Download miễn phí Luận văn Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp tỉnh Thanh Hoá





MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG CÔNG NGHIỆP 4
1.1. Khái niệm, phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp 4
1.2. Đặc điểm, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng 9
1.3. Kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp 21
Chương 2 THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HOÁ 29
2.1. Tình hình kinh tế - xã hội tác động đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp Thanh Hoá 29
2.2. Thực trạng phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp ở Thanh Hoá 40
2.3. Những kết quả, hạn chế và nguyên nhân 63
Chương 3 PHƯƠNG HƯ¬ỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HOÁ ĐẾN NĂM 2020 70
3.1. Phương hướng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hoá 70
3.2. Các giải pháp chủ yếu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp tỉnh Thanh Hoá 77
KẾT LUẬN 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

âng sức cạnh tranh. Có nhiều thiết bị được đầu tư khai thác sử dụng không hết công suất, đạt hiệu quả không cao, do chưa đồng bộ hay thiếu nguyên liệu...
Hiện nay phần lớn các DNN&V ngoài quốc doanh trên địa bàn toàn tỉnh sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, chắp vá, máy móc thiết bị công nghệ cũ mua lại của các doanh nghiệp nhà nước. Hầu hết là các máy móc thiết bị được sản xuất từ những năm 60 do đó tốn nhiều nguyên vật liệu nhưng năng suất và chất lượng sản phẩm không cao, dẫn tới khả năng cạnh tranh kém. Khu vực dân doanh có nhiều lợi thế nhưng mới đóng góp được khoảng 15% mức thu ngân sách của tỉnh. Còn nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài, đặc biệt là khối DNNN, tiền lương bình quân cho người lao động còn thấp, các chế độ bảo hiểm xã hội và điều kiện làm việc ở nhiều nơi chưa được đảm bảo.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do hầu hết các doanh nghiệp ở Thanh Hoá chưa mạnh dạn vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất, thay đổi công nghệ, máy móc thiết bị, không có thị trường ổn định, không đảm bảo phương án thu hồi và trả nợ vốn vay. Trong khi đó một số ít các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư công nghệ mới để mở rộng sản xuất thì lại gặp phải những khó khăn như: qui mô vốn nhỏ bé, không tiếp cận được các khoản tín dụng trung và dài hàn cần thiết, thiếu thông tin về thị trường máy móc thiết bị, việc nhập khẩu máy móc thiết bị bị đánh thuế với thuế suất cao.
Trong những năm gần đây mặc dù số lượng các cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh Thanh Hoá đã có sự gia tăng đáng kể, tuy nhiên nếu phân tích kỹ có thể thấy sự gia tăng đó chủ yếu nằm trong kinh tế hộ gia đình cá thể và tổ sản xuất hợp tác, còn kinh tế doanh nghiệp tư nhân, sau sự phát triển ồ ạt ở những năm đầu chuyển đổi cơ chế nay đã có phần chững lại và bước vào giai đoạn sàng lọc. Thực trạng này công thêm những tồn tại chưa được giải quyết như: chất lượng quản lý và quản trị kinh doanh thấp, trình độ máy móc lạc hậu… là những nguyên nhân khiến cho chất lượng sản phẩm công nghiệp của tỉnh vẫn còn ở mức thấp so với mức trung bình của cả nước. Chất lượng sản phẩm thấp đã hạn chế rất nhiều sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện nay hầu như không có sản phẩm công nghiệp nào của tỉnh đủ khả năng để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Còn ở thị trường trong nước sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp của tỉnh cũng không mấy khả quan, chỉ có một vài sản phẩm như: đường, xi măng, thuốc lá là có khả năng cạnh tranh trên thị trường ngoại tỉnh, còn hầu hết các sản phẩm sản xuất ra đều tiêu thụ trên phạm vi địa bàn lãnh thổ tỉnh nhà. Tuy nhiên hiện nay rất nhiều sản phẩm bị chèn ép ngay trên chính "quê hương”, như các sản phẩm: gạch CERAMIC... đang bị các sản phẩm của Trung Quốc với giá rẻ hơn mẫu mã đẹp hơn chèn ép khiến cho nhiều cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng bị phá sản hay phải chuyển hướng kinh doanh. Do qui mô sản xuất của doanh nghiệp tư nhân và các HTX trên địa bàn toàn tỉnh không lớn, hơn nữa kinh tế hộ sản xuất cá thể luôn chiếm hơn tỷ trọng lớn nên nhìn chung qui mô lao động của các cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh ở Thanh Hoá khá nhỏ bé.
Tóm lại, hầu hết các sản phẩm ở khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh có sức cạnh tranh tương đối thấp, đẫn tới thị trường tiêu thụ rất nhỏ bé. Nếu trong một vài năm tới tình trạng này không được cải thiện đáng kể thì Việt Nam trong quá trình hội nhập và tham gia vào tổ chức thương mại quốc tế: AFTA, WTO,… chắc chắn các DNN&V ngoài quốc doanh của tỉnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nhìn chung quy mô doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn khá nhỏ bé, sự tăng trưởng quy mô bình quân của doanh nghiệp còn chậm.
Ngoài ra, trình độ người lao động và trình độ của người quản lý lao động cũng có những vấn đề đáng quan tâm. Theo thống kê, khối DNNN chỉ có 9,8% có trình độ đại học trở lên, còn trình độ sơ cấp chiếm tới 64,7%. Tỷ lệ tương ứng ở khối CTCP là 14,1% và 51%, Công ty TNHH là 5,2% và 72,4% (bảng số 2.8).
Bảng 2.8 Trình độ người lao động
TTT
Loại hình doanh nghiệp
Trình độ
Tổng số
Đại học
%
Trung cấp
%
Sơ cấp CNKT
%
Chưa qua đào tạo
%
1
DN nhà nước
5.749
537
9,8
885
16,2
3.539
64,7
518
9,5
2
Công ty cổ phần
2.420
341
14,1
605
25,0
1.235
51,0
239
9,9
3
Công ty THHH
5.956
307
5,2
424
7,1
4.311
72,4
914
15,3
4
DNTN
2.709
159
5,9
187
6,9
1.716
63,3
647
23,9
Tổng số
16.564
1.344
8,1
2.101
12,7
10.801
65,2
2.318
14,0
Nguồn: [5, tr.38].
Nhìn chung trình độ văn hóa, nghề nghiệp và năng lực quản lý của đội ngũ lao động làm việc trong các DNN&V ngoài quốc doanh trên địa bàn toàn tỉnh còn ở mức độ rất thấp. Số liệu trên đây cho thấy nguồn lực lao động có trình độ đại học và trên đại học là rất thấp, và hầu hết họ là các sĩ quan quân đội và cán bộ công nhân viên nhà nước đã nghỉ hưu theo Nghị định 176, 111 của Chính phủ; số lao động ở trình độ trung học chuyên nghiệp và thợ bậc 3, tương đương bậc 3 chiếm 58%; còn lại là lao động phổ thông chưa được đào tạo, vừa làm vừa học nghề. Số chủ doanh nghiệp được đào tạo về quản trị kinh doanh còn rất ít, họ quản lý bằng kinh nghiệm là chủ yếu. Với những cơ sở đã được thành lập từ thời kỳ bao cấp (HTX) thì các cán bộ chủ yếu được đào tạo và vận hành theo cơ chế cũ, kiến thức về kinh doanh và quản trị kinh doanh trong môi trường cạnh tranh còn rất hạn chế. Có thể nói, trình độ quản lý và quản trị kinh doanh thấp đã và đang hạn chế rất nhiều tới sự phát triển mở rộng của các DNN&V trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay chưa có sự hỗ trợ tài chính của tỉnh trong việc đào tạo đội ngũ lao động cho các doanh nghiệp này.
Bảng 2.9 Trình độ quản lý doanh nghiệp
TT
Loại hình DN
Số
K.sát
(DN)
Chủ tịch HĐQT
Giám đốc
Kế toán trưởng
Tuổi BQ(*)
Trình độ
Tuổi BQ
Trình độ
Tuổi BQ
Trình độ
ĐH
TrC
ĐH
TrC
ĐH
TrC
1
DN nhà nước
8
50
7
1
47
8
2
Công ty CP
10
52
9
1
49
9
1
50
9
1
3
Công ty TNHH
183
47
29
42
43
38
55
4
DNTN
122
45
12
19
42
17
23
* Bình quân các năm giữ chức.
Nguồn: [5, tr.38].
Về năng lực quản lý sản xuất - kinh doanh, có thể khẳng định rằng ngay cả trình độ của đội ngũ này cũng chưa đáp ứng yêu cầu cơ chế thị trường và xu thế hội nhập. Bên cạnh một số cơ sở điển hình, tổ chức quản lý đạt kết quả khá như Công ty đường Lam Sơn, Xi măng Nghi Sơn..., còn nhiều doanh nghiệp quản lý chưa khoa học và kém hiệu quả. Tình trạng quản lý cá nhân, độc quyền, không phát huy tốt chức năng của bộ máy còn tồn tại ở không ít doanh nghiệp. Chưa quan tâm đúng mức cho xây dựng, củng cố thương hiệu sản phẩm và uy tín doanh nghiệp. Thực hiện nguyên tắc và chế độ hạch toán kế toán, chứng từ hoá đơn, còn thiếu minh bạch, mang nặng tính hình thức, đối phó, gian lận để trốn tránh nghĩa vụ còn phổ biến.
2.2.4. Thực trạng về vốn
Về qui mô vốn, hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn toàn tỉnh có qui m...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Quản trị Nhân lực 0
D Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hạ Long Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Khoa học kỹ thuật 0
D Áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam - Thực trạng và khuyến nghị Khoa học kỹ thuật 0
D Hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn hiện nay Quản trị Nhân lực 0
D Tài liệu tổ chức và điều hành doanh nghiệp nhỏ Luận văn Kinh tế 0
D tư vấn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ về điện toán đám mây và cách vận dụng nó hiệu quả Hỏi đáp Tin học 0
D Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tây - Luận văn Kinh tế 0
K Mở rộng cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh ngân hàng TMCP Phương Đông Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
S Luận án Quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top