manenllyha2001

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Mối quan hệ cung - cầu tác động đến sự lên xuống của giá cả trong mặt hàng thép





MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I. Cung, cầu và giá cả thị trường thông qua tác động của quan hệ cung - cầu. 2
1. Khái niệm cung, cầu 2
2. Giá trị, giá cả sản xuất và giá cả thị trường thông qua tác động của quan hệ cung cầu. 3
II. Mối quan hệ cung - câu tác động đến sự lên xuống của giá cả trong mặt hàng thép. 5
1. Sự tác động của mối quan hệ cung - cầu đến sự lên xuống của giá cả thép. 5
2. Một số biện pháp để bình ổn giá thép. 8
KẾT LUẬN 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Lời nói đầu
Những năm qua nền kinh tế chuyển dịch từ cơ chế quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN thì việc hội nhập với khu vực quốc tế đã mở ra cho chúng ta rất nhiều cơ hội thuận lợi cho việc đầu tư và phát triển cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Nền kinh tế được mở cửa, các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ... đang trên đà phát triển mạnh do vậy, cuộc sống và mọi nhu cầu của người dân cũng tăng cao. Để đáp ứng đủ cho những nhu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp ấy thì tất cả các loại mặt hàng phục vụ cho cuộc sống của con người cũng ngày càng phung phú hơn. Nhu cầu của con người luôn luôn thay đổi cùng với sự biến động của đồng tiền và lượng cung hàng hoá nên giá cả thị trường luôn luôn biến động. Cung và cầu ảnh hưởng đến sự lên xuống của giá cả song giá cả cũng có tác động đến sự chuyển dịch nhu cầu hàng hoá, gây nên sự biến đổi trong quan hệ cung - cầu. ở nước ta trong những năm qua giá cả thép xây dựng luôn có sự biến đổi do nhu cầu xây dựng nhà ở và công trình công cộng ngày càng nhiều, đặc biệt là trong những tháng vừa qua cùng với sự biến đổi giá thép trên thế giới nói chung nên giá thép trong nước đã có những biến động mạnh mẽ gây nên nhiều e sợ cho người dân, các chủ đầu tư xây dựng cũng như các cơ quan, bộ ngành có liên quan. Với tính chất là mối quan tâm chung của toàn xã hội và của ngành xây dựng nói riêng em mạnh dạn đưa ra đề tài: "Mối quan hệ cung - cầu tác động đến sự lên xuống của giá cả trong mặt hàng thép".
Nội dung tiểu luận gồm 2 phần:
Phần I: Cung, cầu và giá cả thị trường thông qua tác động của quan hệ cung - cầu.
Phần II: Mối quan hệ cung - cầu tác động đến sự lên xuống của giá cả trong mặt hàng thép.
Nội dung
I. Cung, cầu và giá cả thị trường thông qua tác động của quan hệ cung - cầu.
1. Khái niệm cung, cầu
1.1. Cung được hiểu là toàn bộ hàng hoá có trên thị trường và có thể đưa đến ngay thị trường ở một mức giá nhất định. Nói cụ thể hơn, cung là lượng 1 mặt hàng mà người bán muốn ở mức giá nhất định.
Những nhân tố ảnh hưởng tới cung là chi phí sản xuất, đây là nhân tố lớn nhất ảnh hưởng đến cung, ngoài ra còn giá cả và tình trạng các mặt hàng hoá khác.
Chi phí sản xuất ảnh hưởng lớn đến cung vì nếu chi phí sản xuất nhiều, quy mô sản xuất sẽ được mở rộng, khối lượng hàng hoá không những tăng, các loại mặt hàng phong phú, đa dạng mà chất lượng hàng hoá cũng được nâng cao. Vì đã có điều kiện để đầu tư nhiều máy móc tối tân, sử dụng nhiều công nhân lành nghề áp dụng ngay các thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất vào sản xuất.
Ngược lại lượng cung sẽ giảm nếu chi phí sản xuất ít, không đủ để mở rộng sản xuất thì hiển nhiên khối lượng hàng hoá được sản xuất ra sẽ giảm, không đủ để cung cấp cho thị trường.
1.2. Cầu được hiểu là nhu cầu của xã hội về hàng hoá được biểu hiện trên thị trường ở một mức giá nhất định, nó bị giới hạn bởi khả năng thanh toán của dân cư. Nói cụ thể hơn, cầu là lượng một mặt hàng mà người mua muốn mua ở mức giá nhất định.
Có hai loại nhu cầu:
+ Nhu cầu thực tế của xã hội
+ Nhu cầu có khả năng thanh toán
- Nhu cầu thực tế của xã hội là nhu cầu gắn với giới hạn của sự tiêu dùng đối với từng loại hàng hoá trong khoảng thời gian và không gian nào đó.
- Nhu cầu có khả năng thanh toán là nhu cầu được thực hiện gắn với giá cả hàng hoá và thu nhập thực tế của người tiêu dùng.
Những nhân tố ảnh hưởng tới cầu là thu nhập trung bình của người tiêu dùng, quy mô thị trường, giá cả và tình trạng của hàng hoá khác, khẩu vị hay sở thích, trong đó thu nhập của người tiêu dùng là quan trọng nhất bởi vì nếu người tiêu dùng có thu nhập ổn định và cao thì sức mua các loại hàng hoá cũng tăng, nhu cầu về sinh hoạt, giải trí, ý tế, giáo dục.... đều cao hơn, tất cả mọi người đều muốn tiến tới những sản phẩm tốt nhất, hoàn thiện nhất để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của họ. Ngược lại trong trường hợp người tiêu dùng có thu nhập thấp và không ổn định thì sức mua hàng hoá sẽ giảm đáng kể, nhu cầu về các tư liệu sinh hoạt, y tế, giáo dục.... cũng chỉ dừng lại ở mức tối thiểu. Khi mức thu nhập của người tiêu dùng thấp thì họ chỉ có thể đảm bảo chất lượng cuộc sống ở mức cần thiết nhất. Lấy ví dụ là một người có mức thu nhập thấp, khả năng của họ chỉ dừng lại ở mức lo cho gia đình đủ ăn, tất cả đồ dùng sinh hoạt không cần tối tân, nếu như vậy thì hiển nhiên những nhu cầu về giải trí (đi chơi cuối tuần hay tổ chức các buổi họp mặt vui chơi) sẽ không có thậm chí nhu cầu về việc khám sức khoẻ định kỳ cũng là không cần thiết đối với gia đình có thu nhập thấp.
2. Giá trị, giá cả sản xuất và giá cả thị trường thông qua tác động của quan hệ cung cầu.
2.1. Giá trị, giá cả sản xuất
Gốc của giá cả sản xuất là giá trị do đó giá rị quyết định giá cả, ngoài ra giá cả còn chịu ảnh hưởng của quan hệ cung cầu. Giá cả có thể lên xuống nhưng nó phải xoay quanh trục giá trị của hàng hoá.
Giá trị
Giá trị = c + v + m
Giá cả sản xuất = c + v + p = k + p
- Khi chưa hình thành lợi nhuận bình quân:
Giá cả xoay quanh trục giá trị do quan hệ cung cầu
- Sau khi hình thành lợi nhuận bình quân:
Giá cả thị trường xoay quanh trục giá cả sản xuất
2.2. Giá cả thị trường thông qua tác động của quan hệ cung cầu
Trên thị trường, cung - cầu về hàng hoá luôn luôn biến đổi. Sự biến đổi trong quan hệ cung - cầu sẽ làm cho giá cả thị trường lên xuống, xoay quanh giá trị thị trường hay giá cả sản xuất của nó.
a. Khái niệm giá cả thị trường: Giá cả thị trường và là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá vừa có tính đến tình hình cung cầu và giá trị của tiền tệ.
b. Mối quan hệ cung - cầu.
Mối quan hệ cung - cầu thường xuyên tác động lẫn nhau trên thị trường. Cung cầu quan hệ mật thiết với nhau. Cầu xác định cung và ngược lại cung xác định cầu. Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung về hàng hoá: chỉ những hàng hoá nào tiêu thụ được trên thị trường, nghĩa là phù hợp với nhu cầu mới được tái sản xuất, hàng hoá nào được tiêu thụ nhiều, nhanh nghĩa là có nhu cầu lớn sẽ được sản xuất nhiều và ngược lại. Mặt khác, cung cũng tác động đến cầu, kích thích cầu, những hàng hoá nào được sản xuất phù hợp với thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng sẽ được ưa thích hơn, bán chạy hơn và làm cho nhu cầu về hàng hoá đó tăng lên. Do vậy là nhà sản xuất thì phải biết nghiên cứu, nắm bắt được nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng, sớm đoán được sự thay đổi của nhu cầu để cải tiến chất lượng, mâu mã, hình thức sao cho phù hợp, ngoài ra còn phải phấn đấu hạ giá thành sản phẩm mà chất lượng và hình thức vẫn đảm bảo thì sẽ tiêu thụ được nhiều hàng hoá, giành ưu thế trong cạnh tranh.
c. Giá cả thị trường thông qua tác động của quan hệ cung - cầu
Quan hệ cung - cầu có ản...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong chủ nghĩa Mác- Lênin Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top