gvr_vergil

New Member
Link tải miễn phí luận văn


Quá trình cung ứng các nguồn vốn cho hoạt động của các doanh nghiệp được gọi là sự
tài trợ, bao gồm toàn bộ các hoạt động tạo nguồn và đảm bảo các nguồn lực tài chính để
doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Như vậy tài trợ ở đây khác với hoạt động tài trợ mang
tính trợ cấp, trợ giúp hay cho không.
Vốn là điều kiện không thể thiếu để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành hoạt
động sản xuất kinh doanh. Trong mọi loại hình doanh nghiệp, vốn phản ánh nguồn lực tài
chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Trong điièu kiện kinh tế thị trường, các cách huy động vốn của doanh nghiệp
đựoc đa dạng hóa. Tùy theo điều kiện phát triển của thị trường tài chính của một quốc gia,
tùy theo loại hình của doanh nghiệp và các đặc điểm hoạt động kinh doanh mà mỗi doanh
nghiệp có cách tạo vốn và huy động vốn khác nhau.
Vì vậy để lựa chọn được nguồn vốn và cách huy động vốn phù hợp có ý nghĩa
rất quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Xuất phát từ ý nghĩa thực
tiễn đó em đã chọn đề tài: “Nguồn vốn và phương thức huy động vốn của doanh
nghiệp”. Đề tài gồm có hai chương:
Chương I: Cơ sở lý luận chung.
Chương II: Thực trạng và giải pháp.

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
A. TỔNG QUAN VỀ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
Trong mọi doanh nghiệp, vốn đều bao gồm hai bộ phận: Vốn chủ sở hữu và nợ. Mỗi
bộ phận này được cấu thành bởi nhiều khoản mục khác nhau tùy theo tính chất của
chúng.Tuy nhiên, việc lựa chọn nguồn vốn trong các doanh nghiệp khác nhau sẽ không
giống nhau, nó phụ thuộc vào một loạt các nhân tố như:
-Trạng thái của nền kinh tế.
-Ngành kinh doanh hay lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

-Quy mô và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
-Trình độ khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý.
-Chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư của doanh nghiệp.
-Thái độ của chủ doanh nghiệp.
-Chính sách thuế…
B. CÁC NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG
I. VỐN CHỦ SỞ HỮU
Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp: bao gồm phần vốn
chủ doanh nghiệp bỏ vào đầu tư kinh doanh và phần hình thành từ kết quả trong hoạt động
kinh doanh.
1. Vốn góp ban đầu
Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ doanh nghiệp cũng phải có một số vốn ban
đầu nhất định do cổ đồng_ chủ sở hữu góp. Khi nói đến nguồn vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp bao giờ cũng phải xem xét hình thức sở hữu của doanh nghiệp đó. Vì hình thức sở
hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bản thân doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp Nhà nuớc, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của Nhà nước,
chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước là Nhà nước.
Đối với các doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải có một số
vốn ban đầu cần thiết để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp. Chẳng hạn, đối với công ty
cổ phần, vốn góp của các cổ đông đóng góp là yếu tố quyết định để hình thành công ty.
Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty và chịu trách nhiệm hữu hạn trên giá trị cổ
phần mà họ nắm giữ. Trong các loại hình doanh nghiệp khác như công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nguồn vốn cũng tương tụ
như trên; tức là vốn có thể do chủ nhân bỏ ra, do các bên tham gia, các đối tác góp...
2. Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia
Nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận không chia là một phần lợi nhuận dùng để tái đầu tư.
Quy mô vốn góp ban đầu của chủ doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên,
thông thường, số vốn này cần được tăng theo quy mô phát triển của doanh nghiệp. Trong
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì
doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để tăng trưởng nguồn vốn.
- Đối với doanh nghiệp Nhà nước thì việc tái đầu tư phụ thuộc không chỉ vào khả
năng sinh lời của bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào chính sách tái đầu tư của
Nhà nước.
- Đối với công ty cổ phần: khi công ty để lại một phần lợi nhuận vào tái đầu tư, tức là
không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần, các cổ đông không được nhân tiền lãi cổ
phần nhưng bù lại, họ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của công ty. Điều này một
mặt, khuyến khích các cổ đông giữ cổ phiếu lâu dài, nhưng mặt khác, dễ làm giảm tính hấp
dẫn của cổ phiếu trong thời kỳ trước mắt do cổ đông chỉ nhận được một phần cổ tức nhỏ
hơn.
Vốn góp ban đầu và lợi nhuận không chia được gọi là hình thức tự tài trợ của doanh
nghiệp. Hình thức này có một số ưu nhược điềm sau:
* Ưu điểm:
- Doanh nghiệp không bị phụ thuộc vào bên ngoài (Ngân hàng...)
- Tăng khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp
- Giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong các quan hệ tín dụng tại các ngân hàng, tổ
chức tín dụng hay với các cổ đông.
- Nguồn lợi nhuận để lại có tác động rất lớn đến nguồn vốn kinh doanh, tạo cơ hội cho
công ty thu được lợi nhuận cao hơn trong các năm tiếp theo.
* Nhược điểm:
Khi doanh nghiệp không trả cổ tức cho cổ đông mà giữ lại lợi nhuận có thể làm cho
giá cổ phiếu trên thị trường giảm, ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp.
Thực tế ở Việt Nam, do TTCK VN được thành lập rất muộn so với các nước, nên nhà
đầu tư chưa có kinh nghiệm và trình độ cao trong đầu tư, bên cạnh đó lại chủ yếu là các
nhà đầu tư ngắn hạn.Nếu công ty cổ phần niêm yết không thanh toán cổ tức lập tức sẽ có sự
phản ứng tức thời trên thị trường, giá cổ phiếu sẽ giảm. Vì thế, nguồn tài trợ từ nguồn lợi
nhuận giữ lại của các công ty cổ phần hiện nay chưa được quan tâm xem xét đúng mức.
Trên TTCK Mỹ, các cổ phiếu như Microsoft từ trước đến nay không thanh toán cổ tức cho

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K Nâng cao hiệu quả của các Dự án đầu tư công từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
C Tăng cường đảm bảo nguồn vốn của Công ty Cổ phần đầu tư và tư vấn Tài chính Dầu khí Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
M Những giài pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thứ Công nghệ thông tin 0
T Chiến lược huy động và phát triển nguồn vốn tại sở giao dịch I ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam Công nghệ thông tin 0
B Hoàn thiện kế toán nguồn vốn chủ sở hữu và tình hình quản lý, sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu ở Tổng công ty Giấy Việt Nam Luận văn Kinh tế 3
F Một số giải pháp Việt Nam cần thực hiện nhằm tăng cường khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI Luận văn Kinh tế 0
P Những chính sách của Nhà nước đối với đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư phát triển Giáo dục và Đào tạo – Luận văn Kinh tế 0
J Thực trạng và một số giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
C Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho đầu tư phát triển Luận văn Kinh tế 0
A Một số giải pháp để tăng cường huy động và sử dụng các nguồn vốn trong nước Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top