Jamal

New Member

Download miễn phí Báo cáo thực tập tại Viện khoa học - giáo dục và trung tâm thông tin - thư viện khoa học giáo dục





MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu: 1
Phần I: Khái quát chung về Viện KHGD và trung tâm TTTV KHGD 2
I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC2
1. Lịch sử hình thành 3
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức 3
II. TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN KHGD 6
1. Chức năng 6
2. Nhiệm vụ 6
3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động 7
4. Nguồn lực thông tin 8
III. DÂY CHUYỀN THÔNG TIN TƯ LIỆU, TỔ CHỨC LAO ĐỘNG VÀ TRANG THIẾT BỊ 9
1. Mô hình tổ chức 9
2. Dây chuyền thông tin tư liệu 10
3. Các loại sản phẩm và dịch vụ thông tin 13
4. Tổ chức hoạt động 14
5. Các trang thiết bị phục vụ cho công tác thông tin tư liệu 15
Phần II. Nhận xét và kiến nghị 16
I. NHẬN XÉT 16
1. Thành tựu 16
2. Những tồn tại và khó khăn 17
II. KIẾN NGHỊ 17
MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 19
Phần III. Phụ lục 20
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nghiệp của Nhà nước và toàn dân. Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá cao vai trò của giáo dục. Tháng 9 năm 1960 Đại hội Đảng lần thứ IV chỉ rõ cần: “Xúc tiến việc nghiên cứu khoa học giáo dục, xây dựng nền giáo dục ở nước ta”. Thực hiện chủ trương này, ngày 6/12/1961 Viện khoa học giáo dục được thành lập, Viện đã đúc kết kinh nghiệm giáo dục trong và ngoài nước, kết hợp hài hoà giữa giáo dục truyền thống và giáo dục hiện đại nhằm xây dựng và phát triển đổi mới các hoạt động giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Xuất phát từ chức năng “Thông tin giáo dục” và nhận thức được vai trò của hoạt động thông tin là không thể thiếu và tách rời của Viện nên Viện khoa học giáo dục sớm tổ chức hoạt động thông tin khoa học bằng việc hình thành trung tâm Thông tin - Thư viện Khoa học giáo dục theo quyết định số 822/GD ngày 06/10/1987. Từ đó đến nay, Trung tâm ngày càng phát triển, từng bước tiếp cận với hệ thống thông tin khoa học hiện đại, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển nền giáo dục nước nhà.
Phần I
Khái quát chung về viện khoa học - Giáo dục và
trung tâm thông tin - Thư viện khoa học giáo dục
I. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của viện Khoa học giáo dục
1. Lịch sử hình thành
Theo quyết định số 859/QĐ của Bộ trưởng Bộ giáo dục, ngày 06/12/1961 Viện được thành lập với tên gọi là Viện nghiên cứu khoa học giáo dục. Từ đó đến nay Viện Khoa học Giáo dục đã trải qua 33 năm hoạt động, nghiên cứu và góp phần xây dựng phát triển nền giáo dục.
Theo quyết định số 882/QĐ ngày 06/10/1987 và quyết định số 18/QĐ ra ngày 11/01/1988 của Bộ Trưởng Bộ giáo dục, Viện hợp nhất với cơ quan nghiên cứu của Bộ giáo dục thành Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.
Theo Nghị định số 29/CP ngày 30/4/1994 của Hội đồng Chính phủ, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đổi tên là Viện Khoa học giáo dục (Tên tiếng Anh là National Institute For Educational Science) với 15 trung tâm, 1 tạp chí và 5 phòng chức năng.
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học giáo dục
2.1. Chức năng
- Nghiên cứu cơ bản và triển khai về Khoa học giáo dục trong các lĩnh vực: Giáo dục phổ thông, giáo dục trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên, giáo dục trẻ khuyết tật….
- Tư vấn cho các Bộ trưởng về những căn cứ khoa học, đề ra các chủ trương, giải pháp chỉ đạo, quản lý và phát triển sự nghiệp giáo dục.
- Tổng kết kinh nghiệm, xây dựng mô hình giáo dục cho nhà trường tương lai, phát triển khoa học Việt Nam.
- Đáo tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ sau đại học về Khoa học giáo dục và chuyên gia cho các chuyên ngành Khoa học giáo dục.
- Thông tin Khoc học - Giáo dục phục vụ công tác nghên cứu, giảng dạy, chỉ đoạ quản lý giáo dục.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu và vận dụng những quan điểm giáo dục của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách giáo dục của Đảng, Chính phủ, truyền thống giáo dục của dân tộc và kinh nghiệm giáo dục của các nước vào thực tiễn hoạt động giáo dục góp phần xây dựng Khoa học giáo dục Việt Nam.
- Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về tâm lý học, sinh lý học lứa tuổi và giáo dục học.
- Nghiên cứu, thiết kế mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục - dạy học, quản lý, đánh giá cho các loại hình trường học, bậc học, cấp học ngành học từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học, giáo dục trung học chuyên nghiệp - dạy nghề, giáo dục thường xuyên, giáo dục trẻ khuyết tật.
- Nghiên cứu, thiết kế mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, các hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung học chuyên nghiệp - dạy nghề, giáo dục trẻ khuyết tật và nghiên cứu những vấn đề chung về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đại học, cao đẳng.
- Nghiên cứu, thiết kế thiết bị dạy học, sử dụng thiết bị dạy học cho các ngành học, cho các bậc học, cấp học.
- Đào tạo và bồi dưỡng các cán bộ có trình độ sau đại học về Khoa học giáo dục và chuyên gia cho các chuyên ngành Khoa học giáo dục.
- Liên kết, hợp tác tổ chức nghiên cứu về Khoa học giáo dục với các cơ quan ngoài ngành Giáo dục - Đào tạo nhằm hoàn thiện mục tiêu giáo dục, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực, phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Thu thập, lưu trữ, xử lý, phổ biến thông tin Khoa học giáo dục, quản lý giáo dục phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, chỉ đạo, quản lý giáo dục của ngành.
- Thực hiện các chương trình, dự án và các loại hình hợp tác nghiên cứu Khoa học giáo dục với các nước và các tổ chức quốc tế.
2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện
Cơ cấu của Viện được hình thành trên nguyên tắc chỉ đạo tập trung và có sự hỗ trợ giữa các phòng ban nhằm đạt hiệu quả thông tin cao nhất.
Theo Nghị định 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính Phủ, Viện Khoa học giáo dục gồm có 15 trung tâm nghiên cứu, 5 phòng chức năng và 01 tạp chí Thông tin - Thư viện Khoa học giáo dục.
* 15 trung tâm gồm:
Trung tâm nghiên cứu Giáo dục học;
Trung tâm nghiên cứu Tâm lý học - Sinh lý học lứa tuổi;
Trung tâm nghiên cứu Nội dung và Phương pháp giáo dục phổ thông;
Trung tâm nghiên cứu Giáo dục mầm non;
Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Trung tâm học chuyên nghiệp - Dạy nghề;
Trung tâm nghiên cứu Giáo dục đại học;
Trung tâm nghiên cứu Giáo dục trẻ khuyết tật;
Trung tâm nghiên cứu Giáo dục xoá mù chữ và Giáo dục thường xuyên;
Trung tâm nghiên cứu Giáo dục phổ thông dân tộc ít người;
Trung tâm nghiên cứu Giáo viên;
Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Đạo đức - Công dân;
Trung tâm nghiên cứu Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học;
Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Dân số và Môi trường;
Trung tâm nghiên cứu Đánh giá chất lượng Giáo dục phổ thông;
Trung tâm Thông tin - Thư viện Khoa học Giáo dục;
* Các phòng chức năng:
Phòng Tổng hợp - Hành chính - Quản trị;
Phòng Tổ chức cán bộ;
Phòng Quản lý Khoa học;
Phòng Quan hệ quốc tế;
Phòng Kế toán - Tài vụ;
* 01 tạp chí: Tạp chí Thông tin Khoa học Giáo dục
Với cơ cấu tổ chức trên toàn bộ các Trung tâm, các phòng ban của Viện đều có mối quan hệ tác động qua lại với nhau nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác phục vụ bạn đọc cũng như phục vụ người dùng tin một cách có hiệu quả.
II. Trung tâm Thông tin - Thư viện Khoa học giáo dục
Trung tâm là một cơ quan thông tin đầu ngành Khoa học giáo dục, là cơ quan tham mưu cho các cán bộ lãnh đạo của Bộ giáo dục và Viện Khoa học giáo dục trong việc tổ chức và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành.
1. Chức năng
Trung tâm Thông tin - Thư viện Khoa học Giáo dục có chức năng thu thập, bảo quản, xử lý, cung cấp, phổ biến thông tin có liên quan đến Giáo dục và Khoa học giáo dục trong và ngoài nước phục vụ cho công tác nghiên cứu, chỉ đạo, bồi dưỡng cán bộ và quản lý giáo dục của ngành.
2. Nhiệm vụ
- Thu thập, xử lý và phổ biến thông tin về Giáo dục và Khoa học gi
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top