xshiro_kut3x

New Member

Download miễn phí Mở tiệm tạp hóa: Loại hình kinh doanh phù hợp với mọi khả năng tài chính





Nếu không có chiến lược rõ ràng và lại không biết cách điều hành thì việc quản lý một cửa tiệm tạp
hóa nhỏ cũng sẽ khiến bạn phải đau đầu, thậm chí điêu đứng vì lỗ. Chia sẻ trên webtretho.com,
nickname xita_hn cho biết: “Hai vợ chồng em vừa mới mở cửa hàng tạp hóa được mấy tháng
nhưng đã lỗ hơn nửa tỷ rồi. Tiền đầu tư thì nhiều nhưng lãi thì lắt nhắt 500, 1.000 đồng. Hồi đầu
chưa bán em tưởng lãi ghê gớm lắm vì nhìn nhiều người bán đắt hàng là ham nhưng có bán rồi mới
biết. Mình bán rẻ thì hầu như không có lãi, còn bán đắt thì chả ai mua, thà người ta vào siêu thị còn
hơn”.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Mở tiệm tạp hóa: Loại hình kinh doanh phù hợp với mọi khả năng tài chính
Trong thời kỳ khủng hoảng, để khởi nghiệp kinh doanh với điều kiện tài chính còn eo hẹp là
rất khó khăn. Tuy nhiên, có một số loại kinh doanh lại không quá “kén” về tài chính, dù trong
tay bạn có nhiều vốn hay chỉ có tầm trăm triệu đổ lại, bạn vẫn có thể bắt đầu kinh doanh với
quy mô phù hợp. Mở tiệm tạp hóa là một trong những hướng đi như vậy.
Kinh doanh tiệm tạp hóa đòi hỏi chủ tiệm phải có khả năng quản lý sát sao
cũng như cung cách phục vụ khách hàng tốt
Lợi ích của kinh doanh tiệm tạp hóa
So với mô hình cửa hàng tiện lợi của các nước tiên tiến, các cửa hàng bán hàng tạp hóa ở Việt
Nam có những đặc thù và lợi thế khác biệt dù mục đích phục vụ giống nhau. Với đặc điểm điều kiện
kinh tế chưa cao (ngoại trừ ở các thành phố lớn), đa phần người dân vẫn có thói quen mua bán là
tạt ngang vào tiệm tạp hóa ven đường hay gần nhà để mua các vật dụng thiết yếu chứ không mấy
khi đi siêu thị, các kiốt tạp hóa có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với cửa hàng tiện lợi cao cấp.
Nhiều người lựa chọn mở tiệm tạp hóa tại nhà vì “một công đôi việc”, vừa kiếm kế sinh nhai vừa tiện
trông coi nhà cửa, chăm sóc con cái và gia đình.
Nhiều người lựa chọn mở tiệm tạp hóa tại nhà vì “một công đôi việc”, vừa kiếm kế sinh nhai
vừa tiện trông coi nhà cửa, chăm sóc con cái và gia đình
Kinh doanh hàng tạp hóa tuy số lãi trên từng mặt hàng không nhiều, có khi chỉ vài trăm đồng lẻ
nhưng “tích tiểu thành đại”, lợi nhuận từ cửa tiệm tạp hóa có thể giúp bạn trang trải các chi phí sinh
hoạt hàng ngày. Với những tiệm quy mô lớn, đông khách, nhận làm đại lý cho các thương hiệu hàng
hóa lớn thì số lãi còn gấp nhiều lần.
Đưa ra lời khuyên cho những người muốn kinh doanh loại hình này, nickname iloveu trên website
az24.vn chia sẻ: “Kinh doanh mặt hàng này không bao giờ bị ế, nhất là vào mùa vụ như tết, trung
thu thì kiếm bộn tiền. Hơn nữa, ngày nào cũng có người mua, ra vào tấp nập rất vui, không bị nản
chí như một số nghề khác”.
Những thử thách khi khởi nghiệp
Tuy đây là một trong những hình thức kinh doanh có thể thu vốn nhanh, nhưng lại có một số khó
khăn, thử thách nhất định.
Thứ nhất, do mặt hàng phong phú, phải nhập nhiều hàng để phục vụ nhiều đối tượng khách hàng
nên chủ hàng luôn phải có sự sáng suốt trong quản lý hàng hóa, nhớ giá cả các mặt hàng, đề
phòng kẻ gian, cách bài trí sao cho khách hàng dễ tìm, dễ lựa chọn hàng hóa… Tất cả đều đòi hỏi
mỗi chủ tiệm phải có một cái đầu sáng suốt của nhà quản lý, một trí nhớ tốt và linh hoạt trong xử lý
những yêu cầu về giá cả của khách hàng.
Một trong những khó khăn của kinh doanh hàng tạp hóa là luôn phải lưu tâm
đến chất lượng sản phẩm, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng
Thứ hai, đây là một trong những loại hình có tính cạnh tranh cao, thậm chí có nơi tiệm tạp hóa nằm
san sát nhau. Khó khăn ấy đòi hỏi mỗi cá nhân khi kinh doanh cần đề ra một chiến lược rõ ràng, chú
ý đến các phương pháp marketing, dịch vụ ưu đãi… Các cửa hàng ra sau tất nhiên sẽ có những
thiệt thòi nhất định nhưng không hẳn đi sau là không có lợi. Có những nhà bán lẻ vẫn sống và phát
triển mạnh dưới cái bóng của các nhà bán lẻ khổng lồ. Bạn có thể mua và tham khảo cuốn "Để cạnh
tranh với những người khổng lồ", trong đó có rất nhiều ví dụ về cửa hàng nhỏ phát triển mạnh
tương đương với các cửa hàng lớn, thậm chí là phát triển khi nằm ngay cạnh các cửa hàng thuộc
hạng “đại gia”.
Nếu không có chiến lược rõ ràng và lại không biết cách điều hành thì việc quản lý một cửa tiệm tạp
hóa nhỏ cũng sẽ khiến bạn phải đau đầu, thậm chí điêu đứng vì lỗ. Chia sẻ trên webtretho.com,
nickname xita_hn cho biết: “Hai vợ chồng em vừa mới mở cửa hàng tạp hóa được mấy tháng
nhưng đã lỗ hơn nửa tỷ rồi. Tiền đầu tư thì nhiều nhưng lãi thì lắt nhắt 500, 1.000 đồng. Hồi đầu
chưa bán em tưởng lãi ghê gớm lắm vì nhìn nhiều người bán đắt hàng là ham nhưng có bán rồi mới
biết. Mình bán rẻ thì hầu như không có lãi, còn bán đắt thì chả ai mua, thà người ta vào siêu thị còn
hơn”.
Vậy làm sao để tránh được những rủi ro trên. Dưới đây là một vài bước cơ bản để bạn có thể yên
tâm đầu tư cho loại hình kinh doanh này.
Trước khi mở tiệm, bạn nên lưu ý các điểm sau:
1. Lựa chọn địa điểm:
Đối với những cá nhân có ý định mở cửa hàng tạp hóa với quy mô lớn, đây là một trong những yếu
tố khá quan trọng. Thường thì tiệm tạp hóa phù hợp với tất cả các địa điểm bởi sản phẩm của loại
hình này tương đối đa dạng, cần thiết và gần gũi với cuộc sống thường nhật của người dân. Nhưng
khi xác định mở một cửa hàng tạp hóa lớn, bạn nên chọn địa điểm dân cư đông đúc, kinh tế phát
triển. Tại những địa điểm như vậy, nhu cầu mua các mặt hàng chất lượng, có thương hiệu sẽ nhiều
hơn, tương xứng với những sản phẩm chất lượng cao mà một cửa tiệm tạp hóa có quy mô cần
có.
Đối với trường hợp mở tiệm tạp hóa nhỏ, lẻ tại gia, bạn không cần quá chú trọng nhiều đến yếu tố
này.
2. Khảo sát về nhân khẩu học:
Trước khi mở tiệm, bạn cũng nên tiến hành khảo sát khu vực dân cư nơi bạn định mở tiệm: mật độ,
đối tượng dân cư, thu nhập,… Đối với những tiệm buôn bán nhỏ tại nhà, bạn nên xác định đối
tượng dân cư tại nơi bạn sinh sống chủ yếu là công nhân, trung lưu hay thượng lưu… để lựa chọn
các mặt hàng kinh doanh cho phù hợp. Đây là điều tối quan trọng, bởi lẽ, nếu bạn nhập những mặt
hàng không hợp thị hiếu, khách hàng không chuộng, thì bạn chỉ còn cách “ôm” và dùng dần. Các
sản phẩm như: mì gói, bột ngọt, xà phòng, bột giặt, nước mắm, nước tương v.v... đều có nhãn hiệu
ưa chuộng cho từng vùng, từng đối tượng khách hàng.
Đối với những tiệm buôn bán nhỏ tại nhà, bạn nên xác định đối tượng dân cư tại nơi bạn sinh sống
để lựa chọn các mặt hàng kinh doanh cho phù hợp
Ví dụ, nếu khu vực bạn mở tiệm tập trung đông công nhân, lao động phổ thông, học sinh, sinh viên
thì bạn nên bán với giá rẻ và chịu khó cho nợ, đây là một trong những là ưu tiên hàng đầu. Bạn
cũng cần lưu ý nghiên cứu so sánh giá cả của một số cửa hàng lân cận vì đôi khi hơn nhau vài ba
trăm đồng người ta cũng bỏ quán bạn mà đi. Còn nếu đối tượng khách của bạn chủ yếu công nhân
viên chức, dân văn phòng thì chất lượng, mẫu mã và cách trưng bày hàng hóa lại là yếu tố quyết
định.
Để tránh được những rủi ro trong bước này, đầu tiên bạn hãy quan sát những cửa hàng gần mình
nhất xem họ bán gì, giá bao nhiêu, so với giá buôn họ lãi như thế nào và tham khảo nhận xét của
người dân trong khu vực về thái độ phục vụ, những mặt hàng còn thiếu, những điểm hạn chế là gì.
Ngay cả những thứ nhỏ nhặt nhất như cây kim, sợi chỉ cũng phải đưa vào danh sách mặt hàng cần
phục vụ.
Là ông chủ một cửa tiệm tạp h
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top