếu là ở khâu dịch vụ mặt đất. Mặc dù Pacific airlines đã có những cải thiện đáng kể nhưng chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định.
Chính sách giá: Đối với các tuyến bay quốc nội, hiện do Nhà nước ấn định giá trần nên chưa mềm dẻo, linh hoạt. Với các tuyến bay quốc tế, có một số mức giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh, nhưng do hạn chế về tài chính nên vẫn còn yếu kém về mức độ linh hoạt.
Dịch vụ giải trí trên chuyến bay luôn được khách hàng chú ý, nhưng chỉ là báo, tạp chí và còn khá ít, không thống nhất trong cùng mạng bay.
Hệ thống điện thoại đặt giữ chỗ hiện nay bị quá tải, đặc biệt vào những giờ cao điểm, hầu như khách hàng phải chờ lâu mới có được thông tin về chuyến bay hay đặt chỗ.
Quầy thủ tục gây mất nhiều thời gian cho khách, nhất là khách đi công vụ, chưa có quầy thủ tục riêng biệt cho từng đối tượng khách.
Tình trạng khách đã có vé và chỗ trên chuyến bay đã được xác nhận trên vé, nhưng thực tế chỗ trên chuyến bay của khách đã bị hủy vẫn xảy ra. Điều này gây bất mãn cho khách, nhất là tình trạng chậm và hủy chuyến cũng chưa có sự đền bù một cách thỏa đáng.
Đội ngũ tiếp viên có sự thân thiện, nhã nhặn và nhiệt tình. Phần lớn chiếm được cảm tình của khách.
Hệ thống phân phối: Pacific airlines có hai kênh phân phối chính là kênh phân phối tại thị trường Việt Nam và kênh phân phối tại thị trường nước ngoài, đang nghiên cứu sử dụng kênh phân phối qua mạng Internet. Với xu thế phát triển của ngành dịch vụ, hình thức mua vé qua Internet, và đại lý có xu hướng tăng, tỷ lệ hoa hồng đại lý được hưởng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh, nhưng hiệu quả hoạt động của đại lý chưa được phát huy.
Hoạt động quảng cáo khuyến mãi: Pacific airlines tích cực trong các hoạt động công ích, tài trợ và ủng hộ để gắn chặt mối quan hệ với khách hàng và mong muốn nhận được sự t...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh ở khách sạn Hoà Bình trong nền kinh tế thị trường Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm nông sản của Việt Nam vào thị trường M Luận văn Kinh tế 0
P Một số đề xuất nhằm nâng cao sức cạnh tranh của thương hiệu trong quá trình hội nhập Luận văn Kinh tế 0
H Khảo sát về vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của công ty dược phẩm TWI trong nên kinh tế thị trường Luận văn Kinh tế 0
V Thực trạng nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công ty sản xuất - Xuất nhập khẩu dệt may trên t Luận văn Kinh tế 0
H Một số ý kiến nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Công ty Cơ Khí Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
M Một số kinh nghiệm của các nước bạn trong vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trong quá trìn Luận văn Kinh tế 0
Q Một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường Luận văn Kinh tế 0
A Phương hướng về giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ Công nghiêp Luận văn Kinh tế 0
C Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Dệt may trên th Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top