tocngan1986

New Member

Download miễn phí Luận văn Giải quyết việc làm ở nông thôn tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay





Ninh Bình có nền nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, với hơn 80% lao động làm nông nghiệp. Các chính sách của tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, kinh tế vùng, xây dựng mô hình, chính sách hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng mới. được triển khai tích cực, đã phát huy tác dụng.
Sản xuất nông nghiệp liên tục được mùa, năng suất lúa bình quân 5 năm 2001 - 2005 đạt trên 11tấn/ha/năm, lương thực bình quân đầu người đạt 500 kg/người/năm.
Cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước được chuyển đổi, đã chuyển trên 2000 ha đất trồng cây có giá trị kinh tế thấp sang trồng cây, nuôi con có giá trị kinh tế cao. Tập trung xây dựng và hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá, phát triển kinh tế vùng ven biển, kinh tế trang trại, vùng đồi rừng, áp dụng tiến bộ công nghệ sinh học đã tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thị trường.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

p uỷ đảng, chính quyền đã đề ra nhiều giải pháp, cùng các ban, ngành, đoàn thể nghiên cứu, tìm tòi, học tập du nhập nghề mới vào, vận động người dân chuyển sang làm các nghề như sản xuất mây tre đan, thảm cói, thêu ren... Những chi phí cho lớp học nghề hay việc cung cấp nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm hoàn toàn do chính quyền phối hợp với các doanh nghiệp đứng ra đảm nhiệm. Nhưng khi tiến hành phát động trong dân thì chỉ có trên 15% số lao động đăng ký tham gia học nghề và chỉ có khoảng 10% làm nghề với mức thu nhập thấp (khoảng 300.000đ/tháng), Thời gian sau do thu nhập thấp một số người lại bỏ nghề. Vì vậy, số lao động thất nghiệp không bố trí được công ăn việc làm ngày một tăng lên, trong 5 năm đã có 10.386 lao động thất nghiệp do mất đất không bố trí được việc làm. Đây là vấn đề rất bức xúc hiện nay.
- Môi trường pháp lý, hệ thống thông tin thị trường lao động chưa hoàn thiện nên chưa tạo điều kiện tốt để phát triển nguồn nhân lực tạo việc làm cho lao động ở nông thôn.
- Hoạt động xoá đói giảm cùng kiệt còn nhiều hạn chế: Bên cạnh những thành tựu về tăng trưởng kinh tế tương đối cao và giảm cùng kiệt nhanh, nhưng kết quả giảm cùng kiệt còn chưa vững chắc, nguy cơ tái cùng kiệt cao, phân hoá giầu cùng kiệt giữa các vùng dân cư, giữa thành thị và nông thôn có xu hướng gia tăng.
- Bình quân đất nông nghiệp trên một lao động thấp: Nông thôn là nơi tập trung gần 90% dân số và trên 70% lao động. Nhưng do cơ cấu kinh tế và lao động lạc hậu, kinh tế hàng hoá còn ở trình độ thấp. Do đó, nạn thiếu việc làm là phổ biến và nghiêm trọng, việc làm năng suất thấp và kém hiệu quả, dẫn đến dư thừa lao động. Trong điều kiện đất canh tác bình quân trên 1 lao động rất thấp, nếu làm thuần nông sẽ dư thừa lao động.
2.2.2. Những giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn Ninh Bình những năm qua
Những năm qua ở Ninh Bình đã thực hiện nhiều giải pháp để tạo thêm việc làm cho dân cư nông thôn. Sau đây là những giải pháp chủ yếu:
2.2.2.1. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế để giải quyết việc làm
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
Ninh Bình chủ yếu vẫn là một tỉnh nông nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có vị trí then chốt. Trong thời gian qua, Ninh Bình đã tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện cả nông, lâm nghiệp, thuỷ sản trên cơ sở tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Trong ngành nông - lâm - thuỷ sản, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cơ cấu kinh tế cũng được thực hiện theo hướng tăng giá trị cơ cấu ngành thuỷ sản so với giá trị toàn ngành. Trong nội bộ ngành nông nghiệp thuần tuý chuyển dịch theo hướng tăng giá trị sản xuất và cơ cấu chăn nuôi so với trồng trọt (xem bảng số: 2.17).
Bảng 2.17: Cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp[17]
Đơn vị tính: %
Năm
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
2001
75
23,8
1,2
2002
74,1
24,7
1,2
2003
72,7
25,7
1,6
2004
70,9
27,6
1,5
Trong trồng trọt thì tăng diện tích, giá trị sản xuất cơ cấu cây mầu, cây ăn quả, cây công nghiệp (xem bảng 2.18).
Bảng 2.18: Diện tích các loại cây trồng [10, tr.68]
Đơn vị tính: ha
Năm
Tổng số
Cây hàng năm
Cây lâu năm
Tổng số
Lúa
Cây CN
Tổng số
cây CN
lâu năm
Cây ăn quả
2001
114.346
108.145
83.240
9.316
6.201
416
5.700
2002
113.869
107.495
82.572
9.888
6.374
442
5.829
2003
115.469
108.101
81.966
10.331
7.368
584
6.687
2004
115.129
107.536
81.380
10.560
7.593
585
6.900
2005
114.441
107.072
80.106
10.510
7.369
605
6.657
Một số mô hình tạo việc làm cho nông dân hiện nay:
- Nhóm mô hình sản xuất trồng trọt:
Trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính giữ vị trí quan trọng, mặc dù đã có chủ trương giảm dần diện tích trồng lúa ở các vùng đất trũng, ven biển có năng xuất thấp sang nuôi trồng thuỷ hải sản và một số diện tích từ trồng lúa sang trồng cói, nhưng cây lúa vẫn chiếm tỉ lệ khá lớn trong diện tích gieo trồng: Toàn tỉnh có 287.966/362.563 hộ tham gia trồng trọt với tổng diện tích là 97.463 ha trong đó diện tích lúa cả năm 2001 đạt 83.240 ha, đến năm 2005 còn 80.106 ha; diện tích cây công nghiệp là 9888 ha; cây cói 868 ha (năm 2001) tăng lên 1003 ha (năm2005); cây dứa 2000 ha; cây mía 1467,5 ha... giải quyết việc làm thường xuyên cho 314.000 lao động. Tổng sản lượng cây có hạt năm 2001 đạt 455.851 tấn, năm 2002 đạt 470.835 tấn,... 2005 đạt 419.200 tấn; bình quân lương thực đầu người 5 năm đạt trên 500 tạ/người/năm.
Số liệu điều tra của Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình, năm 2005 phục vụ cho Hội nghị điển hình sản xuất kinh doanh giỏi năm 2006 cho thấy:
+ So sánh hiệu quả kinh tế 1ha trồng lúa với 1 ha trồng cói:
1ha trồng lúa với năng xuất trung bình 112 tạ/ha/năm, với giá bán hiện hành 250.000đ/tạ giá trị sản xuất thu được 28 triệu đồng, trừ chi phí với mức trung bình 13 triệu/ha/năm thì hiệu quả đạt được là 15 triệu đồng và trung bình 1ha trồng lúa giải quyết việc làm cho 11 lao động.
1 ha trồng cói với năng suất trung bình 110 tạ/ha/năm (nếu chỉ tính thu hoạch hai vụ cói/năm, trong thực tế nếu thâm canh tốt có thể thu hoạch 3 vụ/năm) với giá bán hiện hành là 450.000đ/tạ, thì tổng số giá trị sản xuất thu được 49,5 triệu đồng (trồng cói một lần có thể thu hoạch 10 năm, chi phí cho tưới tiêu, phân bón, thuốc trừ sâu, bệnh thấp hơn trồng lúa. Nhưng chi phí cho công lao động cao hơn trồnglúa. Nên mức chi phí tương đương với trồng lúa là 13 triệu đồng/ha/năm) hiệu quả đạt được là 36,5 triệu đồng cao hơn 2,5 lần so với trồng lúa và trung bình 1 ha trồng cói giải quyết việc làm cho khoảng 21 lao động gấp 2 lần so với trồng lúa. Đặc biệt là trồng cói không những hiệu quả hơn trồng lúa ở công đoạn sản xuất nông nghiệp, mà còn giải quyết việc làm ở công đoạn sau thu hoạch chế biến sản phẩm từ nguyên liệu cói 1ha có thể thu hút được 150-200 công lao động, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn.
+ Mô hình lúa, kết hợp trồng cây công nghiệp, rau màu vụ đông:
Nhiều vùng nông thôn của tỉnh đã chuyển từ độc canh lúa sang kết hợp giữa trồng lúa với trồng màu, cây công nghiệp... Ví dụ, xã Khánh Vân, huyện Yên Khánh với những biện pháp luân canh đa dạng, trong đó có cây thuốc lào là chủ lực, cùng với đậu tương, ngô nếp hay lúa nếp - khoai tây; lúa nếp - rau các loại, có 3 cánh đồng với diện tích 18,8 ha, thu nhập mỗi ha 85 - 86 triệu đồng/năm, gấp 2,5 - 3 lần so với trồng lúa và tạo việc làm mới bình quân từ 20-15 lao động gấp 3 lần so với trồng lúa.
Nông dân xã Khánh Hải (huyện Yên Khánh) với biện pháp luân canh tăng vụ: Lạc xuân - lúa mùa sớm - bí xanh đông hay lạc xuân, đậu tương hè thu - 2 vụ rau đông ở 8 cánh đồng cho thu nhập 69-70 triệu đồng/ha/năm. Xã Khánh Hồng có 4 cánh đồng 43 ha với biện pháp thâm canh: Dưa hồng - dưa lê -2 vụ rau đông, hành - rau giống - rau vụ đông thu nhập 90-92 triệu đồng/ha/năm. Thông qua các biện pháp luân canh đa dạng như trên đã cho thu nhập/ha/năm gấp 2-3, tạo thêm chỗ việc làm mới gấp 3 lần so với chuyên trồng lúa.
Các cơ sở, vùng 2 lúa chuyên canh cũng tạo nên những mô hình đạt hiệu quả cao như nông dân xã Khánh Thành-Yên Khánh, quy hoạch 10 ha lúa xen cá, tôm, cây thuốc nam, cho thu nhập 60-63 triệu đồng/ha/n
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay giải quyết việc làm của NHCSXH chi nhánh Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
V Thực trạng về lao động việc làm và vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thỏi Bỡnh Luận văn Kinh tế 0
N Nhiệm vụ và giải pháp giải quyết việc làm trong kế hoạch năm năm 2001 - 2005 ở Việt Nam Công nghệ thông tin 0
H Nhiệm vụ và các giải pháp giải quyết việc làm trong kế hạch 5 năm (2001 - 2005 ) Công nghệ thông tin 0
B Nhiệm vụ và giải pháp giải quyết việc làm trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 ở Việt Nam Công nghệ thông tin 0
P Một số biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động ở địa bàn tỉnh Hà Tây Công nghệ thông tin 0
T Một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An Luận văn Kinh tế 0
R Thẩm quyền dân sự theo loại việc của Tòa án về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại Luận văn Luật 0
D Giải quyết việc làm, sự cần thiết của chương trình cho vay tài trợ giải quyết việc làm (cvttgqvl) Luận văn Kinh tế 0
B Những bất cập và khó khăn trong việc giải quyết và xử lý nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng thương Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top