saladtinhyeu_8x

New Member

Download miễn phí Luận văn Phát triển kinh tế hợp tác ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và giải pháp





MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TÍNH TẤT YẾU VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP 4
1.1. Những đặc trưng của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp 4
1.2. Sự ra đời và những đặc trưng cơ bản của kinh tế hợp tác kiểu mới trong nông nghiệp 8
1.3. Những nhân tố cơ bản tác động đến sự hình thành và phát triển của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp 16
Chương 2: THỰC TRẠNG KINH TẾ HỢP TÁC Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 24
2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội 24
2.2. Thực trạng của kinh tế hợp tác ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh 27
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hợp tác ở các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh 45
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP Ở NGOẠI THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 53
3.1. Phương hướng phát triển kinh tế hợp tác nông nghiệp ngoại thành thành phố Hồ chí Minh theo tư duy mới 53
3.2. Các giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế hợp tác ở các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh 56
3.2.1. Tổ chức định hướng, điều chỉnh nhu cầu hiệp tác, từng bước tạo lập hoàn thiện những điều kiện cho quá trình hình thành, củng cố kinh tế hợp tác 57
3.2.2. Tổ chức quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống các đơn vị kinh tế hợp tác trên địa bàn nhằm đạt mục tiêu chất lượng, hiệu quả 61
3.2.3. Tiến hành tổng kết, củng cố, phát triển và nhân rộng những mô hình hợp tác trong nông nghiệp có hiệu quả 62
3.2.4. Nhà nước thực hiện sự hỗ trợ - giúp đỡ về vốn cho các loại hình kinh tế hợp tác 63
3.2.5. Không ngừng quan tâm phát triển hoạt động đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật và mở mang dân trí ở nông thôn 66
3.2.6. Tổ chức xây dựng, thực hiện chính sách đầu tư và bảo trợ cho nông nghiệp 67
KẾT LUẬN 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
PHỤ LỤC 74
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ông nhân về trao đổi sản phẩm; đầu tư xây dựng, nâng cao trình độ học tập, văn hóa, kỹ thuật...
- Góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp tạo ra năng suất cao, nhất là vào thời kỳ đầu; sau thời gian sản xuất nông nghiệp bị gián đoạn, phân tán do chiến tranh.
Tuy nhiên, thời kỳ này phong trào HTX cũng bộc lộ những mặt hạn chế:
+ Nông dân lo sản xuất theo kế hoạch, theo sự chỉ đạo của HTX nên không chủ động, sáng tạo trong sản xuất-kinh doanh; Họ không tích cực học hỏi, không chú trọng đầu tư trong sản xuất kể cả việc áp dụng KHKT... Đây là một hạn chế lớn nhất đối với nông dân ở thành phố vốn có trình độ văn hóa và có điều kiện tiếp xúc với các thành tựu KHKT...
+ Sự bình quân trong phân phối và việc hưởng bình quân về chế độ bao cấp của nhà nước đã không kích thích, động viên được những người nông dân tích cực và có ý thức sử dụng, khai thác các nguồn đầu tư của Nhà nước có hiệu quả.
+ Nông dân phải chịu những khoản chi phí gián tiếp không phù hợp...
2.2.2. Thời kỳ 1989 - 1996
Năm 1989, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về khoán hộ ra đời, nông dân được giao ruộng đất, giao quyền chủ động trong sản xuất và trở thành chủ thể kinh tế. Do đó, kinh tế hộ vào thời điểm này được chú trọng.
cách sản xuất khoán sản phẩm lúc này đã không còn phù hợp, các HTX và các TĐSX cũng không có điều kiện để hoạt động. Do không đủ sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường, các HTX dần dần bị thu hẹp, không còn điều kiện, khả năng hoạt động hỗ trợ dịch vụ cho xã viên và cuối cùng phải tan rã hay chỉ tồn tại ở dạng hình thức. Chỉ có một số ít HTX tồn tại được do ban quản lý cố gắng làm dịch vụ: Quản lý điện, nước, cho thuê mặt bằng, tài sản của HTX để có thu nhập mà tồn tại, một số HTX và TĐSX tự giải thể.
Theo số liệu điều tra thống kê vào thời kỳ này từ chỗ có 190 HTX thì đến thời điểm này chỉ còn 19 HTX-quản lý một số tài sản trị giá 5.546 tỷ đồng bao gồm:
- 3.989 tỷ đồng tài sản cố định như nhà kho, sân phơi, văn phòng làm việc...
- 1556 tỷ đồng vốn lưu động.
Như vậy, sau khi có NQ 10, thì đây là giai đoạn có sự biến đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp; đây cũng là thời kỳ tan rã hàng loạt các HTX trong cả nước nói chung và ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Sự tan rã đó do những nguyên nhân cơ bản sau đây:
- Chủ trương khoán hộ ra đời đã làm cho khoán sản phẩm trở nên lỗi thời, không còn phù hợp và không còn chỗ đứng.
- Mô hình HTX trước đây nặng về hình thức, về phong trào... Các HTX được xây dựng nóng vội, không đi đúng nguyên tắc, trình tự.
- Trong sản xuất nông nghiệp thì đất đai là yếu tố sản xuất quan trọng. Nhưng ngày nay kinh tế hộ là đơn vị kinh tế tự chủ được nhà nước giao đất. HTX không còn sở hữu tập thể về ruộng đất nữa nên đã tan rã nhanh chóng.
Trình độ quản lý của cán bộ hợp tác xã yếu kém, nhận thức của nông dân về HTX còn hạn chế, người xã viên không thật sự được chủ động trong sản xuất, họ chỉ là đối tượng được hợp tác xã phục vụ, họ chưa phải là chủ thể của tổ chức hợp tác xã nên không thể phát huy hết năng lực, nhiệt tình để phát triển sản xuất, làm giàu cho xã hội. Vì thế, sản xuất của hợp tác xã không hiệu quả, chi phí không hợp lý dẫn đến giá thành sản phẩm cao.
- Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể đã can thiệp quá sâu vào tổ chức của hợp tác xã - điều đó làm cho hợp tác xã không còn chủ động trong sản xuất kinh doanh, lại phải làm nhiều việc vốn thuộc trách nhiệm của chính quyền.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển; góp phần nâng cao đời sống của nông dân, đến nay đã bộc lộ, nảy sinh những vấn đề mới trong sản xuất mà tự mỗi hộ gia đình không thể tự giải quyết một cách có hiệu quả được. Những vấn đề về: lao động, vốn, thủy lợi nội đồng, về KHKT... và đặc biệt là vấn đề tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch sao cho có hiệu quả nhất, là những vấn đề mà tự bản thân từng hộ không sao giải quyết một cách thỏa đáng được. Sự hạn chế của kinh tế hộ đã tác động lớn đến sự phát triển trong sản xuất nông nghiệp ở các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh. Những người nông dân thấy cần hợp tác với nhau để giải quyết những vấn đề khó khăn nhằm sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Vì thế, thời điểm này các hình thức hợp tác trong nông nghiệp lại được hình thành và phát triển theo hình thức và nội dung mới. Đó là một đòi hỏi khách quan được xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong sản xuất, kinh doanh sau một thời kỳ hợp tác xã và các hình thức hợp tác sản xuất cũ trong nông nghiệp bị giải thể, lãng quên.
Trước tình hình đó vào tháng 11/1993, Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức, sơ kết đánh giá về hợp tác xã nông nghiệp và các hình thức kinh tế hợp tác kiểu mới ở các huyện ngoại thành, nhằm tìm ra các giải pháp tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của các huyện ngoại thành và cũng để tìm ra những mô hình kinh tế hợp tác kiểu mới hoạt động có hiệu quả phù hợp với điều kiện sản xuất ở các huyện ngoại thành của thành phố. Hội nghị đã khẳng định sự tất yếu của việc phát triển kinh tế hợp tác trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Sau hội nghị một số huyện ngoại thành đã tiến hành kiểm tra đánh giá lại tình hình các hợp tác xã nông nghiệp, rà soát lại các tồn đọng về tài sản, vốn, công nợ...để tìm giải pháp đẩy mạnh phong trào trong thời gian tới. Như vậy, sau một thời gian dài phong trào hợp tác hóa bị thả nổi, lãng quên, giờ đây đã được các cấp chính quyền và cơ quan chủ quản quan tâm tạo thuận lợi để cho các hợp tác xã và các mô hình kinh tế hợp tác kiểu mới nảy sinh và phát triển.
2.2.3. Thời kỳ từ khi có Luật hợp tác xã đến nay
Sau khi Luật HTX ra đời và có hiệu lực thực hiện trong cả nước, thành phố Hồ Chí Minh nói chung và các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã chấp hành Nghị định 16 CP ngày 21/2/1997 của Chính phủ; Quyết định 753/QĐ-UB-KT ngày 18/2 1997 của UBND thành phố để đăng ký chuyển đổi HTX ở thành phố.
Theo đăng ký kinh doanh sản xuất của các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp ở các huyện ngoại thành (gồm 5 huyện) thì con số HTX nông nghiệp là 12, được thể hiện như sau:
Bảng 3:
Địa phương
Số HTX
Đang hoạt động
Đang giải thể
Ghi chú
- Hóc Môn
5
3
2
- Củ Chi
4
3
1
- Bình Chánh
1
1
0
- Nhà Bè
1
1
0
- Cần Giờ
1
1
0
Tổng cộng
12
9
3
Bảng 4 sẽ cho biết tình hình hoạt động cụ thể của các HTX (trang 33).
Từ tình hình cụ thể, có thể rút ra nhận xét:
2.2.3.1. Một số HTX chuyển đổi không có hiệu quả nay chỉ còn là hình thức hay đã ngừng hoạt động
Tính đến tháng 4/2000 có một số HTX nông nghiệp xin chuyển đổi sang hoạt động kinh doanh theo mô hình HTX kiểu mới nhưng do làm ăn không hiệu quả nên đã phải ngừng hoạt động hay đang chờ để giải thể. Tình trạng của các HTX này là: tuy vẫn còn Ban quản trị và Chủ nhiệm HTX nhưng không còn hoạt động gì (nếu...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình đối với phát triển kinh tế tại Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D kinh nghiệm dạy học môn âm nhạc phát triển năng lực cho học sinh tiểu học đáp ứng mục tiêu chương trình gdpt 2018 Luận văn Sư phạm 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và sự phát triển của kinh tế hàng hóa ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa và vận dụng trong phát triển kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và phát triển kinh tế hàng hóa ở việt nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Triết học của Khổng Tử nho gia và ý nghĩa của nó đỗi với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời đại của chúng ta Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm tại huyện hòa an, tỉnh cao bằng Văn hóa, Xã hội 0
D Ảnh hưởng của vị trí địa lí của Singapore đối với phát triển kinh tế xã hội Văn hóa, Xã hội 0
D Báo cáo thực tập tại công ty phát triển kinh tế duyên hải (cofidec) Luận văn Kinh tế 0
D Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top