Download miễn phí Luận văn Hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam





MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm, nội dung và vai trò của pháp luật về bình đẳng giới 8
1.2. Tiêu chí hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam 30
1.3. Pháp luật của một số nước về bình đẳng giới và những điểm cần tiếp thu vận dụng ở Việt Nam 36
Chương 2: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM 40
2.1. Khái quát quá trình phát triển của pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam 40
2.2. Thực trạng pháp luật về bình đẳng giới hiện nay 49
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THỊÊN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM 84
3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới 84
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay 99
KẾT LUẬN 117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
PHỤ LỤC 124
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ành lập và quản lý doanh nghiệp. Sự ra đời của luật doanh nghiệp đã góp phần bảo đảm việc thực hiện quyền tự do kinh doanh của các công dân nói chung và của phụ nữ nói riêng theo nguyên tắc “ mọi công dân có quyền tự do kinh doanh theo pháp luật”. Quyền này còn được cụ thể hoá trong Luật Hợp tác xã năm 2003 (Điều 10) qui định cá nhân có quyền khởi xướng thành lập hợp tác xã và tham gia hợp tác xã. Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã tạo ra một khung pháp lý thông thoáng bảo đảm cho phụ nữ dễ dàng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao vị trí kinh tế của người phụ nữ trong xã hội.
Trên cơ sở bình đẳng về quyền sở hữu tài sản của phụ nữ được ghi nhận trong Hiến pháp Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản có liên quan đã qui định người phụ nữ không chỉ hoàn toàn bình đẳng với nam giới trong việc quản lý tài sản mà còn bình đẳng trong việc sử dụng và định đoạt đối với tài sản của mình, họ có thể bán, tặng cho, để lại di sản thừa kế hay đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh. Trong các hình thức sở hữu chung, người phụ nữ cũng như nam giới đều có quyền sở hữu phần tài sản mà mình đóng góp hay có quyền chi phối tài sản chung theo mức đóng góp vào khối tài sản chung đó. Theo đó, Bộ luật Dân sự năm 2005 qui định:
“1. Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ.
2. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình.
Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật.
3. Trong trường hợp rất cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hay trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân, pháp nhân hay chủ thể khác theo qui định của pháp luật” (Điều 169).
“Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây:
1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp;
2. Được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hay theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
3.Thu hoa lợi, lợi tức;
4. Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến;
5. Được thừa kế;
6. Chiếm hữu trong các điều kiện pháp luật qui định…” (Điều 170).
Để tạo điều kiện cho phụ nữ nâng cao vị địa vị kinh tế của mình trong xã hội, tham gia một cách có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, pháp luật Dân sự tạo cho các cá nhân không phân biệt nam nữ được xác lập quyền sở hữu một cách hợp pháp với các tài sản được pháp luật thừa nhận. Hay như trong trường hợp các quyền sở hữu tài sản bị xâm hại hay tranh chấp, qui định của luật tố tụng dân sự qui định thủ tục giải quyết các vụ án dân sự: “Công dân không phân biệt nam nữ, pháp nhân, theo thủ tục pháp luật qui định, có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án nhân dân bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình” (Điều 1), “… Và “các đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự” (Điều 4) [61].
Luật Đất đai năm 2003, có sự khái quát về khái niệm “người sử dụng đất” như sau: “Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân) được nhà nước giao đất, cho thuê đất hay công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất” (Điều 9). Đối với đối tượng sử dụng đất là cá nhân, pháp luật không có sự phân biệt nam nữ đối với quyền sử dụng đất. Qui định này, tạo điều kiện cho việc cụ thể hoá các quyền bình đẳng của phụ nữ đối với nam giới trong khi thực hiện các quyền năng của mình đối với đất đai.
Tuy nhiên, bảo đảm thực hiện sự bình đẳng về cơ hội trên thực tế là một vấn đề khó khăn, người phụ nữ vẫn thường chịu nhiều thiệt thòi ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc bịêt những ảnh hưởng mang lại do gánh nặng gia đình, những thiên chức do tạo hoá sinh ra. Ngoài các qui định của pháp luật, nhà nước cần có các chính sách thích hợp nhằm tháo gỡ khó khăn, khuyến khích và tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia quá trình sản xuất, kinh doanh, như việc miễm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp do phụ nữ đứng đầu, giảm lãi suất vay vốn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này mở rộng sản xuất, áp dụng các chính sách ưu đãi trong việc tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp do phụ nữ đứng đầu, chú trọng tới việc giúp đỡ họ tiếp cận với công nghệ mới và các nguồn vốn ưu đãi…
Trước, trong và sau tiến trình đổi mới Đảng và Nhà nước quan tâm rất sâu sắc đến bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế Nhà nước chỉ mới giải quyết được một phần nào so với nhu cầu phát triển của nền kinh tế đất nước cũng như nhu cầu bình đẳng và bình đẳng giới.
Các qui định của pháp luật nêu trên đã và đang góp phần khẳng định vị trí vai trò và tính đặc thù của lao động nữ với hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động kinh tế xã hội khác.
2.2.1.3. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
Hiến pháp 1959 qui định: “Cùng việc làm như nhau, phụ nữ được hưởng lương ngang với nam giới. Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công chức và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương. Nhà nươc bảo hộ quyền lợi của người mẹ và của trẻ em, bảo đảm phát triển căn nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ ”. Đến Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001) cũng qui định: “… lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức Nhà nướcvà người làm công ăn lương có quyền nghỉ trước và sau khi đẻ vẫn hưởng lương, phụ cấp theo qui định pháp luật. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội, chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà trẻ và các cơ quan phúc lợi xã hội khác để giảm nhẹ gánh nặng gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận làm mẹ” (Điều 63) [39].
Cụ thể hoá các qui định của Hiến pháp, các Bộ luật Lao đông, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân gia và gia đình, Luật Giáo dục, Luật Đất đai… đều có qui định liên quan đến vấn đền bình đẳng giới về kinh tế. Theo qui định của pháp luật, mọi công dân không phân biệt nam, nữ đều có quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm như nhau về sở hữu tài sản, tự chủ tự quyết định tham gia hoạt đông kinh tế và hưởng thụ các lội ích, thu nhập từ hoạt động kinh tế theo qui định; mọi người đều có quyền tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ; có quyền làm bất kỳ việc gì mà pháp luật không cấm; người sử dụng lao động phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam, nữ về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động…
Bên cạnh các qui định mang tính b...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing cho dịch vụ vinaphone trả trước tại viễn thông hậu giang Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top