Download miễn phí Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Kim khí Thăng Long





MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TRÌNH BÀY VỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 3
1.1 SỰ CẦN THIẾT TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 3
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý của chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 3
1.1.2 Khái niệm, công tác quản lý, phân loại giá thành sản phẩm 5
1.1.3 Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá. Cơ sở xác định và đối tượng lựa chọn
7
1.2 TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 8
1.2.1 Chứng từ kế toán 8
1.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 9
1.2.3 Tài khoản sử dụng 10
1.2.4 Sơ đồ trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp 11
1.2.5 Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở 12
1.2.6 Phương pháp tính giá thành sản phẩm 13
1.2.7 Tổ chức hệ thống sổ kế toán 16
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY KIM KHÍ THĂNG LONG 18
2.1 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH, QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY KIM KHÍ THĂNG LONG 18
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ở Công ty Kim khí Thăng Long 18
2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh ở Công ty Kim khí Thăng Long 20
2.1.3 Quản lý sản xuất kinh doanh ở Công ty Kim khí Thăng Long 21
2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty Kim khí Thăng Long 24
2.2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY KIM KHÍ THĂNG LONG 26
2.2.1 Đặc điểm của đối tượng, phân loại đối tượng, đánh giá đối tượng 26
2.2.2 Tổ chức kế toán chi tiết của đối tượng chi phí sản xuất 27
2.3 TỔ CHỨC KẾ TOÁN TỔNG HỢP 47
2.3.1 Tài khoản sử dụng 47
2.3.2 Kế toán tổng hợp 47
2.3.3 Tính giá thành sản phẩm 50
CHƯƠNG 3 NHỮNG BIỆN PHÁP PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY KIM KHÍ THĂNG LONG 54
3.1 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY KIM KHÍ THĂNG LONG 54
3.1.1 Ưu điểm trong tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Kim khí Thăng Long 54
3.1.2 Những mặt coàn hạn ché trong công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Kim khí Thăng Long 56
3.2 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY KIM KHÍ THĂNG LONG 56
KẾT LUẬN 63
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Sản phẩm được bảo vệ và trang trí bề mặt bằng các công nghệ mạ, men, sơn, nhuộm kim loại và nhiều công nghệ khác... với trang thiết bị hiện đại và quy trình công nghệ khép kín hàng năm Công ty có thể sản xuất từ 2,5 đến 3 triệu sản phẩm hoàn chỉnh.
* Mặt hàng chủ yếu:
+ Mặt hàng truyền thống: Bếp dầu tráng men các loại, đèn toạ đăng đèn bão, vỏ đèn chiếu sáng công cộng, ấm nhôm, xoong chảo nhôm...
+ Mặt hàng gia dụng cao cấp: Các loại đèn trang trí, xoong chảo inox đáy 3 lớp, ấm điện, bếp điện, vỏ bếp ga, bồn rửa, ca nước,...
+ Ngoài ra, sản phẩm của Công ty đã tham gia vào chương trình nội địa hoá các sản phẩm tiêu dùng cao cấp như: phụ tùng xe máy SUPER DREAM, FUTURE, WAVE a phụ tùng máy bơm nước SHINIL...
Sản phẩm của Công ty có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, đã giành được nhiều huy chương vàng tại các hội chợ triển lãm kinh tế quốc dân Việt Nam. Năm 1998 các sản phẩm của Công ty được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường - chất lượng tặng giải Bạc. Mặt hàng bếp dầu tráng men được xếp thứ 37/200 mặt hàng chất lượng cao được người tiêu dùng tín nhiệm.
Để tiếp tục phát triển và hoàn thiện nhu cầu của thị trường, với quan điểm mở rộng quan hệ hợp tác Công ty Kim khí Thăng Long đã cùng các tập đoàn HONDA và GOSHI GIKEN thành lập Công ty liên doanh sản xuất phụ tùng ôtô xe máy GOSHI - THANGLONG.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh ở Công Ty Kim Khí Thăng Long
* Công tác tổ chức sản xuất và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận ở Công Ty Kim Khí Thăng Long được bố trí như sau:
- Phân xưởng chuẩn bị Phôi: Là khâu đầu tiên của dây chuyền sản xuất chuyên cắt, xẻ vật phục vụ sản xuất.
- Phân xưởng Đột I: Sản xuất chi tiết bếp dầu các loại, đèn toạ đăng. đèn bão, đèn chiếu sáng công cộng.
- Phân xưởng Đột II: Sản xuất các chi tiết xe máy: KFVN (SUPER DREAM), KFLP ( FUTURE), KRSA (WEVA a), KRSJ (WEVA a xuất khẩu)
- Phân xưởng Đột III: Sản xuất đèn nến ROTERA, đèn nến vuông 19, bồn chứa nước
- Phân xưởng Inox: Sản xuất cán sản phẩm xoong, chảo, ấm, bát inox các loại.
- Phân xưởng Mạ sơn: Mạ, sơn lên bề mặt của các chi tiết, cụm chi tiết sản phẩm như mạ niken, mạ kẽm, sơn tĩnh điện .. . Bảo vệ bề mặt và trang trí sản phẩm.
- Phân xưởng Hàn: Hàn các bán thành phẩm chi tiết xe máy KFVN (SUPER DREAM), KFLP (FUTURE), KRSA (WEVA a), KRSJ (WEVA a xuất khẩu) thành các cụm chi tiết .
- Phân xưởng Lắp ráp: Lắp ráp các chi tiết, cụm chi tiết riêng lẻ thành sản phẩm hoàn chỉnh.
- Phân xưởng Cơ Điện: Bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị , chế tạo các chi tiết thay thế.
- Phân xưởng Khuôn mẫu: Sửa chữa khuôn, chế tạo các loại khuôn gá mới phục vụ sản xuất.
Công tác tổ chức của Công ty chủ yếu theo hình thức công nghệ. Mỗi Phân xưởng chỉ thực hiện một công nghệ nhất định (đột dập, hàn, mạ, ..). Phương pháp tổ chức sản xuất là phương pháp bố trí theo dây chuyền. Do đặc điểm sản phẩm của Công ty là có rất nhiều chi tiết nên công ty đã lựa chọn phương pháp sản xuất song song kết hợp với tuần tự. Điều này đã làm giảm nhiều thời gian ngừng nghỉ của các giai đoạn, công nghệ .
2.1.3 Quản lý sản xuất kinh doanh ở Công Ty Kim Khí Thăng Long
2.1.3.1 Ban Giám Đốc
* Giám đốc Công ty: do UBND Thành phố bổ nhiệm, vừa là người thay mặt ch nhà nước, vừa là người thay mặt cho quyền lợi cán bộ trong Công ty, là người có quyền lực cao nhất, chịu toàn bộ trách nhiệm quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
* Phó Giám đốc phụ trách sản xuất. Phụ trách ban đào tạo, phòng kế hoạch các phân xưởng sản xuất công nghệ.
* Phó Giám đốc thay mặt lãnh đạo về chất lượng: Phụ trách các phòng ISO, phòng Đầu tư
* Phó Giám đốc kỹ thuật: phụ trách các phòng thiết kế, phòng Công nghệ thiết bị, phòng QC, phân xưởng cơ điện khuôn mẫu.
2.1.3.2 Các phòng ban chức năng
* Phòng Thiết kế
Nghiên cứu, Thiết kế các sản phẩm mới nhằm đa dạng hoá các sản phẩm của Công ty, của khách hàng.
Xây dựng định mức vật tư, định mức chế tạo khuôn gá, định mức lao động cho các sản phẩm mới và các dự toán báo giá cho các bộ phận có liên quan.
* Phòng Công nghệ
Quản lý công nghệ sản xuất của Công ty. Thiết kế cải tiến và ban hành quy trình công nghệ, khuôn gá cho phù hợp với tình hình sản xuất của Công ty, ban hành qui định bảo hành sản phẩm.
* Phòng Cơ điện
Quản lý hệ thống thiết bị, hồ sơ thiết bị, hệ thống cung cấp điện, thiết bị điện, hồ sơ thiết bị điện. Lập kế hoạch và theo dõi giám sát kỹ thuật trong công tác sửa chữa thiết bị, sửa chữa điện.
* Phòng QC
Xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng, sản phẩm đầu vào, chi tiết hoàn chỉnh, sản phẩm xuất xưởng. Kiểm tra nguyên vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm đầu vào Công ty. Kiểm soát chất lượng công đoạn trong quá trình sản xuất. Kiểm tra hàng thành phẩm và sản phẩm qua dịch vụ sau bán hàng.
* Phòng Kế Hoạch
Xây dựng kế hoạch sản xuất năm, quý và tháng. Phối kết hợp với các phòng ban, phân xưởng chuẩn bị vật tư, công nghệ, tác nghiệp sản xuất, cân đối nhân lực, thiết bị và sản phẩm cho phù hợp với điều kiện sản xuất. Quản lý và bảo quản khuôn gá, bán thành phẩm.
* Phòng Tổ chức
Chịu trách nhiệm cân đối lao động, nhân lực theo yêu cầu và nhiệm vụ kế hoạch đã đề ra. Tổ chức lập kế hoạch đào tạo các khoá học ngắn hạn, dài hạn, tổ chức bảo vệ trật tự trong toàn Công ty.
* Phòng Hành chính
Giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý hành chính, chăm lo sức khoẻ cho CBCNV, giữ gìn vệ sinh môi trường vệ sinh lao động, chăm lo phục vụ đời sống cho CBCNV, quản lý công tác xây dựng cơ bản trong phạm vi của công ty.
* Phòng Đầu Tư
Căn cứ phương hướng phát triển sản xuất và kinh doanh của Công ty, xây dựng và triển khai thực hiện các dự án đầu tư, công tác xây dựng cơ bản ngoài phạm vi Công ty phục vụ công tác đầu tư mở rộng sản xuất.
* Phòng Tài vụ
Tổ chức, chỉ đạo, thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê, tài chính. Thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở doanh nghiệp theo cơ chế quản lý mới, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế tài chính của Nhà Nước tại doanh nghiệp.
* Phòng Bảo Vệ
Tham mưu giúp việc Giám đốc trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, an ninh kinh tế, phòng chống cháy nổ trên địa bàn Công ty. Kết hợp với các đơn vị bạn nằm liền kề với Công ty, phối hợp với công tác nghiệp vụ do công an hướng dẫn.
Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty là cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng. Theo điều kiện cơ cấu này Giám đốc Công ty được sự giúp đỡ của các phòng chức năng, các chuyên gia, hội đồng tư vấn trong việc suy nghĩ nghiên cứu, bàn bạc tìm những giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp. Những quyết định quản lý do các phòng ban chức năng nghiên cứu, đề xuất khi được giám đốc thông qua thì biến thành mệnh lệnh từ trên xuống dưới theo tuyến đã định. Với cơ cấu tổ chức này Công ty đã phát huy tối đa năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng mà vẫn đảm bảo sự chỉ huy thống nhất của lãnh đạo.
2.1.4 Đặc điểm tổ chức c...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng fast việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm tại Công Ty xây dựng số 1 Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất tại công ty tnhh hệ thống dây sumi - Hanel Khoa học kỹ thuật 0
D Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10 Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên An Lộc Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top