Chaim

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Sự khác hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT BTO BT Hình thức nào được lựa chọn nhiều nhất tại sao
BÀI LÀM
1. Phân tích sự khác nhau giữa các hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT.
Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng là hoạt động quan trọng đối với phát triển kinh tế đối với phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và được xem là nhiệm vụ của nhà nước. Ở Việt Nam, Luật đầu tư 2005 quy định 3 hình thức đầu tư để thực hiện các dự án xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hóa và vận hành các dự án kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông, sản xuất và kinh doanh điện, cấp thoát nước, xử lý chất thai và các lĩnh vực khác do TTCP quy định, gồm có: ký kết hợp đồng BOT, BTO và BT.
Để phân biệt được 3 hình thức đầu tư trên, ta đi vào phân tích các đặc điểm khác nhau của chúng. Cơ sở pháp lý để phân biệt là Luật đầu tư 2005 và Nghị định 108/2009/NĐ-CP.
Hợp đồng BOT là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. Hợp đồng BTO là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận. Hợp đồng BT là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hay thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT.
Việc phân biệt chủ yếu dựa trên dấu hiệu nội dung của Hợp đồng. Nội dung của Hợp đồng BOT bao gồm: sự thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc xây dựng, kinh doanh và chuyển giao công trình cho Nhà nước Việt Nam. Nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng công trình và phải bàn giao công trình đó cho Nhà nước. Nội dung của hợp đồng BTO cũng quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc thực hiện cả ba hành vi xây dựng, kinh doanh, chuyển giao như trong hợp đồng BOT nhưng trong hợp đồng BTO thứ tự thực hiện các hành vi này là các thỏa thuận cụ thể của mỗi bên để thực hiện hợp đồng dự án lại có một số điểm khác ở thời điểm chuyển giao công trình. Trong khi đó, với hợp đồng BT thì nghĩa vụ mà nhà đầu tư phải thực hiện chỉ là xây dựng và chuyển giao công trình đó cho Chính phủ mà không được quyền kinh doanh chính những công trình này.
Đặc điểm khác biệt thứ hai là ở thời điểm chuyển giao công trình. Hợp đồng BOT cho phép nhà đầu tư xây dựng xong công trình thì được quyền kinh doanh thu hồi vốn và có lợi nhuận thì mới chuyển giao cho nhà nước Việt Nam, nghĩa là dành ra một khoảng thời gian nhất định cho nhà đầu tư. Hợp đồng BTO lại đòi hỏi nhà đầu tư xây dựng xong phải chuyển giao ngay cho nhà nước và quyền kinh doanh được Nhà nước bảo hộ thực hiện trong thời gian theo thỏa thuận. Hợp đồng BT thì cũng giống như hợp đồng BTO, sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao ngay công trình đó cho nhà nước Việt Nam.
Về cách thức khai thác lợi nhuận và quyền tự chủ khi khai thác lợi nhuận từ việc ký kết các hợp đồng này cũng khác nhau. Ở hợp đồng BOT, nhà đầu tư có quyền chủ động hoàn toàn để khai thác lợi nhuận từ khoảng thời gian xây dựng trong công trình cho đến khi bàn giao cho Nhà nước, Nhà nước sẽ không can thiệp vào giai đoạn này. Lợi ích mà nhà đầu tư được hưởng cũng phát sinh từ chính việc kinh doanh công trình đó, sau khi thu hồi vốn và có lợi nhuận rồi thì việc chuyển giao công trình cho nhà nước là chuyển giao không bồi hoàn. Đối với hợp đồng BTO thì nhà đầu tư không được chủ động kinh doanh, khai thác lợi nhuận từ công trình mà họ xây dựng, họ sẽ phải chuyển giao ngay sau khi xong và quyền kinh doanh được Nhà nước bảo hộ theo thời gian thỏa thuận, nghĩa là việc khai thác phải chịu sự giám sát chặt chẽ của Nhà nước. Cách thức khai thác ở đây là Chính phủ dành cho Nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận. Hợp đồng BT lại có cách thức hoàn toàn khác. Nhà đầu tư sẽ không được khai thác thu hồi vốn và lợi nhuận trên công trình mà họ xây dựng, mà Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện những dự án khác để thu hồi vốn và lơi nhuận hay thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT.
2. Hình thức nào được các nhà đầu tư lựa chọn nhiều nhất trên thực tế? Tại sao?
Hình thức được các nhà đầu tư lựa chọn nhiều nhất trên thực tế chính là hình thức ký kết hợp đồng BOT.
Ba hình thức đầu tư này đều thuộc diện được Nhà nước khuyến khích đầu tư thông qua các biện pháp ưu đãi : ưu đãi thuế, ưu đã khấu hao tài sản cố định, ưu đãi về sử dụng đất…và hỗ trợ đầu tư cũng như nhiều biện pháp bảo đảm đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư, tạo các điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư. Mỗi biện pháp lại có những ưu thế của riêng mình và làm lợi ở những điểm khác nhau cho nhà đầu tư. Luật đầu tư 2005 quy định về 3 hình thức đầu tư này tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ, giúp nhà đầu tư không còn ngần ngại mà có thể chọn cho mình một hình thức phù hợp nhất. Đương nhiên, khi ký kết hợp đồng thì nhà đầu tư sẽ lựa chọn cho mình hình thức bảo đảm thu hồi vốn cũng như lợi nhuận tối đa, đồng thời an toàn và chắc chắn nhất. Trong thực tế, hình thức ký kết hợp đồng BOT đã nhận được ưu ái nhiều nhất từ các nhà đầu tư và được ký kết nhiều nhất. Sự an toàn, chắc chắn, giảm thiểu rủi ro là những ưu thế mà BOT mang lại.
Điều cần nói đến đầu tiên là BOT tạo ra quyền chủ động cao nhất cho nhà đầu tư. Đây chính là một lợi thế mà không nhà đầu tư nào là không mong muốn. Luật quy định đối với hợp đồng BOT thì có một khoảng thời gian dành cho nhà đầu tư hoàn toàn chủ động kinh doanh, khai thác để thu hồi vốn và tìm kiếm lợi nhuận sau khi xây dựng công trình, trước khi chuyển giao cho Nhà nước. Trong khoảng thời gian này, nhà đầu tư tự mình áp dụng các cách thức, các biện pháp khác nhau mà không bị ai giám sát, đương nhiên trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Trong khi đó, các hình thức BTO và BT lại tạo ra sự phụ thuộc quá lớn vào nhà nước. Với BTO, việc khai thác sau xây dựng của nhà đầu tư là do nhà nước quản lý, còn với BT, Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện những dự án khác để thu hồi vốn và lơi nhuận hay thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT. Việc này nhiều khi không được như ý do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoài bản thân năng lực của nhà đầu tư. Có thế xuất phát từ tâm lý “cầm dao đằng chuôi” hay niềm tin vào cam kết bảo hộ đầu tư và cam kết thực hiện hợp đồng từ phía Nhà nước chưa đủ mạnh mà trong thực tiễn đầu tư, chưa có bất cứ nhà đầu tư nào lựa chọn hình thức hợp đồng BTO để thực hiện dự án. Vậy để hình thức BTO được sử dụng trên thực tế, nhà nước cần tự mình tạo được uy tín, tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư, đây là yếu tố tiên quyết để hiện thực hóa hình thức đầu tư theo hợp đồng BTO.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ an toàn thực phẩm và các khuyến cáo cho chuỗi cung ứng thủy sản tại Việt Nam Ngoại ngữ 0
D Phân tích quản trị sự thay đổi tại Thế giới di động Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin kế toán quản lý nhân sự và tiền lương tại công ty TNHH Huy Thông Công nghệ thông tin 0
D Phân tích hiệu quả kinh tế đối với nhà máy điện gió Bạc Liêu có xét đến các yếu tố về sự thay đổi giá điện, giảm khí thải CO2 Khoa học Tự nhiên 0
C Phân tích công việc là công cụ cơ bản để quản lý nguồn nhân sự Luận văn Kinh tế 0
T Phân tích thiết kế hướng đối tượng ứng dụng trong bài toán quản lý nhân sự Tiền lương công ty thép Úc Luận văn Kinh tế 3
B Phân tích sự cần thiết của việc ứng dụng Marketing trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S Phân tích các khái niệm: "Tổ chức sản xuất, Tổ chức quản lý" và sự thể hiện trong thực tế hoạt động Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự của công ty bia huế Luận văn Kinh tế 0
T Tình hình tài chính doanh nghiệp và sự cần thiết của việc phân tích tài chính doanh nghiệp ở công ty Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top