Erving

New Member

Download miễn phí Luận văn Đẩy mạnh xuất khẩu lao động của nước ta trong giai đoạn hiện nay





MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: SỰ CẦN THIẾT XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA NƯỚC TA VÀ KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC 5
1.1. Xuất khẩu lao động và thị trường lao động 5
1.2. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở nước ta 7
1.3. Tình hình xuất khẩu lao động của một số nước trong khu vực 17
Chương 2: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA NƯỚC TA NHỮNG THẬP KỶ QUA 24
2.1. Tình hình xuất khẩu lao động của nước ta thời kỳ 1980-1990 24
2.2. Tình hình xuất khẩu lao động của nước ta từ 1991 đến nay 30
2.3. Những bài học kinh nghiệm chủ yếu rút ra từ công tác xuất khẩu lao động 41
Chương 3: NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI 46
3.1. Phương hướng xuất khẩu lao động của nước ta 46
3.2. Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu lao động của nước ta thời gian tới 53
3.2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường lao động quốc tế 53
3.2.2. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn và đào tạo bồi dưỡng nguồn lao động phục vụ cho chương trình xuất khẩu lao động 55
3.2.3. Xây dựng, hoàn thiện chính sách tài chính phục vụ cho công tác xuất khẩu lao động 59
3.2.4. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý hoạt động xuất khẩu
lao động 62
3.2.5. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đối với chương trình xuất khẩu lao động 64
3.2.6. Xử lý nghiêm các hành vi phạm pháp của cả tổ chức và
cá nhân 65
KẾT LUẬN 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ 74
PHỤ LỤC 75
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n chủ quan, vì hợp tác quốc tế về lao động là một công việc mới mẻ đối với nước ta, chúng ta còn thiếu kinh nghiệm về tổ chức quản lý, bộ máy tổ chức quản lý chưa chặt chẽ, chưa phát huy được chức năng động của các tổ chức trong việc tìm kiếm việc làm và ký kết hợp đồng. Sự phân bố chỉ tiêu của ủy ban kế hoạch Nhà nước cho các bộ, ngành, các cơ quan Trung ương và địa phương có tính chủ quan, do vậy quá trình hoạt động không thể tránh khỏi những hạn chế thiếu sót.
2.2. Tình hình XKLĐ của nước ta từ 1991 đến nay
Bước sang thập kỷ 90 tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trên thế giới có nhiều biến động phức tạp. Hệ thống XHCN ở Liên Xô, Đông Âu sụp đổ, thị trường truyền thống, trong đó có thị trường lao động, của ta hay không còn hay bị thu hẹp. Lực lượng lao động Việt Nam ở các nước này phải trở về đông, khiến cho vấn đề giải quyết việc làm càng trở nên phức tạp. Bên cạnh đó chiến tranh vùng Vịnh xảy ra đã làm giảm số người lao động của nước ta đến làm việc ở các nước trong vùng này (năm 1991: 1020 người; năm 1992: 810 người). Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã có chỉ thị 73CT ngày 13/03/1990 về việc tạm ngừng đưa người lao động đi để củng cố, chấn chỉnh hoạt động XKLĐ.
Năm 1991, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 370/HĐBT ngày 9/11/1991 về quy chế đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và Bộ Lao động thương binh và xã hội đã ra thông tư hướng dẫn số 08/LĐTB-XH-TT. Theo cơ chế mới này các tổ chức dịch vụ Hợp tác lao động được thành lập. Tuy nhiên do còn nhiều bỡ ngỡ nên số lượng lao động xuất khẩu thời kỳ đầu của ta rất thấp (tính đến năm 1995 số lượng lao động xuất khẩu của ta mới đạt 23.230 người). Để thúc đẩy phát triển xuất khẩu lao động, ngày 20/01/1995 Chính phủ ra nghị định số 07-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Trong nghị định nêu rõ: "Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là một hướng giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa - khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam với nước ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng pháp luật và phong tục tập quán của nhau". Những chủ trương này được tiếp tục hoàn thiện trong chỉ thị 41-CT/TW ngày 22/09/1998 của Bộ chính trị và Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/09/1999 của Chính phủ.
Bằng các chỉ thị và nghị định này, cơ chế XKLĐ của nước ta đã được đổi mới một cách cơ bản. Chính phủ chỉ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp đủ điều kiện quy định hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ được phép trực tiếp ký kết các hợp đồng cung ứng lao động. Các doanh nghiệp cũng được phép tuyển chọn, tổ chức XKLĐ và bảo đảm quyền lợi cho người lao động và cho doanh nghiệp theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
Đến nay, theo tổng kết của bộ Lao động thương binh và xã hội, cả nước đã có 127 doanh nghiệp được phép XKLĐ. Bước đầu chưa quen, hoạt động của các doanh nghiệp còn nhiều thiếu sót, hạn chế, nhưng thông qua quá trình vừa hoạt động, vừa tìm hiểu nghiên cứu thị trường, học tập kinh nghiệm các nước và học tập lẫn nhau, các doanh nghiệp đã từng bước tiếp cận những thị trường mới và mở ra khả năng to lớn cho việc đưa người lao động đi làm việc ở nhiều vùng lãnh thổ khác nhau trên toàn thế giới.
2.2.1. Những thành tựu của công tác XKLĐ từ 1991 đến nay
a) Về số lượng lao động
Từ năm 1991 đến hết năm 1999 ta đã có 89.140 lao động và chuyên gia đi làm việc tại hơn 30 nước và vùng lãnh thổ.
Theo số liệu của Cục quản lý lao động với nước ngoài và theo Tạp chí việc làm ngoài nước số 6/1999 số lượng của ta đi xuất khẩu hàng năm như sau:
Bảng 14: Số lượng lao động xuất khẩu từ năm 1991 - 1999
Năm
Số lao động xuất khẩu (người)
Tổng số lao động
Lao động nữ
1991
1.020
1992
810
100 (chiếm 12,34%)
1993
3.960
358 (chiếm 9,04%)
1994
9.230
986 (chiếm 10,68%)
1995
10.050
1.723 (chiếm 17,14%)
1996
12.660
2.065 (chiếm 16,31%)
1997
18.470
1.974 (chiếm 10,69%)
1998
12.240
1999
20.700
[6, tr. 13]
Trong những năm qua, năm 1997 và năm 1999 là 2 năm ta có số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài đông nhất. Năm 1998: 12.240 người bằng 69% năm 1997 và bằng 59% năm 1999. Tuy nhiên, trong điều kiện cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ diễn ra ở châu á, các nước vốn nhận nhiều lao động, trong đó có Hàn Quốc, đã hạn chế hay cấm nhập khẩu lao động để giảm bớt khó khăn cho nền kinh tế - thì số lượng XKLĐ của ta như vậy là một sự nỗ lực lớn.
b) Về ngành nghề lao động: Từ năm 1991 đến nay, ngành nghề của người lao động của ta đi làm việc ở nước ngoài đã phong phú đa dạng hơn. Nhiều nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và có mức thu nhập cao đã được ta tiếp cận, như thuyền viên tàu cá và tàu vận tải. Từ tháng 11/1999 chúng ta đã đưa người sang làm giúp việc gia đình tại Đài Loan. Đây là một lĩnh vực mới mẻ, hiện đang còn có những ý kiến khác nhau trên cả các phương tiện thông tin và dư luận xã hội, nhưng đã mở ra một thị trường mới cho công tác XKLĐ của ta. Tuy nhiên việc thực hiện đòi hỏi Nhà nước và các cơ quan chức năng phải có sự chỉ đạo cụ thể sát sao, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để vừa có thể tăng số lượng lao động xuất khẩu trên lĩnh vực này đồng thời bảo vệ được quyền lợi của người phụ nữ Việt Nam.
Bảng 15: Số lượng lao động chia theo ngành nghề tiếp nhận làm việc ở các nước
Ngành nghề
Số lượng (người)
Xây dựng
23.000
Cơ khí
8.000
Mộc
1.500
Dệt may
11.000
Thuyền viên vận tải
5.500
Thuyền viên tàu cá
9.000
Chuyên gia giáo dục, y tế Nhà nước
1.500
Các ngành nghề lao động phổ thông
29.640
[6, tr.13]
c) Thị trường XKLĐ: Trước đây thị trường lao động của ta chỉ bó hẹp trong 4 nước XHCN và một vài nước ở châu Phi, Irắc. Bước sang giai đoạn 1991 - 2000, thị trường lao động của ta đã được mở rộng đáng kể. Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh - xã hội đầu tháng 6/2000, lao động Việt Nam đang làm việc ở 33 nước trên thế giới. Thị trường lao động của ta lúc này tập trung chủ yếu ở các nước mà giai đoạn trước đây họ chưa từng nhận lao động Việt Nam.
- Khu vực Đông Bắc á: được tập trung chủ yếu ở 3 nước: Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan.
- Khu vực Đông Nam á: tập trung chủ yếu ở Lào.
- ở Trung Đông và Bắc Phi: lao động của ta tập trung ở Kuwait, các Tiểu vương quốc ả Rập thống nhất và ở Libya.
- Châu Phi: Lao động Việt Nam ở đó chủ yếu là các chuyên gia giáo dục, y tế, nông nghiệp được tập trung ở Mozambique, Benanh và Senegal.
Thuyền viên Việt Nam làm việc ở nhiều hãng tàu thuộc nhiều quốc tịch khác nhau.
ở một số thị trường khác, lao động Việt Nam đã thâm nhập vào nhưng với số lượng nhỏ, như một số khu vực thuộc Hoa Kỳ: Saipan Samoa và Cộng hòa Palau. Đây là thị trường đang hứa hẹn nhiều triển vọng cho lao động Việt Nam với số lư...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện EVFTA Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
N Marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may Xuất Khẩu Khởi đầu 6
D đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dăm gỗ của công ty TNHH liên doanh nguyên liệu giấy huế Luận văn Kinh tế 0
H Một số giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và thương mại hoá chất An Phú Luận văn Kinh tế 0
I Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu ở Công ty Giầy Thăng Long Luận văn Kinh tế 0
L Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Châu Âu của các doanh nghiệp c Luận văn Kinh tế 0
N Một số đề xuất và kiến nghị đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá tại công ty TMTH tỉnh Nam Định Luận văn Kinh tế 0
G Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam Luận văn Kinh tế 5
B Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh công tác khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Đô Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top