COBE_THIENTHACH

New Member

Download miễn phí Luận văn Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với việc phát triển làng nghề tại tỉnh Quảng Nam





MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
1.1. Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đặc điểm hoạt động của nó trong nền kinh tế thị trường
1.2. Làng nghề ở Quảng Nam và vai trò của tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với sự phát triển làng nghề
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢNG NAM TRONG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
2.1. Khả năng phát triển làng nghề ở tỉnh Quảng Nam và nhu cầu về vốn cho sự phát triển của nó
2.2. Tình hình hoạt động của tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam phục vụ phát triển làng nghề trên địa bàn
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢNG NAM NHẰM PHỤC VỤ CÓ HIỆU QUẢ VIỆC PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN
3.1. Phương hướng đổi mới tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam nhằm phục vụ phát triển làng nghề
3.2. Giải pháp tiếp tục đổi mới hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam nhằm phục vụ có hiệu quả việc phát triển làng nghề trên địa bàn
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
 
 
6
 
6
 
25
 
 
 
40
 
40
 
 
54
 
 
 
 
75
 
75
 
 
82
100
102
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

u cầu, có số hộ đạt 30% trở lên so với tổng số hộ của làng, thu nhập chiếm trên 35% tổng thu nhập của làng. Sự phát triển làng nghề ở Quảng Nam góp phần giải quyết một lực lượng lao động với gần 25.000 người và đã đạt được tổng doanh thu mỗi năm của các làng nghề gần 200 tỷ đồng vào năm 2005.
- Về khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống:
Làng nghề truyền thống bao gồm những nghề phi nông nghiệp có từ trước thời thuộc Pháp còn tồn tại đến ngày nay. Đây là những làng có những nghề được truyền từ đời này sang đời khác với kỹ thuật sản xuất tinh xảo. Sản phẩm của nghề truyền thống có nhiều điểm hơn hẳn sản phẩm cùng loại được sản xuất ra ở những nơi không có truyền thống lâu dài.
Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống không chỉ mang ý nghĩa kinh tế xã hội mà còn thể hiện nền văn hóa, văn minh độc đáo của dân tộc Việt Nam. Sự phát triển làng nghề trong quá trình CNH, HĐH nông thôn là xu thế tất yếu khách quan, có vai trò to lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cải thiện bộ mặt của nông thôn.
Trong thời gian qua, việc khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống ở Quảng Nam đã được sự hỗ trợ tích cực của các ngành, các cấp chính quyền địa phương và các đoàn thể. Đã tổ chức được các hoạt động như đào tạo nghề, truyền nghề, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, xúc tiến thương mại...cho các làng nghề. Đặc biệt, nguồn vốn TD NH cũng góp phần thực hiện chương trình mục tiêu có liên quan đến các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nên đã có những tác động tích cực đến sự phát triển làng nghề truyền thống.
Trong năm 2005, ngân sách tỉnh đầu tư thêm 3 tỷ đồng theo chương trình mục tiêu cho 3 làng nghề truyền thống gắn với du lịch, gồm làng nghề mộc Kim Bồng, làng nghề ươm tơ dệt lụa Mã Châu, làng nghề đúc đồng Phước Kiều. Đến nay, một số công trình đã hoàn thành như: nhà trưng bày sản phẩm mộc Kim Bồng, hệ thống đường nội bộ trung tâm làng mộc Kim Bồng, nhà trưng bày sản phẩm đúc đồng Phước Kiều, đường nội bộ trung tâm làng nghề đan lát Tam Vinh. Ngoài ra 3 dự án làng nghề truyền thống: đan lát Tam Vinh, Phú Ninh, dệt chiếu cói Bàn Thạch, Duy Xuyên, dệt vải Nông Sơn, Điện Bàn đã hỗ trợ đầu tư từ dự án đa mục tiêu ổn định dân cư và xây dựng vùng kinh tế mới tỉnh Quảng Nam do quỹ OPEC tài trợ với tổng vốn đầu tư là 1.178.400 USD, hiện đang tổ chức triển khai từng hạng mục đầu tư của dự án.
Bộ công nghiệp đã có quyết định phân bổ 120 triệu đồng từ nguồn vốn khuyến công Quốc gia hỗ trợ đào tạo nghề gồm 1 lớp mộc chạm trổ, 1 lớp mộc mỹ nghệ, 2 lớp mây tre đan tại Hội An, Núi Thành, Điện Bàn. Bên cạnh đó, với 1,5 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp khuyến công của tỉnh, các địa phương, trung tâm khuyến công và tư vấn công nghiệp Quảng Nam tập trung vào các chương trình khôi phục và phát triển làng nghề nh: tổ chức các lớp đào tạo nghề dệt, may, ươm tơ, đan mây tre, mộc, thêu... tổ chức cho các làng nghề đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại các tỉnh bạn, đăng ký nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm làng nghề, hỗ trợ linh phí các sản phẩm làng nghề tham gia “Hội chợ triển lãm thành tựu kinh tế xã hội” tại thị xã Tam Kỳ; hướng dẫn và hỗ trợ địa phương xây dựng các dự án phát triển làng nghề...
Ngoài ra, Sở công nghiệp đang triển khai thực hiện đề tài “hỗ trợ kỹ thuật cho một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”, qua đó hỗ trợ kỹ thuật cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống tại xã Tam Vinh huyện Nam Giang; hỗ trợ cải thiện quy trình sản xuất sản phẩm hương, làng nghề hương Quán Hương (Thăng Bình), phát triển hàng thủ công mỹ nghệ mây tre tại thị trấn Khâm Đức (Phước Sơn).
Ba dự án làng nghề được chọn thí điểm để xây dựng mô hình phát triển làng nghề gắn với du lịch (mộc Kim Bồng, dệt lụa Mã Châu và đúc đồng Phước Kiều). Với lợi thế Quảng Nam có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, đặc biệt là hai di sản văn hoá thế giới, ngành du lịch có điều kiện phát triển. Nó sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho việc bảo tồn và phát triển các làng nghề, tạo thu nhập thông qua việc sản xuất và bán hàng lưu niệm truyền thống...
Dưới đây là một số làng nghề truyền thống nổi tiếng trên địa bàn:
Làng mộc Kim Bồng là làng nghề truyền thống phát triển mạnh trong thời kỳ nhà Nguyễn, được hình thành từ thế kỷ XV với sản phẩm mộc có những nét chạm trổ tinh xảo, độc đáo, các loại thuyền gỗ vận chuyển,... Trải qua những bước thăng trầm, có khi tưởng như làng mộc sẽ không còn nữa bởi thị trường tiêu thụ khó khăn, nhưng nhờ có sự quan tâm của Nhà nước cùng với lòng quyết tâm giữ nghề của nhân dân, làng nghề mộc Kim Bồng vẫn được tồn tại và phát triển. Đến nay, sản phẩm của mộc Kim Bồng rất đa dạng, mẫu mã phong phú được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Hàng năm, đã có một số cơ sở hàng có đơn đặt hàng và đã xuất khẩu hơn 50 lô hàng sang các nước, thu lợi nhuận trên hàng chục triệu đồng. Các cơ sở sản xuất mộc trên địa bàn thị xã đã thành lập “Hiệp hội mộc truyền thống Kim Bồng”, làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và quyền sở hữu công nghiệp đối với sản phẩm mộc Kim Bồng.
Mặt hàng chủ lực hiện nay của làng vẫn là hàng mộc điêu khắc, khảm trai gia dụng, hàng trang trí nội thất, hàng mỹ nghệ lưu niệm,... Các sản phẩm mộc Kim Bồng đang được đa dạng hoá theo nhu cầu thị trường.
Làng nghề đúc đồng Phước Kiều là làng thủ công được hình thành từ lâu đời, vào khoảng năm 1602 tại Thanh Chiêm (thôn Thanh Chiêm, xã Điện Phương, Điện Bàn). Hiện nay, trong làng có 39 hộ làm nghề đúc đồng và một hợp tác xã có khoảng 145 lao động chuyên làm nghề này. Cả làng có khoảng 46 lao động có tay nghề cao và đã tôn vinh hai nghệ nhân. Phần lớn các cơ sở sản xuất đều có qui mô nhỏ, sản xuất phân tán ở từng hộ gia đình, thiết bị công nghệ đã cũ kỹ, khuôn mẫu tự tạo, phương pháp sản xuất thủ công truyền thống. Hàng năm, làng nghề sản xuất khoảng 60 tấn sản phẩm gồm thanh la, chiêng, các pho tượng, tiểu đại hồng chung và các sản phẩm nhôm đồng khác chủ yếu phục vụ dân dụng. Sản phẩm tại đây có những ưu điểm nổi trội hơn so với các nơi khác như cồng chiêng có tiếng âm tốt... Hiện nay, nếu chúng ta đi trên quốc lộ 1A ngang qua khu vực này sẽ thấy sản phẩm của làng được bày bán rất nhiều và đa dạng, trong đó có cả hàng lưu niệm phục vụ du khách.
Làng nghề hương ở thôn Quán Hương thuộc huyện Thăng Bình đã được hình thành vào cuối thế kỷ XIX. Sản phẩm hương của làng có nét độc đáo như thanh hương rất thanh và nhỏ, được nhiều người biết đến. Đã có thời kỳ, sản phẩm hương ở đây tưởng như không cạnh tranh nổi với hương Sài Gòn, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, một số gia đình gần như bỏ nghề. Do có cơ chế chính sách khuyến khích khôi phục làng nghề, sự hỗ trợ vốn TD NH, một số thợ nghề ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng techcombank Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc tính quang của bộ tách kênh ghép tín hiệu sử dụng ống dẫn sóng silicon Khoa học kỹ thuật 0
D Quản trị rủi ro trong hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tĩnh Vĩnh Phúc Luận văn Kinh tế 0
D Vận dụng lý thuyết thông tin không đối xứng phân tích về những tác động của thông tin không đối xứng trong lĩnh vực tín dụng Luận văn Kinh tế 0
D So sánh quy trình tín dụng của 4 ngân hàng thương mại nhà nước Luận văn Kinh tế 0
D Các loại gian lận thường gặp phải trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Luận văn Kinh tế 0
A Vận dụng phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội Luận văn Kinh tế 0
B Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại ngâ Luận văn Kinh tế 0
R Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần P Luận văn Kinh tế 0
H Tình hình huy động và sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top