Download miễn phí Tiểu luận Phân tích bản chất chủ nghĩa tư bản hiện đại - tư bản độc quyền





Trước đây, tư liệu sản xuất thuộc về nhà tư bản. Chuyển sang giai đoạn mới này, hình thức sở hữu của chủ nghĩa tư bản đã có bước biến đổi hết sức to lớn đó là hình thức sở hữu đa dạng nghĩa là có nhiều chủ thể cùng sở hữu tư liệu sản xuất trong một doanh nghiệp cổ phần với những tỷ lệ khác nhau trong đó có cả các nhà tư bản lớn, nhỏ và kể cả người lao động. Ví dụ, ở Thuỵ Điển 21% dân cư có cổ phần trong các doanh nghiệp, ở Mỹ khoảng 35-40 triệu người là cổ đông. Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng sở hữu của các nhà tư bản vẫn giữ vị trí trọng yếu, còn sở hữu cổ phiếu của người lao động chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ không đáng kể và được chủ nghĩa tư bản sử dụng như một công cụ trong quản lý để thu hút sự quan tâm của người lao động vào quá trình sản xuất.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Đề tài: Phân tích bản chất chủ nghĩa tư bản hiện đại - tư bản độc quyền.
1. Bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại:
Chủ nghĩa tư bản được xác lập là một cách sản xuất thống trị khi có một nền đại công nghiệp cơ khí. (Từ cuối thế kỷ 18 ở nước Anh bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần I)
cách sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển qua 2 giai đoạn:
Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh (cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19) Trong thời kỳ tự do cạnh tranh nhà tư bản đồng thời vừa là chủ sở hữu vừa là giám đốc điều hành.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền từ cuối thế kỷ 19.
Đây là hai giai đoạn của cùng một cách sản xuất, cùng dựa trên quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, chỉ khác nhau về trình độ xã hội hoá của lực lượng sản xuất.
Tư bản độc quyền là giai đoạn phát triển tất yếu của tư bản tự do cạnh tranh.
a. Tư bản Độc quyền tư nhân:
Cạnh tranh tự do dẫn đến hàng loạt những xí nghiệp qui mô nhỏ bị phá sản, bị thôn tính hay một số xí nghiệp qui mô nhỏ tự nguyện xát nhập lại thành xí nghiệp qui mô lớn. Chính cạnh tranh tự do thúc đẩy tập trung sản xuất.
Do sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất dẫn đến mở rộng qui mô sản xuất.
Khủng hoảng kinh tế nổ ra dẫn đến hàng loạt xí nghiệp bị phá sản, còn lại một số xí nghiệp thoát ra khỏi khủng hoảng thì phải đổi mới tư bản cố định. Nó cũng thúc đẩy mở rộng qui mô sản xuất.
Từ những quá trình trên đã đẩy nhanh tích tụ tập trung sản xuất, chỉ còn lại một số những xí nghiệp qui mô lớn và những xí nghiệp có qui mô lớn có khuynh hướng thoả thuận với nhau về qui mô sản xuất, về giá cả sản xuất .... dẫn đến ra đời của độc quyền và tổ chức độc quyền.
Tổ chức độc quyền là những xí nghiệp hay liên hiệp xí nghiệp qui mô lớn nắm trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ 1 hay một số loại mặt hàng. Chúng có thể qui định được giá cả độc quyền đển thu lợi nhuận độc quyền cao.
Bản chất của tư bản độc quyền: đó là sự thống trị về kinh tế và chính trị của độc quyền
Hình thức của độc quyền: Các ten, Sanh đi ca, Tờ rớt .........
b. CNTB Độc quyền Nhà nước:
Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước bắt đầu xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 ở các nước kinh tế phát triển Tây Âu như: Đức, ý ..... và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước phát triển nhanh chóng trở thành phổ biến từ sau đại chiến thế giới thứ 2.
Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước:
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước nó không phải là một giai đoạn lịch sử mà là một hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện lực lượng sản xuất xã hội hoá cao.
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước đó là sự kết hợp giữa tổ chức độc quyền và Nhà nước tư sản thành một tổ chức thống nhất trong đó Nhà nước phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền, phục vụ lợi ích cho tổ chức độc quyền.
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước là hệ thống các quan hệ kinh tế chính trị mà được biểu hiện ở hệ thống đường lối chính sách: Chính sách kinh tế đối nội , đối ngoại phục vụ cho độc quyền.
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, đó có thể làm dịu đi mâu thuẫn của Chủ nghĩa tư bản nhưng nó không làm thay đổi bản chất của Chủ nghĩa tư bản.
Như vậy chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang một giai đoạn mới với bản chất chính là Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước ra đời trong cách mạng khoa học Công nghệ.
Chủ nghĩa tư bản hiện đại có những biểu hiện mới trong 5 đặc điểm kinh tế Chủ nghĩa tư bản độc quyền:
Tích tụ, tập trung: quá trình tích tụ và tập trung sản xuất được đẩy mạnh hơn nữa, dưới tác động của quy luật cạnh tranh và quy luật kinh tế cơ bản của Chủ nghĩa tư bản, cùng với điều kiện quốc tế hoá sản xuất dẫn đến các tổ chức độc quyền quốc gia đã vượt biên giới quốc gia trở thành các công ty xuyên quốc gia. Khi ra ngoài biên giới quốc gia, các công ty này đã thực hiện sự liên kết để bành trướng thế lực và khai thác tiềm năng của nước chủ nhà. Thông qua con đường đó các công ty xuyên quốc gia ngày càng thâm tóm nhiều tư liệu sản xuất, vốn, trí tuệ quốc tế, tạo ra nhiều hình thức sở hữu hỗn hợp mang tính quốc tế hoá.
Sự hình thành tư bản tài chính chủ yếu phát triển theo hai hướng: khu vực và quốc tế về qui mô và vai trò ngày càng lớn (ví dụ tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ - OPECT)
Xuất khẩu tư bản so với trước đây có sự thay đổi về qui mô và định hướng xuất khẩu. Trước đây xuất khẩu tư bản xảy ra từ nước giàu sang nước cùng kiệt do nhân công rẻ mạt, còn hiện này xuất khẩu tư bản diễn ra giữa nước giàu sang nước giàu.
Phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền: Khác với hai cuộc Đại chiến thế giới thì hiện nay chiến tranh diễn ra không có súng đạn nhưng có sức huỷ diệt, đó là chiến tranh kinh tế. Ngoài ra các cuộc chiến tranh sắc tộc, dân tộc vẫn diễn ra nhằm chiếm lĩnh lãnh thổ quốc gia (thềm lục địa).
Hình thành các khối liên kết kinh tế và các khu vực liên kết kinh tế
2. Nguyên nhân dẫn đến những điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản hiện đại:
Do sự phát triển của các mâu thuẫn nội tại của Chủ nghĩa tư bản mà trước hết là mâu thuẫn cơ bản của Chủ nghĩa tư bản đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất ngày càng xã hội hoá với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn này phát triển gay gắt nó đòi hỏi phải có một hình thức mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phù với trình độ xã hội hoá của lực lượng sản xuất, mà ngay cả sở hữu tập thể của độc quyền tư nhân cũng không còn phù hợp nữa mà cần có hình thức sở hữu cao hơn là Nhà nước tư bản. Và các mâu thuẫn khác của Chủ nghĩa tư bản ngày càng quyết liệt như là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản, mâu thuẫn giữa các nước đã phát triển với các nước đang phát triển. Từ các mâu thuẫn trên dẫn đến buộc tổ chức độc quyền nắm lấy bộ máy Nhà nước đển phục vụ lợi ich cho chúng và phải tiến hành những điều chỉnh để có thể tồn tại.
Loài người đã và đang ở vào thời kỳ sôi động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Cuộc cách mạng này là một quá trình đột biến diễn ra dưới tác động nhảy vọt có tính dây chuyền trong tất cả các yếu tố của lực lượng sản xuất. Cách mạng khoa học và công nghệ đang làm biến đổi có tính căn bản toàn bộ nền sản xuất xã hội dựa trên bốn ngành trụ cột:
Công nghệ sinh học: giải mã 3,3 tỷ mã di truyền đề hoàn thành bản đồ gen con người, nhân bản vô tính, kết hợp sinh học và tin học tạo ra ngành liên kết sinh-tin học.
Công nghệ vật liệu với thành công lớn trong việc tạo ra các dạng vật liệu có các chức năng vượt trội những chức năng sẵn có trong vật liệu tự nhiên như: gốm công nghiệp...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top