quyquang61

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Sự bóc lột giá trị thặng dư trong sản xuất của tư bản thương nghiệp





Để hiểu rõ được sự bóc lột giá trị thặng dư của người lao động trong sản xuất ta phải đi tìm hiểu nguyên nhân của việc tại sao nhà tư bản công nghiệp lại nhường cho nhà tư bản thương nghiệp, hay tư bản thương nghiệp chấp nhận làm thay tư bản công nghiệp trong hoạt động lưu thông.
Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhường cho nhà tư bản thương nghiệp. Tại sao nhà tư bản công nghiệp lại nhường cho nhà tư bản thương nghiệp phần lợi nhuận đó. Có điều này là bởi vì tư bản thương nghiệp chỉ hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, đó là một khâu, một giai đoạn của quá trình sản xuất, không có giai đoạn đó thì quá trình tái sản xuất không thể tiếp diễn được liên tục. Hơn nữa, hoạt động trong lĩnh vực này nếu không có lợi nhuận thì nhà tư bản thương nghiệp không thể tiếp tục đảm nhiệm công việc đó. Vì vậy, xuất phát từ lợi ích kinh tế của nhà tư bản thương nghiệp mà nhà tư bản công nghiệp nhường cho họ một phần lợi nhuận. Bên cạnh đó, tư bản thương nghiệp cũng góp phần vào việc mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho tư bản công nghiệp tập trung đẩy mạnh sản xuất, đẩy nhanh quá trình chu chuyển tư bản và do vậy làm tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

I. Mở đầu
Trải qua một thời kỳ thai nghén và phát triển lâu dài, CNTB và cách sản xuất của nó đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đóng góp vào sự phát triển của lịch sử loài người. Sự phát triển mạnh mẽ của CNTB cũng hình thành nên các hình thức bóc lột ngày càng tinh vi hơn. Tiêu biểu cho các hình thức đó hoạt động bóc lột sức lao động của người lao động trong hoạt động thương nghiệp và cho vay. Nhìn bề ngoài các hoạt động này không có vẻ gì là sự bóc lột giá trị thặng dư, tuy nhiên đây chỉ là những hình thức phát triển cao của cách sản xuất tư bản với cách thức bóc lột ngày càng tinh vi hơn., đặc biệt là trong hoạt động thương nghiệp bởi lợi nhuận của tư bản thương nghiệp không chỉ là kết quả của của sự bóc lột giá trị thặng dư của người lao động trong sản xuất, mà còn là kết quả của sự bóc lột giá trị thặng dư của những người lao động thương nghiệp thuần tuý.
II. Nội dung
Để làm rõ được quan điểm này, trước hết cần tìm hiểu sự ra đời của tư bản thương nghiệp trong nền kinh tế TBCN.
1. Sự ra đời của tư bản thương nghiệp
Xét về mặt lịch sử thì tư bản thương nghiệp ra đời trước cả tư bản công nghiệp, nó xuất hiện trên cơ sở của nền thương nghiệp cổ xưa. Tư bản thương nghiệp dưới chế độ CNTB được hình thành do sự phân công lao động xã hội, khi việc thực hiện chức năng chuyển hoá H' - T' của tư bản được chuyển hoá thành một hoạt động chuyên môn hoá cho một nhóm tư bản nào đó.
Tư bản thương nghiệp dưới chế độ CNTB là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách rời ra, phục vụ quá trình lưu thông hàng hoá của tư bản công nghiệp.
Hàng hoá sau khi ở tay nhà tư bản công nghiệp được chuyển sang nhà tư bản thương nghiệp, có nghĩa là nhà tư bản công nghiệp đã bán xong hàng hoá. Đứng về mặt xã hội mà xét thì nhà tư bản công nghiệp phải bán một lần nữa thì mới xong (vì hàng hoá còn phải lưu thông đến tay người tiêu dùng). Nhưng khâu này giờ đây do nhà tư bản thương nghiệp đảm nhiệm. Do đó tư bản thương nghiệp chỉ là một khâu trong quá trình tái sản xuất, không có khâu này thì quá trình sản xuất không thể tiến hành bình thường được. Đây là sự phân chia cần thiết nếu nhà tư bản công nghiệp muốn nâng cao mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao lợi nhuận và khả năng cạnh tranh.
2. Giá trị thặng dư
Vậy là tư bản thương nghiệp ra đời để thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá của tư bản công nghiệp. Chức năng này được thực hiện một cách độc lập. Nếu như vậy thì có vẻ vô lý vì bất kỳ một tư bản nào thì mục đích hoạt động của chúng cũng đều nhằm sinh lợi nhuận, trong khi đó, chúng ta đã biết: hoạt động lưu thông hoàn toàn không tạo ra giá trị. Thực chất sự hoạt động của tư bản thương nghiệp hoàn toàn không vô lý mà còn tạo ra lợi nhuận cao hơn cả tư bản công nghiệp, bởi đây là sự bóc lột giá trị thặng dư trên cả hai phương diện: sản xuất và lưu thông.
3.Sự bóc lột giá trị thặng dư trong sản xuất của tư bản thương nghiệp
Để hiểu rõ được sự bóc lột giá trị thặng dư của người lao động trong sản xuất ta phải đi tìm hiểu nguyên nhân của việc tại sao nhà tư bản công nghiệp lại nhường cho nhà tư bản thương nghiệp, hay tư bản thương nghiệp chấp nhận làm thay tư bản công nghiệp trong hoạt động lưu thông.
Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhường cho nhà tư bản thương nghiệp. Tại sao nhà tư bản công nghiệp lại nhường cho nhà tư bản thương nghiệp phần lợi nhuận đó. Có điều này là bởi vì tư bản thương nghiệp chỉ hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, đó là một khâu, một giai đoạn của quá trình sản xuất, không có giai đoạn đó thì quá trình tái sản xuất không thể tiếp diễn được liên tục. Hơn nữa, hoạt động trong lĩnh vực này nếu không có lợi nhuận thì nhà tư bản thương nghiệp không thể tiếp tục đảm nhiệm công việc đó. Vì vậy, xuất phát từ lợi ích kinh tế của nhà tư bản thương nghiệp mà nhà tư bản công nghiệp nhường cho họ một phần lợi nhuận. Bên cạnh đó, tư bản thương nghiệp cũng góp phần vào việc mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho tư bản công nghiệp tập trung đẩy mạnh sản xuất, đẩy nhanh quá trình chu chuyển tư bản và do vậy làm tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận.
Sự phân chia lợi nhuận của hai tư bản này được thể hiện như sau:
Lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giá bán và gia mua hàng hoá. Nhưng điều đó không có nghĩa là nhà tư bản thương nghiệp bán hàng hoá cao hơn giá trị của nó, mà là nhà tư bản thương nghiệp mua hàng hoá thấp hơn giá trị của nó và khi bán thì anh ta bán đúng giá trị của nó.
Ví dụ: Một nhà tư bản công nghiệp có số tư bản là 800 trong đó chia thành (700c + 100v). Giả sử tỷ suất giá trị thặng dư là 100% thì giá trị hàng hoá sẽ là:
700c + 100v + 100m= 900
Tỷ suất lợi nhuận công nghiệp sẽ là:
P'cn= (100/800) *100%= 12,5%
Cũng giả sử một nhà tư bản công nghiệp bỏ ra một số tư bản là 200 để mua hàng hoá của nhà tư bản công nghiệp . Vì nhà tư bản thương nghiệp ứng tư bản để kinh doanh nên phải có lợi nhuận và do đó tỷ suất lợi nhuận có sự tham gia của tư bản thương nghiệp sẽ là:
[100/(800+ 200)] *100% = 10%
Theo tỷ suất lợi nhuận này, nhà tư bản thương nghiệp chỉ thu được lợi nhuận là:
800*10% = 80
và lợi nhuận thương nghiệp sẽ là:
200*10% = 20
Như vậy tư bản công nghiệp sẽ bán hàng hoá với giá thấp hơn giá trị của nó, cụ thể là:
700c +100v + 80m = 880
Còn tư bản thương nghiệp sẽ bán đúng giá trị của hàng hoá là:
880 + 20 = 900
Như vậy là tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp có sự thoả hiệp để cùng nhau bóc lột giá trị thặng dư của những người lao động trong sản xuất.
4. Sự bóc lột giá trị thặng dư của tư bản thương nghiệp trong lưu thông
Tuy nhiên lợi nhuận của tư bản thương nghiệp không chỉ là kết quả của sự bóc lột giá trị thặng dư của người lao động trong sản xuất mà còn là kết quả của sự bóc lột giá trị thặng dư của những người lao động thương nghiệp thuần tuý. Vấn đề này có thể giải thích như sau:
Trong quá trình thực hiện lưu thông, tư bản thương nghiệp phải thuê công nhân (những người lao động thương nghiệp thuần tuý). Tuy nhiên lợi nhuận thương nghiệp không phải do những người lao động làm thuê trong lĩnh vực thương nghiệp tạo ra, vì lẽ lao động của họ không sản xuất ra hàng hóa và do đó không thể tạo ra giá trị (ở đây không nói đến những lao động có tính sản xuất được tiếp tục tiến hành trong khoảng thời gian lưu thông như: vận tải hàng hoá, bảo quản hàng hoá, đóng gói v.v…). Tuy nhiên họ vẫn bị các nhà tư bản thương nghiệp bóc lột, sự bóc lột này thể hiện ở hai điểm sau:
Thứ nhất: Tiền lương mà họ nhận được vẫn là giá cả của sức lao động. Với số tiền nhận được, người công nhân làm thuê trong thương nghiệp vẫn chỉ đủ để tái sản xuất ra sức lao động cung cấp cho tư bản.
Thứ hai: Ngày lao động của họ vẫn bị chia ra thời gian c...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Nghiên cứu ảnh hưởng chế độ tiền xử lý đến sự thay đổi màu sắc và cấu trúc hạt sen bóc vỏ trong bảo Khoa học Tự nhiên 0
D Ảnh hưởng từ sự linh hoạt của nhà cung cấp dịch vụ tới lòng trung thành của khách hàng tổ chức Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu sự thỏa mãn của người dân trong bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng tới sự sẵn lòng chi trả cho dịch vụ quản lý vận hành chung cư trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ Luận văn Kinh tế 0
D Nguyên tắc quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự Luận văn Luật 0
D Ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng Luận văn Kinh tế 0
M ad tải giúp em bài : ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng với ạ Khởi đầu 1
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Ảnh hưởng của các yếu tố chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng của khách hàng tại trung tâm mua sắm Aeon Mall Bình Dương Quản trị Chiến Lược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top