phuchuy3107

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Tham nhũng - Những ảnh hưởng của tham nhũng đến ổn định chính trị xã hội





 
MỤC LỤC
 
Trang
Chương 1: Tham nhũng - những ảnh hưởng của tham nhũng đến ổn định chính trị xã hội
1.1. Tham nhũng
1.2. Hậu quả của tham nhũng đối với ổn định chính trị - xã hội
1.3.
Chương 2:
2.1. Yêu cầu chống tham nhũng để ổn định chính trị - xã hội
2.2. Kinh nghiệm chống tham nhũng từ Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
KẾT LUẬN
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

o, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người thay mặt phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.
- Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Tất cả những đối tượng trên nếu có những hành vi sau đây thì bị coi là tham nhũng:
- Tham ô tài sản.
- Nhận hối lộ.
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.
- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hay địa phương vì vụ lợi.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi.
- Nhũng nhiễu vì vụ lợi.
- Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Như vậy, nói một cách chung nhất, tham nhũng là sự lợi dụng quyền hành nhà nước để mưu lợi ích riêng, tham nhũng phát triển mạnh ở những nơi nào mà những sơ hở trong chính sách và chế độ điều chỉnh tạo cơ hội cho nó tồn tại và ở nơi nào mà những thể chế kiềm chế và kiểm soát quyền lực hoạt động yếu kém thì ở đó tham nhũng phát triển.
Như vậy, bất cứ ở đâu có quyền lực và lợi ích thì ở đó có tham nhũng, do đó mà mức độ tham nhũng sẽ phụ thuộc và cơ chế kiểm soát quyền lực và phân phối lợi ích. ở đâu quyền lực được kiểm soát chặt chẽ, hạn chế lạm quyền. Lợi ích được phân phối hợp lý, hạn chế được sự bất bình đẳng, bất hợp lý thì ở đó chắc chắn tham nhũng sẽ được hạn chế.
1.2. Hậu quả của tham nhũng đối với ổn định chính trị - xã hội
Tham nhũng hiện nay đang là vấn đề nhức nhối của hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước kém phát triển và đang phát triển, tham nhũng đã để lại những hậu quả nghiêm trọng và trở thành một trong những lực cản nặng nề nhất của sự phát triển. Tham nhũng không chỉ gây căn bệnh quá xấu đối với sự phát triển kinh tế mà còn làm mất ổn định chính trị - xã hội. ở hầu hết các quốc gia có nạn tham nhũng hoành hành, uy tín của Đảng cầm quyền sẽ bị xói mòn, dân chúng mất lòng tin, Chính phủ bị vô hiệu hóa, kỷ cương phép nước và trật tự xã hội bị phá vỡ dẫn đến nguy cơ sụp đổ đất nước. Tham nhũng thường không có nạn nhân trực tiếp, nhưng hậu quả của nó gây ra cuối cùng toàn bộ xã hội phải gánh chịu.
Đối với kinh tế, tham nhũng gây ra những thiệt hại rất lớn, theo các nhà nghiên cứu thì tham nhũng là một loại lãng phí nguồn lực. Nó không chỉ có ảnh hưởng xấu đến kinh tế vĩ mô, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế vi mô, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tư nhân. Ví dụ: có được một giấy phép kinh doanh, các doanh nghiệp phải lo đút lót cho các quan chức có thẩm quyền trong việc giải quyết các thủ tục giấy tờ, điều này đã làm nản lòng những người làm ăn chính đáng, triệt tiêu động lực phấn đấu của họ.
Trong kinh tế tham nhũng còn kích thích kinh tế ngầm tội phạm phát triển, thay vì hoạt động trong một nền kinh tế lành mạnh, tuân thủ các quy định, quy chế, pháp luật và đánh thuế nghiêm chỉnh, các doanh nhân lại dựa vào mối quan hệ quen biết, móc ngoặc để làm ăn phi pháp, trốn thuế, buôn lậu, rửa tiền, tham nhũng làm thiệt hại cho những khoản kinh phí lẽ ra được đầu tư cho các khu vực công cộng như y tế, giáo dục, môi trường, nước sạch... ảnh hưởng lớn đến **** kinh tế của xã hội.
Như vậy, về kinh tế, tham nhũng làm thất thoát đáng kể đến công quỹ, ngấn ách nhà nước, đến khoản tích góp từ mồ hôi, nước mắt của nhân dân. Tham nhũng dẫn đến năng suất lao động xã hội bị giảm sút, giá thành giảm, phát triển xã hội tăng cao, khả năng cạnh tranh kinh tế yếu kém, nguy hại hơn tham nhũng làm suy giảm, thậm chí có nơi còn làm triệt tiêu động lực lao động.
Đối với đạo đức xã hội, tham nhũng đã và đang làm băng hoại cả nền đạo đức và làm cho con người thoái hóa, biến chất khi nó tạo ra một môi trường xấu trong xã hội. Tham nhũng kích thích thiếu tính ích kỷ, tham lam, hám lợi, làm giầu bất chính nó làm ảnh hưởng tới tâm lý, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Lòng nhân ái nhân văn ở con người và niềm tin và công lý bị xói mòn.
Đối với chính trị - xã hội, tham nhũng quá nhiều có thể làm mất lòng tin vào cơ cấu thể chế của xã hội, hậu quả là cơ cấu xã hội có thể sẽ bị đổ vỡ hoàn toàn, dẫn đến tình trạng vô chính phủ. Đâyc hính là ảnh hưởng phá hủy dần dần. Tham nhũng làm xói mòn phẩm chất đạo đức cách mạng, làm tha hóa, làm hỏng cán bộ, đảng viên, gây nên sự bất bình lớn từ phía nhân dân, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Đánh mất lòng tin của nhân dân là đánh mất cơ sở, chỗ dựa vững chắc cho sự tồn tại của Đảng và Nhà nước ta. Thực tế nhân dân nổi loạn ở Thái Bình và một số nơi khác trong những năm qua đã minh chứng cho điều này.
Thực tế hiện nay ở nước ta, một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên thoái hóa, biến chất, lợi dụng những kẽ hở trong cơ chế, chính sách quản lý, luật pháp của nhà nước để tham ô, hối lộ, trao đổi quyền, tiền và những lợi ích khác, lợi dụng chức quyền để sách nhiễu dân. Tham nhũng đã làm tổn hại lớn tới các nguồn lực của nhân dân, của đất nước, làm suy yếu tổ chức Đảng và bộ máy nhà nước, cản trở lớn đến sự phát triển, gây mất niềm tin ở nhân dân, là yếu tố có khả năng dẫn đến mất ổn định chính trị - xã hội là yếu tố có khả năng dẫn đến mất ổn định chính trị - xã hội cao nhất.
Quay trở lại với sự kiện Thái Bình, khi phân tích sâu xa nguyên nhân dẫn đến điểm nóng đã cho thấy, những vấn đề mà nhân dân khiếu kiện ở đây cơ bản là chính đáng, những người tham gia khiếu kiện không có mục tiêu chống đối chế độ, chống Đảng và Nhà nước, mà mục tiêu chính là chống tham nhũng, tiêu cực, đòi công khai, dân chủ, công bằng. Nhưng không được nhận thức đúng, cùng với sự xử lý chưa nghiêm minh ở các cấp cơ sở nên để tình trạng khiếu kiện kéo dài, lan rộng, gay gắt và trở thành điểm nóng chính trị - xã hội.
Nhự vậy, tham nhũng nếu như không được xử lý kiên quyết, kịp thời nghiêm minh, nếu để cho "nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ **** sự sống còn của chế độ ta" [1, tr.76].
Đấu tranh chống tham nhũng, làm cho bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh hiện nay là vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Để khắc phục đẩy lùi nguy cơ chúng ta cần khẩn trương nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hiện trạng tham nhũng nh
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top