TOCDUOIGA_9X

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa đặc trưng mục tiêu và đặc trưng cách của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam





Phát triển văn hóa, đạo đức cũng góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế và xã hội phát triển.
Hồ Chí Minh cho thấy rõ sự khác biệt giữa chế độ xã hội mới và chế độ thực dân ở chỗ: Trong
chế độ thực dân, nhân dân bị kìm hãm trong vòng ngu muội để dễ bị áp bức, còn trong chế
độ xã hội mới, phát triển văn hóa được coi là một trong những mục tiêu hàng đầu: Tính đến
năm 1961, số trường học ở miền Bắc Việt Nam nhiều hơn số trường học ở cả xứ Đông Dương
thời thuộc Pháp, ai cũng muốn học và đều được đi học. Chính “văn hoá nảy nở hiện thời là điều
kiện cho nhân dân chúng tôi tiến bộ”[2, tr.392] và “chúng tôi đã đào tạo nhanh chóng các cán
bộ cho tất cả các ngành hoạt động; chính vì vậy chúng tôi đã gây dựng được cơ sở để công
nghiệp hóa đất nước”[2, tr.393]. Những thành tựu trong xây dựng đời sống mới, văn hoá mới,
đạo đức mới đã góp phần quan trọng làm nên những thắng lợi trong các lĩnh vực khác của đời
sống xã hội. Đối với văn hoá, đánh giá cao những việc đã làm được, đồng thời Hồ Chí
Minh cũng chỉ rõ trách nhiệm của ngành văn hóa đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc
còn rất nặng nề.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mang tính uyển chuyển, linh hoạt và tạo điều kiện cho sự phát huy tính sáng tạo trong tư duy về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
*
Năm 1956, Hồ Chí Minh đã nêu lên hai vấn đề lớn về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: “... muốn biết ta tiến lên chủ nghĩa xã hội như thế nào thì trước hết ... phải biết chủ nghĩa xã hội là gì đã chứ!”[1, tr.225]. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giải quyết vấn đề “chủ nghĩa xã hội (ở Việt Nam) là gì” là để định hướng cho việc “tiến lên chủ nghĩa xã hội (ở Việt Nam) như thế nào”, và giải quyết vấn đề “chủ nghĩa
xã hội là gì” chính là xác định các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội là một công việc cần thiết trong bối cảnh chúng ta đang đổi mới nhận thức về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Từ 1953 trở đi, Hồ Chí Minh đã nêu lên nhiều luận điểm bàn về vấn đề “chủ nghĩa xã hội là gì”. Thông qua nghiên cứu các luận điểm này, ta có thể thấy ra quan điểm của Người về các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong tác phẩm Thường thức chính trị (1953), Hồ Chí Minh đã giới thiệu quan niệm chung về các đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa xã hội, vốn được xác lập trên cơ sở tình hình thực
tế của Liên Xô. Sau Thường thức chính trị, Hồ Chí Minh tiếp tục đề cập đến các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội trong nhiều tác phẩm khác của Người
Khái quát các luận điểm của Hồ Chí Minh, có thể thấy trong tư tưởng của Người, chủ nghĩa xã hội có những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất là đặc trưng về kinh tế. Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội có trình độ phát triển cao về kinh tế, nền sản xuất phát triển, năng suất lao động cao, có cơ cấu kinh tế cân đối. Chủ nghĩa xã hội có lực lượng sản xuất phát triển, đưa những thành tựu của khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Chủ nghĩa xã hội có quan hệ sản xuất mang tính xã hội hoá, xoá bỏ chế độ tư hữu tư liệu sản xuất, người lao động trực tiếp tham gia
tổ chức quá trình sản xuất và áp dụng nguyên tắc phân phối theo lao động.
Thứ hai là đặc trưng về chính trị. Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội phát triển cao về dân chủ. Nhân dân thực sự là chủ thể của toàn bộ đời sống xã hội. Đảng và Nhà nước phải tạo điều kiện để thực hành dân chủ rộng rãi, để phát huy quyền và trách nhiệm làm chủ của người dân, để người dân thực sự tham gia quản lý nhà
nước và xã hội. Thứ ba là đặc trưng về văn hoá, đạo đức. Chủ nghĩa xã hội là một chế độ phát triển cao về văn hoá và đạo đức. Nền văn hoá, đạo đức mới vừa kết thừa, phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu đồng thời có những đóng góp tích cực cho kho tàng giá trị đạo đức, văn hoá của nhân loại. Văn hoá, đạo đức thực sự bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, từ thực tiễn lao động, sản xuất, chiến đấu của quần chúng nhân dân, đồng thời dẫn dắt, “soi đường cho quốc dân đi”. Văn hoá, đạo đức thấm sâu vào các quan hệ xã hội, hình thành nên quan hệ mới, tốt đẹp, giữa con người với con người. Các giá trị văn hoá, đạo đức được sáng tạo ra thực sự do và vì “lẽ sinh tồn cũng như nhu cầu của cuộc sống”.
Thứ tư là đặc trưng về xã hội. Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội công bằng, bình đẳng, hợp lý. Mọi thành viên (cá nhân, giai tầng, vùng miền, dân tộc, tôn giáo, v.v..) của xã hội đều có quyền và được tạo điều kiện để hưởng thụ sự công bằng, bình đẳng về cơ hội phát triển, về
đóng góp và hưởng thụ.
Thứ năm là đặc trưng về chủ thể xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Chế độ xã hội chủ nghĩa là
công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự
xây dựng lấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Giới nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh ở
Việt Nam nói chung đều thừa nhận trong tư
tưởng Hồ Chí Minh, chế độ xã hội chủ nghĩa có
năm đặc trưng cơ bản trên. Bốn đặc trưng đầu
là đặc trưng của bốn lĩnh vực cơ bản của đời
sống xã hội. Đặc trưng thứ năm nhấn mạnh yếu
tố con người với tư cách là chủ thể xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Đặc trưng thứ năm là một
trong những điểm nhấn quan trọng của Hồ Chí
Minh. Hồ Chí Minh nói rằng: “Đảng và Nhà
nước ta dùng lực lượng của nhân dân để xây
dựng cho nhân dân một đời sống ngày càng
sung sướng. Đó là chủ nghĩa xã hội”[2, tr.586].
Ở đây, “chủ nghĩa xã hội” không phải chỉ được
hiểu là “đời sống ngày càng sung sướng”, mà là
toàn bộ quá trình Đảng và Nhà nước dùng lực
lượng của nhân dân để xây dựng cho nhân dân
đời sống ngày càng sung sướng ấy. Điều đó
cũng có nghĩa là khi nhân dân ý thức được sự
cần thiết và bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã
hội, thì bản thân hành động nhận thức và thực
tiễn đó chính là chủ nghĩa xã hội. Theo nghĩa
ấy, chủ nghĩa xã hội được hiểu như một “phong
trào hiện thực” - theo cách nói của C. Mác.
Tuy nhiên, nghiên cứu các luận điểm của
Hồ Chí Minh bàn về chủ nghĩa xã hội, ta thấy
Người còn đề cập đến một đặc trưng thứ sáu,
mang tính tổng quát. Đó là đặc trưng về mục
tiêu của chủ nghĩa xã hội. Đặc trưng thứ sáu
này được Hồ Chí Minh phát biểu trong rất
nhiều luận điểm, và nhất quán, xuyên suốt trong
tư tưởng của Người. Chẳng hạn luận điểm sau
đây: “Mục đích của chủ nghĩa xã hội là gì? Nói
một cách giản đơn và dễ hiểu là: không ngừng
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”[2,
tr.271]. “Không ngừng nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân” là một đặc
trưng quan trọng, thậm chí còn được Hồ Chí
Minh coi là quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa:
“Quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa cơ bản là
thoả mãn những nhu cầu vật chất và văn hoá ngày càng cao của nhân dân lao động, trái
ngược hẳn với nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản
lũng đoạn, một nền kinh tế dựa vào bóc lột giai
cấp công nhân ngày càng nặng nề, sự bần cùng
hoá quần chúng lao động và sự cướp bóc các
dân tộc bị nô dịch”[2, tr.559-560].
Nét đặc sắc trong tư duy của Hồ Chí Minh
về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không chỉ thể
hiện ở việc Người nêu lên và nhấn mạnh đặc
trưng thứ sáu này, mà điều quan trọng hơn, đó
là Người đã đặc biệt nhấn mạnh đến mối quan
hệ giữa đặc trưng thứ sáu này với các đặc trưng
khác của chủ nghĩa xã hội.
Để làm sáng tỏ quan điểm của Hồ Chí Minh
về mối quan hệ ấy, cần chú ý đến cách lập
luận, đến lôgic tư tưởng của Hồ Chí Minh.
Lôgic đó như sau:
Mục tiêu cao nhất trong xây dựng chế độ xã
hội mới mà cách mạng Việt Nam hướng tới là
“không ngừng nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân”.
Để thực hiện mục tiêu ấy, cách là
phát triển sản xuất, là “tăng gia sản xuất, thực
hành tiết kiệm”. Hồ Chí Minh nói: “Nhiệm vụ
quan trọng bậc nhất của chúng ta h...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quan điểm cơ bản của đảng ta về phát triểu kinh tế trong giai đoạn hiện nay Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ ad tải giúp mình tài liệu "Quan điểm cơ bản của đảng ta về phát triểu kinh tế trong giai đoạn hiện nay" với ạ Kinh tế chính trị 5
D Quan điểm Giải tích về các cách tiếp cận khái niệm giới hạn và việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong dạy học Luận văn Sư phạm 0
D Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Môn đại cương 0
D Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Môn đại cương 0
D Vận dụng quan điểm kiểm soát quyền lực nhà nước của Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước pháp quyền Môn đại cương 0
D Phân tích tính tất yếu khách quan, đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Vận dụng quan điểm của triết học Mác về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Môn đại cương 0
D Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về tôn giáo. Ý nghĩa của nó trong thời đại ngày nay Môn đại cương 0
B Những đặc điểm cơ bản của truyền thống "Quan họ Bắc Ninh" Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top