Denney

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Cơ chế thị trường, sự thay đổi cần thiết trong kinh doanh và quản lý của các doanh nghiệp để phù hợp với cơ chế thị trường





M ỤC L ỤC
 
A. Lời nói đầu 1
B. Nội dung 2
I. Nền kinh tế nước ta trong thời kỳ chịu ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp 2
II. Đặc điểm của nền kinh tế thị trường - những ưu nhược điểm của nó 3
1. Kinh tế thị trường có những đặc điểm 3
2. Ưu nhược điểm của kinh tế thị trường 4
III. Giải pháp vận dụng cơ chế thị trường nhằm thay đổi trong kinh doanh và quản lý doanh nghiệp 5
1. Vận dụng cơ chế thị trường thông qua công tác tiếp thị và hợp đồng kinh tế 5
2. Lấy thị trường và cơ chế thị trường thông qua tiếp thị và hợp đồng kinh tế làm căn cứ kế hoạch hoá vĩ mô 6
3. Một số doanh nghiệp thành công hiện nay khi có những chính sách thay đổi đúng đắn 7
Kết luận 10
Các tài liệu tham khảo
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Lời nói đầu
Trong nghị quyết đại hội lần thứ VI đã đề ra đường nối đổi mới kinh tế, mà nội dung chủ yếu là “ phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN”. Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo dịnh hướng XHCN là một chủ trương chiến lược lâu dài, đúng đắn của Đảng và nhà nước ta. Trong đó các doanh nghiệp, các nhà quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay các doanh nghiệp, các nhà quản lý phải đương đầu với nhiều thách thức từ việc sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, và đặc biệt từ phía khách hàng họ là thành phần chính quyết định sự thành công của các doanh nghiệp, các nhà quản lý. Nhưng họ lại rất khó tính trong việc lựa chọn sản phẩm đòi hỏi sản phẩm đó có chất lượng, mẫu mã đẹp và phù hợp với túi tiền của họ. Do đó các doanh nghiệp, các nhà quản lý phải đổi mới để phù hợp với kinh tế thị trường hiện nay, để họ có chỗ đứng trên thị trường.
Với kiến thức môn học còn hạn hẹp, em không có tham vọng đưa ra những nhận định mới mẻ mà chỉ tìm hiểu một khía cạnh về cơ chế thị trường. Qua đó, thấy được sự cần thiết phải thay đổi trong kinh doanh và quản lý của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Vậy cơ chế thị trường là gì? Nó thay đổi qua các thời kỳ như thế nào? Các doanh nghiệp đã đổi mới những gì để phù hợp với cơ chế thị trường?.... Đây là một trong nhiều câu hỏi em đặt ra để viết đề tài này.
Đề tài của em được chia làm 3 phần chính sau:
Phần I: Nền kinh tế nước ta trong thời kỳ chịu ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp.
Phần II: .Đặc điểm của nền kinh tế thị trường –những ưu nhược điểm của nó.
Phần III: Các giải pháp vận dụng cơ chế thị trường nhằm thay đổi trong kinh doanh và quản lý của các doanh nghiệp.
Do sự hiểu biết và thời gian có hạn nên em không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy cô góp ý kiến và bổ sung để bài viết của em được đầy đủ hơn.
B. Nội dung
I. Nền kinh tế nước ta trong thời kỳ chịu ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp.
Hình thành và phát triển cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta từ ngày hoà bình lập lại (1954) ở miền Bắc đến trước Đại hội Đảng, đã trải qua những thăng trầm nhất định. Năm 1958 – 1959 cơ chế thị trường tự điều chỉnh, vốn rất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất lúc bấy giờ đã bị một kiểu tổ chức kinh tế mới dần dần xuất hiện, lán át và thay thế. Đó là kiểu tổ chức kinh tế chỉ huy tập trung. Kiểu tổ chức kinh tế, kế hoạch hoá chi tiết nền kinh tế, bao cấp quan liêu. Kiểu tổ chức kinh tế (cơ chế quản lý kinh tế) này được du nhập, áp dụng một cách máy móc giáo điều, theo khuôn mẫu từ Liên Xô (cũ) trước đây vào Việt Nam, đặc biệt là từ sau đại hội làn thứ III của Đảng, nền kinh tế miền Bắc được xây dựng và phát triển theo mô hình “ kinh tế XHCN” kế hoạch hoá tập trung, quan liêu cao độ. Nó được điều chỉnh chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính nhà nước, từ khâu sản xuất, phân phối cho đến khâu trao đổi và tiêu dùng.
Trong một thời gian dài, Quá trìng cải tạo diễn ra thường xuyên liên tục. Về thực chất, đó là quá trình xoá bỏ cơ chế thị trường, xoá bỏ chủ thể tự chủ sản xuất kinh doanh độc lập. Cùng với quá trình xoá bỏ đó là thiết lập và thực hiện một cơ chế mới. Sản xuất cái gì? Do chỉ tiêu kế hoạch định đoạt. Sản xuất như thế nào? Do chính phủ quyết định. Sản xuất cho ai? Sản xuất theo địa chỉ có sẵn của nhà nước. Nhà nước cấp phát bao mua dưới hình thức phân phối hiện vật, tem phiếu bình quân và đặc quyền đặc lợi. ở đây không có sự mua bán, không có thị trường theo đúng nghĩa của nó và vì vậy quy luật ngang giá trị, giá cả hầu như không được tác dụng. Thay cho cơ chế thị trường là uỷ ban kế hoạch và uỷ ban vật giá nhà nước. Các uỷ ban này định a mọi thứ quy định. Sản phẩm được sản xuất ra có nhà nước bao tiêu chứ không bán qua thị trường, không bán qua nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.Đối với nông dân , nhà nước thực hiện chính sách “đối lưu” hàng hoá.Nghĩa là nhà nước mua nông sản hàng hoá của nông dân với số lượng nhất định thì người nông dân được mua một số mặt hàng công nghiệp tiêu dùng.Tính kế hoạch hoá tập trung, tính bao cấp cao độ, nên việc sản xuất ra không phải để trao đổi trên thị trường mà cái chính là để giao nộp_giao nộp để nhà nước phân phối cấp phát .
Cơ chế quản lý kế hoạch tập trung ,quan liêu bao cấp được áp dụng trong cả nước,cơ chế này đã kìm hãm sự phát triển sản xuất ở các tỉnh miền bắc. Do trình độ phát triển sản xuất hàng hoá chưa cao nên các doanh nghiệp, các nhà quản lý chưa có sự phản ứng thay đổi (nếu có là rất ít và chậm chạp). Ngược lại ở miền Nam có sự phản ứng quyết liệt hơn (có sự đổi mới nhưng chậm). Chính cơ chế quản lý cũ này nó đã kìm hãm chức năng động sáng tạo của con người,triệt tiêu động lực phát triển của nền kinh tế.
II. Đặc điểm của nền kinh tế thị trường – những ưu nhược điểm của nó.
Cơ chế kế hoạch hoá tập trung tỏ ra không còn thích hợp dẫn đến hậu quả làm cho sản xuất tăng chậm, năng suất chất lượng kém hiệu quả. Nền kinh tế rơi vào cuộc khủng hoảng. Từ đó đòi hỏi chúng ta phải xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành đồng bộ và vận hành có hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. ở đó sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Được quyết định thông qua thị trường, Hiện nay, nền kinh tế thị trường ở Việt Nam là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.
1. Kinh tế thị trường có những đặc điểm sau:
Một là: Tính tự chủ của các chủ thể kinh tế rất cao. Các chủ thể kinh tế tự bù đắp những chi phí và tự chịu trách nhiệm đối với kết quả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các chủ thể kinh tế được tự do liên kết, liên doanh tự tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh theo pháp luật nhà nước ban hành.
Hai là: Kinh tế thị trường dựa trên cơ sở nền sản xuất hàng hoá phát triển ở trình độ cao. Kinh tế thị trường không thể ra đời và phát triển trên nền tảng của một nền sản xuất hiện vật tự cung tự cấp. Phát triển sản xuất hàng hoá, thực hiện tự do lưu thông vừa là tiền đề vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế thị trường.
Ba là: Khách hàng giữ vị trí trung tâm trong nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải tiêu thụ được nhiều sản phẩm, vì thế doanh nghiệp phải hướng vào khách hàng, tìm hiểu nhu cầu khách hàng nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của họ. Khơi dậy và thoả mãn nhu cầu tiêu dùng là vấn đề được quan tâm hàng đầu, là sự sống còn của người sản xuất kinh doanh.
Bốn là: Cạnh tranh l...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Quản lý vật tư kỹ thuật của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường Công nghệ thông tin 0
Q Cơ chế vận hành, quản lý hoạt động và việc phát triển các hệ thống cho thị trường OTC Việt Nam Công nghệ thông tin 0
P Vai trò của bảo hiểm xã hội đối với người lao động và với người sử dụng lao động trong cơ chế thị trường Luận văn Kinh tế 2
H Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong cơ chế thị trường Luận văn Kinh tế 0
A Vai trò của bảo hiểm xã hội đối với người lao động và người sử dụng lao động trong cơ chế thị trường Luận văn Kinh tế 0
B Tiềm năng và cơ hội phát triển của thị trường phát hành thẻ - Những hạn chế về phát hành thẻ của ngâ Luận văn Kinh tế 0
S Thực hiện cơ chế giả cả thị trường bằng phương pháp có điều tiết Luận văn Kinh tế 0
P Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường Luận văn Kinh tế 0
K Kế toán bán hàng theo các phương thức bán hàng phù hợp với cơ chế thị trường tại công ty Sản xuất và Luận văn Kinh tế 0
M Đảng Cộng sản - chủ thể quản lý xã hội trong điều kiện cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top