Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
I: LỜI MỞ ĐẦU
Vai trò thành phần kinh tế tư nhân và vấn đề thực tiễn đật ra trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN vấn đề phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được đặt ra như một yêu cầu tất yếu đối với nềnkinh tế Việt Nam. Kinh tế tư nhân là một bộ phận trong cơ cấu ấy đã có một thời kỳ bị coi là đối lập với kinh tế XHCN, vì vậy phải nằm trong diện cải tạo xoá bỏ. Song thực tiễn đã cho thấy quan niệm như vậy là cực đoan và sự xuất hiện trở lại của kinh tế tư nhân đã góp phần không nhỏ vào sự thay đổi bộ mặt của nền kinh tế theo hướng tích cực. Cùng với chủ trương chuyển nền kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế thị trường , Đảng và nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, kinh tế tư nhân, thành phần kinh tế non trẻ của nước ta đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều vấn đề bất cập trong xã hôi, trong chủ trương chính sách và tổ chức quản lý đang là trở ngại cho sự phát triển của thành phần kinh tế này.
Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới. Cơ hội phát triển rút ngắn, thực hiện thành công CNH, HĐH phấn đấu đưa Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 là hiện thực. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn với sự giải phóng tối đa lực lượng sản xuất xã hội. Trong bối cảnh các nguồn lực kinh tế của Việt Nam còn đang hạn chế, xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần, còn kinh tế tư nhân như một động lực phát triển cơ bản là một hướng đi hoàn toàn đúng đắn. Trong những năm vừa qua mặc dù đã có bước phát triển tốt, kinh tế tư nhân Việt Nam vẫn chưa thực sự có được một vai trò tương xứng với tiềm năng của nó. Bài viết này sẽ tập trung làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản sau đây.
Vai trò thành phần kinh tế tư nhân và vấn đề thực tiễn đật ra trong thời kỳ quá độ lên CNXH
Tuy nhiên do vấn đề suy tầm tài liệu, cập nhập thông tin còn có phần hạn chế và nhiều thiếu sót lên bài viết có nhiều thiếu sót mong các bạn thông cảm! Rất mong nhận được sự đóng góp của các bạn!
Em xin Thank giảng viên,TS Đỗ Thị Kim Hoa đã hướng dẫn em thực hiện bài tiểu luận này!






CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I. CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Thành phần kinh tế cá thể ,tiểu chủ.
Kinh tế cá thể là thành phần kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và khả năng lao động của bản thân người lao động.
Kinh tế tiểu chủ cũng chính là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất nhưng có thuê mướn lao động, tuy nhiên thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào sức lao động và vốn của bản thân và gia đình.
Kinh tế cá thể, tiểu chủ đang có vị trí rất quan trọng trong nhiều ngành nghề ở nông thôn và thành thị, có điều kiện phat huy nhanh tiềm năng về vốn sức lao động, tay nghề của từng gia đình, từng người lao động. Do đó, việc mở rộng sản xuất, kinh doanh của kinh tế cá thể và tiểu chủ cần được khuyến khích.
Hiện nay, ở nước ta, thành phần kinh tế này phần lớn hoạt động dưới hình thức hộ gia đình, đang là một bộ phận đông đảo, có tiềm năng to lớn, có vị trí quan trọng ,lâu dài. Đối với nước ta, cần phát triển mạnh mẽ thành phần kinh tế này để vừa góp phần tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, vừa giải quyết nhiều việc làm cho người lao động - một vấn đề bức bách hiện nay của đời sống kinh tế xã hội. Trong những năm gần đây, thành phần kinh tế này phát triển nhanh chóng trong nông lâm ngư nghiệp và thương mại, dịch vụ. Nó đã góp phần quan trọng vào các thành tựu kinh tế xã hội. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, kinh tế cá thể tiểu chủ dù cố găngs đến bao nhiêu cũng không loại bỏ được những hạn chế vốn có như: tính tự phát , manh mún, hạn chế về kỹ thuật. Do đó Đảng ta chỉ rõ: cần giúp đỡ kinh tế cá thể, tiểu chủ, giải quyết các vấn đề khó khăn về vốn, về khoa học kỹ thuật và công nghệ, về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX viết: “ Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển, khuyến khích các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hay
phát triển lớn hơn“. Phát triển các loại hình thông tin với qui mô phù hợp trên từng địa bàn.
2. Thành phần kinh tế tư bản tư nhân .
Kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế mà xuất kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột sức lao động làm thuê.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, thành phần này có vai trò đáng kể xét về phương diện phát triển lực lượng sản xuất ,xã hội hoá sản xuất cũng như về phương diện giải quyết các vấn đề xã hội. Đây cũng là thành phần kinh tế rất năng động nhạy bén với kinh tế thị trường, do đó sẽ có những đóng góp không nhỏ vào quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước. Hiện nay, kinh tế tư bản tư nhân bước đầu có sự phát triển, nhưng phần lớn tập trung vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ và kinh doanh bất động sản; đầu tư vào sản xuất con ít và chủ yếu quy mô vừa và nhỏ .
Chính sách của Đảng và Nhà nước ta là khuyến khích tư bản tư nhân bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, đáp ứng các nhu cầu của dân cư. Nhà nứoc bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của họ; xoá bỏ định kiến và tạo điều kiện thuận lợi về tín dụng, về khoa học công nghệ , về đào tạo cán bộ - cho thành phần kinh tế này. Tuy nhiên, đây là thành phần kinh tế có tính tự phát rất cao. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX có đoạn viết:” Khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân rộng rãi trong các ngành nghề sản xuất , kinh doanh mà pháp luật không cấm . Tạo môi trưòng kinh doanh thuận lợi về chính sách pháp lý để kinh tế ư bản tư nhân phát triển trên những định hướng ưu tên của Nhà nước , kể cả đầu tư ra nước ngoài ; khuyến khích chuyển thành doanh nghiệp cổ phần , bán cổ phiếu cho người lao động , liên doanh , liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước , xây dựng quan hệ tốt với chủ doanh nghiệp và người lao động
II . CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC KINH DOANH CƠ BẢN .
1. Doanh nghiệp tư nhân .
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân là một đơn vị kinh doanh do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập làm chủ. Cá nhân này vừa là chủ sở hữu, vừa là người sử dụng tài sản, đồng thời cũng là người quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường chủ doanh nghiệp là giám đốc, trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng cũng có trường hợp vì những lí do cần thiết, chủ doanh nghiệp không trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh mà thuê người khác làm giám đốc. Nhưng dù trực tiếp hay gián tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân quản lý và tự chịu trách nhiệm không có sự phân chia rủi ro với ai

Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiêm vô hạn về các khoản nợ trong kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu làm ăn phát đạt thu được nhiều lợi nhuận, chủ doanh nghiệp được hưởng toàn bộ số lợi đó. Ngược lại, nếu gặp rủi ro hay kinh doanh bị thua lỗ, họ phải chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của doanh nghiệp.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp có không quá 50 thành viên góp vốn thành lập công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của mình.
Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chỉ có một thành viên.
Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụtài sản khác của công ty bằng tài sản của mình (trách nhiệm hữu hạn). Thành viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghiac vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Như vậy, trong công ty trách nhiệm hữu hạn có sự phân tách tài sản: tài sản của công ty và tài sản của thành viên. Nguyên tắc phân tách được áp dụng trong mọi quan hệ tài sản, nợ nần và trách nhiệm của công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu ra công chúng để công khai huy động vốn. Việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn trước hết phải ưu tiên cho các thành viên khác của công ty. Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên công ty nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hay không mua hết. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì chủ sở hữu công ty ó quyền chuyển nhượng toàn bộ hay một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác.
3. Công ty cổ phần .
Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, ngưòi sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu.
Trong suốt quá trình hoạt động của công ty cổ phần ít nhất phải có 3 thành viên tham gia công ty cổ phần. Là loại công ty đặc trưng cho công ty đối vốn cho nên có sự liên kết của nhiều thành viên và vì vậy việc quy định số thành viên tôis thiểu phải có đã trở thành thông lệ quôcs tế trong mấy trăm năm tồn tại của công ty cổ phần. ở hầu hết các nước đều có quy định số thành viên tốithiểu của công ty cổ phần.
Phần vốn góp (cổ phần ) của các thành viên được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Các cổ phiếu do công ty phát hành là một loại hàng hoá. Người có cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. Công ty cổ phần chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công ty. Các cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Trong quá trình hoạt động công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán (như cổ phiếu, trái phiếu) ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán để huy động vốn. Điều này thể hiện khả năng huy động vốn lớn của công ty cổ phần.

4. Công ty hợp danh.
Công ty hợp danh được pháp luật ghi nhận là một hình thức của công ty đối nhân, trong đó có ít nhất 2 thành viên (đều là cá nhân và là thương nhân) cung tiến hành hoạt động thương mại (theo nghĩa rộng) dưới một hãng chung (hay hội danh) và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty.
Ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Do tính an toàn pháp lý đối với công chúng cao, mặt khác các thành viên thường có quan hệ mật thiết về nhân thân, nên việc quản lý công ty hợp danh chịu rất ít sự ràng buộc của pháp luật. Về cơ bản, các thành viên có quyền tự thoả thuận về việc quản lý, điều hành công ty. Tuy nhiên cần lưu ý là quyền quản lý công ty hợp danh chỉ thuộc về các thành viên hợp danh, thành viên góp vốn không có quyền quản lý công ty
Trong công ty hợp danh , Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty bao gồm tất cả các thành viên hợp danh. Hội đồng thành viên có quyền quyết định mọi hoạt động của công ty. Khi họp Hội đồng thành viên, các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau trong biểu quyết (mỗi thành viên chỉ có một phiếu biểu quyết) mà không phụ thuộc vào giá trị phần vốn góp của họ trong công ty. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa quyền của các thành viên trong uản lý của công ty hợp danh với quyền của các thành viên trong quản lý công ty đối vốn (công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần).
Trong quá trình hoạt động của công ty, các thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các trức trách quản lý và kiểm soat công ty, và cử một người (trong số thành viên hợp danh ) lam Giám đốc công ty. Giám đốc thực hiện nhiêm vụ điều hành công việc trong công ty, phân công, điều hoà, phối hợp công việc của các thành viên hợp danh và thực hiên các công việc khác theo uỷ quyền của các thành viên hợp danh

CHƯƠNG II
VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN

I: GÓP PHẦN QUAN TRỌNG ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .
1. Trên giác độ tổng cung .
Kinh tế tư nhân cung cấp cho xã hội sản phẩm vật chất và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu về đời sống , nhu cầu cho quá trình tái sản xuất của xã hội . Với ưu thế nổi trội của khu vực kinh tế tư nhân : suất đầu tư thấp , dễ chuyển đổi phương hướng sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường , quy mô nhỏ phù hợp với năng lực quản lý của các hộ gia đình , nên đã thu hút được đông đảo các tầng lớp dân cư . Tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân khá ổn định .
Khu vực kinh tế tư nhân có tốc độ phát triển và tốc độ tăng của các năm từ 1995 đến 2000 thường cao hơn tốc độ tăng chung của nền kinh tế (trừ năm 1999).Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm thời kỳ 1995 – 2000 của cả nước 6,9% ; của khu vực kinh tế tư nhân là 7,2% . Năm 2000 , tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân tăng nhanh hơn nhịp độ tăng GDPcủa toàn bộ nền kinh tế tới 1,5%(nếu tính theo giá hiện hành ) và năm 2003 tốc độ tăng trưởng GDP trong khu vực kinh tế ư nhân tăng so với năm 2002 là 7,24%.
Tỷ trọng khu vực kinh tế tư nhân trong toàn nền kinh tế không những không được cải thiện mà còn suy giảm nhẹ , chủ yếu do trong những năm cuối thập kỷ 90 , nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đi vào hoạt động và làm thay đổi cơ cấu toàn bộ nền kinh tế .
Số lượng doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân tăng nhanh, và chiếm số lượng lớn trong tổng số doanh nghiệp của cả nước thể hiên qua bảng sau:


Số doanh nghiệp có tại thời điểm 1/1
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
- Tổng số doanh nghiệp
+ Doanh nghiệp nhà nước
+ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó:
- Hợp tác xã
- Doanh nghiệp tư nhân
+ Công ty tư nhân
+ Công ty cổ phần
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
39.762
5.531
32.702


3.187
18.226
10.489
800
1.529 51.057
5.067
43.993


3.614
22.554
16.189
1.636
1.997 62.892
5.033
55.555


4.112
24.818
23.587
3.038
2.304
Trong khu vực kinh tế tư nhân , tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của các doanh nghiệp tư nhân khả dĩ hơn cả: chung khu vực kinh tế tư nhân 7,2% (trong đó doanh nghiệp tư nhân 8,5% ; Cty TNHH ; Cty cổ phần 6,1% ; hộ cá thể 7,2%).
2. Trên giác độ tổng cầu .
Theo tính toán của các nhà thống kê , để tăng trưởng 1% GDP của Việt Nam cần tăng trưởng tiêu dùng 2,1 đến 2,2% (kể cả tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho đời sống ). Khu vực kinh tế tư nhân phát triển sẽ làm tổng cầu tăng nhanh , thực hiện được chủ trương kích cầu của Nhà nước do mở rộng sản xuất làm cho nhu cầu các yếu tố đầu vào gia tăng , đồng thời thu nhập của người lao động tăng do sản xuất phát triển và số lao động được huy động vào làm tăng thêm . Đây chủ yếu là tầng lớp có thu nhập thấp nên tỷ lệ tiêu dùng cận biên (MPC) lớn , tỷ lệ tiêt kiêm cận biên (MPS)nhỏ hơn so với tầng lớp có thu nhập cao .
Trong những năm gần đây khu vực kinh tế tư nhân tăng rất nhanh về mặt số lượng , nhiều doanh nghiệp được hình thành vì thế việc sản xuất hàng hoá với nhiều mặt hàng trở nên rất đa dạng và phong phú . Việc tiêu dùng của người dân cũng như của các doanh nghiệp tăng nhanh rõ rệt , doanh nghiệp thì cần sử dụng nhiều nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất , người tiêu dùngsống ngày càng cao , kèm theo mặt hàng trở nên phong phú đa dạng cho nên mức tiêu dùng của toàn xã hội tăng rất nhanh vì thế xét trên giác độ
Ở Việt Nam hiện nay, chưa có ai làm kinh tế tư bản tư nhân chân chính là tai hoạ của xã hội; mà chỉ có bọn làm giàu bất chính, bọn tham nhũng mới đục khoét xã hội, làm băng hoại đạo đức xã hội. Chúng ta khuyến khích làm giàu chân chính mà được như Bill Gates thì tốt quá.
Bởi vậy phải có cơ chế, luật pháp quy định những người có chức có quyền trong bộ máy Nhà nước như Thủ tướng, Bộ trưởng, các quan chức Nhà nước ở cấp độ nào thì không được làm kinh tế tư bản tư nhân. Khi họ không còn làm chức vụ đó, là công dân bình thường thì họ được quyền làm kinh tế tư nhân. Đã có vinh dự và trách nhiệm được nhân dân giao phó thì phải được sự giới hạn của pháp luật quy định, tôn vinh và đãi ngộ hợp lý. Đó là lẽ bình thường mà các nước tiên tiến đều quy định.
Xã hội Việt Nam vốn tôn vinh các bậc hiền tài giúp nước và luôn kính trọng họ. Họ lưu danh muôn thuở. Nếu không chấp nhận điều đó, muốn vinh thân phì gia thì xã hội ruồng bỏ họ. Còn muốn làm giàu chân chính thì tự nguyện từ bỏ các cương vị hiện có, để những người có tài đức, biết hy sinh, dấn thân vào sự nghiệp của dân tộc, của Tổ quốc đảm nhiệm. Dân tộc Việt Nam không thiếu những người tài đức như vậy.
Dự thảo Báo cáo chính trị nhấn mạnh vấn đề Đảng viên làm kinh tế tư nhân không hạn chế quy mô, vì vấn đề này chưa được nhận thức đầy đủ, chưa được quy định rõ,và thực hiện theo đúng quy luật của nó. Tất nhiên nhận thức là một quá trình. Sở hữu tư nhân còn là một động lực lớn thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong thời gian rất lâu dài. Hãy để cho nó phát triển với sức sống nội tại của nó, làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển đa dạng.
Các thành phần kinh tế khác cùng với nó phải được cơ chế chính sách của Nhà nước điều tiết hợp lý, có cơ chế quản lý phù hợp và đặc biệt phải do những con người có tài đức đảm nhiệm, điều hành. Chỉ có như vậy thì trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân ) với nhiều hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế đa dạng, mới hoạt động theo đúng pháp luật, tạo nền tảng cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
Con đường đi lên phía trước đang đòi hỏi chúng ta phải phát triển tư duy lý luận, bổ sung và phát triển lý luận, góp phần cho Đại hội X của Đảng thành công rực rỡ, xây dựng đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.








KẾT LUẬN
Thực tễn phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy vai trò rất quang trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong giải quyết việc làm, động viên nguồn vốn, khai thác tài nguyên làm ra nhiều của cải phục vụ nâng cao đời sống và đóng góp cho đất nước. Phát triển kinh tế tư nhân, vì thế, là một trong những điều kiện của phát triển bền vững.
Đảng và Nhà nước ta đã thấy được vai trò đó của khu vực kinh tế tư nhân thể hiện trong đường lối và những chính sách lớn, bước đầu đã tạo ra điều kiện, môi trường cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế này đã đạt được những thành tựu nhất định.
Khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam tuy có bước phát triển trong những năm đổi mới nhưng vẫn chưa phát triển đúng mức và còn nhiều hạn chế: tốc đọ tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, qui mô sản xuất còn nhỏ bé, manh mún, do thiếu nhiều điều kiện nên chưa ứng dụng được những thành tựu của khoa học công nghệ, sản phẩm làm ra có chất lượng thấp, mẫu mã cùng kiệt nàn, sức cạnh tranh kém. Bộ phận kinh tế tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài tuy trình độ khá hơn bộ phận kinh tế tư nhân trong nước về các mặt trên đây nhưng hiện vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ.
Để phát huy được vai trò vị trí của kinh tế tư nhân trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá, cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hơn nữa môi trường thể chế cho sự phát triển- nhất là cụ thể hoá Luật doanh nghiệp sửa đổi (mới được ban hành), thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển./.
















TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách: Phát triển kinh tế tư nhân định hướng xã hội chủ nghĩa. Trần Ngọc Bút
NXB Chính trị quốc gia, 2002.
2. Sách: Thanh phần kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân-lý luận và chính sách. TS Hà Huy Thành(chủ biên)
NXB Chính trị quốc gia.
3. Sách: Giáo trình Luật kinh tế
NXB Công an nhân dân Hà nội,2002
4. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin
NXB Chính trị quốc gia Hà nội, 2002
5. Bài: Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam. Nguyễn Hữu Oánh
Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 283-tháng 12-2001.
6. Bài: Tài chính với sự phát triển kinh tế tư nhân. Nguyễn Đăng Nam
Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số9-tháng 9-2002.
7. Bài: Mấy vấn đề lý luận từ thực tế phát triển kinh tế tư nhân phi nông nghiệp. Đào Xuân Sâm
Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 9-tháng9-2002.
8. Bài: Tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước: thực tế từ các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Trương Đông Lộc
Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 295-tháng12-2002.
9. Bài: Một số vấn đề về quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân Hà Nội. Nghiêm Xuân Đạt
Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 305-tháng10-2003.
10.Bài: Vấn đề bóc lột của kinh tế tư bản tư nhân và đảng viên làm kinh tế ở nước ta hiện nay. Trần Bạch Đằng.
11Vấn đề sở hữu và kinh tế tư bản tư nhân ở nước ta hiện nay. Hồ Trọng Viện
Tạp chí phát triển kinh tế, số 141-tháng7-2002.
12. Bài: Chính sách vĩ mô đối với khu vực tư nhân. Lê Khoa
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, SỐ 141-THÁNG7-2002.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

ketnoia

New Member
Xin chào ạ, em có thể phiền anh/chị một chút được không ạ? Tài liệu này em không thầy chỗ dowload. Vì tài liệu này rất sát với đề tài em đang cần nên mong anh/chị cho em xin tài liệu với ạ. Em Thank nhiều!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D thành phần và vai trò của hệ vi sinh vật trong bánh men rượu truyền thống và hiện đại Khoa học Tự nhiên 0
D Vai trò của hội LHPN trong công tác vận động phụ nữ trên địa bàn Phường 7 - Thành Phố Trà Vinh - Tỉn Văn hóa, Xã hội 0
B Vai trò của thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thực trạng và giải pháp trong thu Luận văn Kinh tế 0
W Vai trò của thành phần kinh tế tư nhân và thực tiễn đặt ra Luận văn Kinh tế 0
B Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan Khoa học Tự nhiên 2
K Đặc điểm, vai trò chức năng chung của phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Thanh Trì Thành phố Hà Nô Luận văn Kinh tế 0
G Vị trí, vai trò của công tác quản lý giá thành và ý nghĩa của việc hạ thấp giá thành sản phẩm Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu thành phần rệp hại cà phê, chè, một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài có vai trò g Nông Lâm Thủy sản 1
K Nghiên cứu đứt gãy sông Chanh - Cát bà và vai trò hình thành các thung lũng trên đảo Cát Bà Luận văn Sư phạm 3
V Vai trò của nhà nước trong hoạt động xuất khẩu khi Việt Nam là thành viên của WTO Kinh tế chính trị 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top