t_an

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Cổ Phần Thương Mại Du Lịch Vĩnh Phúc





Công ty cổ phần thương mại du lịch Vĩnh Phúc tuy mới thành lập và đi vào hoạt động được năm năm nhưng Công ty có một quy mô về tài sản cố định, tính đến năm 2005 tổng giá trị TSCĐ của Công ty là 5.306.633.000 VNĐ, ngoài ra còn có những công trình, hạng mục công trình, những thiết bị mà Công ty đang xây dựng lắp đặt. TSCĐ của Công ty cổ phần thương mại du lịch Vĩnh Phúc một phần là mới xây dựng một phần là cổ phần hoá từ khách sạn Vĩnh Yên. Với khối lượng tài sản như vậy để quản lý và sử dụng có hiệu quả, tận dụng tối đa công suất của nhà cửa, thiết bị hiện có, Công ty đã tiến hành phân loại TSCĐ phân cấp quản lý và tiến hành tổ chức công tác kế toán về TSCĐ cụ thể như sau:
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

h, chuyển sang CCDC, đánh giá lại… Việc hạch toán giảm TSCĐ của DN tuỳ theo từng trường hợp cụ thể trên DN hạch toán như sau:
- Trường hợp TSCĐ hữu hình giảm do thanh lý nhượng bán, kế toán ghi:
Nợ TK 214 ( Phần giá trị đã khấu hao )
Nợ TK 811 – Chi phí khác ( Phần giá trị còn lại chưa khấu hao hết )
Có TK 211 ( Ghi theo nghuyên giá )
- Trường hợp TSCĐ hữu hình giảm do đem đi góp vốn liên doanh, căn cứ vào hợp đồng liên doanh, biên bản đánh giá lại TSCĐ… Kế toán ghi giảm TSCĐ hữu hình theo bút toán sau:
Nợ TK 222 ( Nếu vốn góp liên doanh là dài hạn ) – Ghi theo giá của hội đồng liên doanh đánh giá
Nợ TK 128 ( Vốn góp liên doanh ngắn hạn )
Nợ TK 214 ( Phần giá trị đã khấu hao )
Nợ TK 811 ( Nếu hội đồng liên doanh đánh giá phần giá trị còn lại nhỏ hơn so với giá trị còn lại thực tế của TSCĐ đem đi góp vốn liên doanh )
Có TK 211 ( Ghi theo nguyên giá của TSCĐ đó)
Nếu giá do hội đồng liên doanh đánh giá phần giá trị còn lại thì ghi vào bên có của TK 711
- Trường hợp TSCĐ giảm do chuyển thành công cụ công cụ căn cứ chứng từ có liên quan kế toán ghi giảm TSCĐ theo bút toán sau:
Nợ TK 214 ( Phần giá trị đã khấu hao )
Nợ TK 627, 641, 642 ( Phần giá trị còn lại – nếu còn ít )
Nợ TK 242 Chi phí trả trước dài hạn ( nếu phần giá trị còn lại lớn phải phân bổ dần )
Có TK 211 ( Ghi theo nghuyên giá )
- Trường hợp TSCĐ giảm do đánh giá lại. căn cứ vào biên bản đánh giá lại TSCĐ kế toán ghi:
Nợ TK 421 ( Phần giá trị bị giảm khi đánh giá lại )
Có TK 211
- Đối với trường hợp TSCĐ bị mất mát khi kiểm kê căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của ban giám đốc DN, kế toán ghi:
Nợ TK 214 ( Phần giá trị đã tính khấu hao )
Nợ TK 138, 334… ( Phần cá nhân bồi thường )
Nợ TK 811 Chi phí khác ( Phần DN tự chịu )
Có TK 211 ( Nguyên giá TSCĐ )
* Sơ đồ kế toán giảm TSCĐ
TK 211 TK 811
Kế toán thanh lý TSCĐ (Phần giá trị còn lại)
TK 214
Phần giá trị đã KH
TK 222, 128
Kế toán đem TSCĐ góp vốn liên doanh dài hạn
ngắn hạn và đầu tư khác
TK 412
Phần nguyên giá
bị đánh giá giảm Phần nguyên giá
được đánh giá lại tăng
TK 627, 641, 642
Nếu giá trị còn lại là nhỏ
TK 242
Nếu giá trị còn lại TK 811
là lớn
Phần DN tự chịu tổn thất
TK 214
phần giá trị TK 138, 334
đã khấu hao Phần cá nhân phải
chịu bồi thường
c, Kế toán sửa chữa tài sản cố định
Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn dần, năng lực sản xuất cũng bị suy giảm dẫn đến tình trạng hỏng không sử dụng được. để khôi phục lại năng lực sản xuất của TSCĐ đảm bảo quá trính sản xuất được liên tục không bị gián đoạn cần thường xuyên theo dõi sửa chữa TSCĐ.
- Khi phát sinh chi phí sửa chữa TSCĐ hay nâng cấp, cải tạo TSCĐ căn cứ vào các chứng từ có liên quan kế toán tiến hành ghi sổ theo theo bút toán sau:
Nợ TK 241 – XDCB
Có TK 111, 112, 152, 331, 334…
- Khi sửa chữa TSCĐ hoàn thành và đưa TSCĐ vào hoạt động nếu thoả mãn điều kiện được ghi tăng nguyên giá theo quy định của chuẩn mực kế toán thì kế toán ghi sổ như sau:
Nợ TK 211
Có TK 241
Nếu không thoả mãn các điều kiện được ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình theo quy định kế toán ghi theo bút toán sau:
Nợ TK 627; 641; 642 (nếu chi phí phát sinh là nhỏ thì phân bổ luôn vào các TK phản ánh chi phí liên quan)
Nợ TK 242 chi phí trả trước dài hạn (nếu chi phí sửa chữa là lớn thì phân bổ dần)
Có TK 241 XDCB, chi tiết sửa chữa TSCĐ
d, Kế toán trích lập khấu hao tài sản cố định hữu hình
Để hạch toán phần khấu hao TSCĐ kế toán sử dụng TK 214 – hao mòn TSCĐ. Tài khoản này có 3 tiểu khoản được mở chi tiết theo từng loại TSCĐ cụ thể là:
TK 2141 hao mòn TSCĐ hữu hình
TK 2142 hao mòn TSCĐ đi thuê
TK 2143 hao mòn TSCĐ vô hình
- Đối với TSCĐ hữu hình định kỳ tính trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh kế toán ghi:
Nợ TK 623
Nợ TK 627 (6274)
Nợ TK 641
Nợ TK 642
Có TK 214
Đồng thời phản ánh tăng vốn khấu hao bằng cách ghi đơn vào bên Nợ TK 009 nguồn vốn khấu hao cơ bản
- Đối với TSCĐ dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình dự án khi tính hao mòn vào thời điểm cuối năm kế toán ghi:
Nợ TK 466
Có TK 214
- Đối với TSCĐ dùng vào hoạt động văn hoá, phúc lợi khi tính khấu hao vào thời điểm cuối năm kế toán ghi:
Nợ TK 431 (4313)
Có TK 214
* Sơ đồ kế toán khấu hao TSCĐ
TK 214 TK 627, 641, 642
Trích khấu hao TSCĐ tính vào chi phí sản xuất
( Đối với TSCĐ dùng vào hoạt đông SXKD )
TK 466
Trích khấu hao TSCĐ
dùng vào hoạt động sự nghiệp
TK 431
Trích khấu hao TSCĐ dùng vào hoạt động phúc lợi
1.5.2.3 Kế toán tổng hợp tài sản cố định thuê tài chính
Để thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TSCĐ thuê tài chính kế toán sử dụng TK 212 – TSCĐ thuê tài chính. Những nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TK này được hạch toán như sau:
- Khi trả tiền thuê nhà TSCĐ và lãi cho bên cho thuê tài chính kế toán ghi
Nợ TK 315
Có TK 111, 112…
+ Cuối kỳ tính trích lập khấu hao TSCĐ thuê tài chính vào chi phí SXKD theo chế độ kế toán ghi sổ theo bút toán sau:
Nợ TK 623, 627, 641, 642
Có TK 214 ( Chi tiết TK 2142 )
- Trường hợp khi hết đồng thuê mà bên đi thuê mua luôn TSCĐ đó. Khi chuyển quyền sở hữu tài sản kế toán ghi giảm TSCĐ thuê tài chính và ghi tăng TSCĐ hữu hình theo bút toán.
Nợ TK 211
Có TK 212
Đồng thời chuyển giá trị hao mòn ghi:
Nợ TK 2142
Có TK 2141
1.5.2.4. Các hình thức sổ kế toán TSCĐ, căn cứ ghi sổ và trình tự ghi sổ
Để tổ chức công tác kế toán TSCĐ, nhân viên kế toán ở các doanh nghiệp phải sử dụng các mẫu sổ, bảng, biểu kế toán thống nhất do Bộ tài chính phát hành đó là: sổ cái TK 211, 212, 214, sổ theo dõi TSCĐ, thẻ TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao…
Việc ghi sổ kế toán liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế về TSCĐ phải có căn cứ ghi sổ cụ thể và phải ghi theo một trình tự nhất định, căn cứ chủ yếu để ghi sổ là các chứng từ ghi sổ, các biên bản giao nhận, kiểm nghiệm TSCĐ và các chứng từ có liên quan khác. Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tăng, giảm TSCĐ của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải lập biên bản giao nhận, kiểm kê TSCĐ kế toán công ty căn cứ vào đó cùng với hoá đơn mua hàng và các chứng từ có liên quan tiến hành lập các chứng từ ghi sổ và căn cứ vào các chứng từ ghi sổ đó để ghi vào các sổ kế toán.
PHầN II
Thực trạng kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty Cổ Phần Thương Mại Du Lịch Vĩnh Phúc
I. Đặc điểm chung của Công ty Cổ Phần Thương Mại Du Lịch Vĩnh Phúc
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tên giao dịch của Công ty là Công ty Cổ Phần Thương Mại Du Lịch tỉnh Vĩnh Phúc. Công ty có trụ sở chính tại Phường Đống Đa – Thị xã Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc.
Công ty Cổ Phần Thương Mại Du Lịch tỉnh Vĩnh Phúc là một Công ty Cổ phần có tư cách pháp nhân được thành lập theo giấy phép số 1275 QD – UB cấp ngày 08/06/2001 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1903000005 cấp ngày 27/07/2001 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch là một ngành kinh doanh mang tính nhạy cảm cao vì sản phẩm ngành của n...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top