Elson

New Member

Download miễn phí Luận văn Phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh với học viên ở Học viện Chính trị – Quân sự hiện nay





Bước vào thế kỉ XXI, đất nước ta có những thuận lợi mới đồng thời cũng
nhiều khó khăn, phức tạp nảy sinh do tác động của tình hình thế giới, trong nước.
Trên thế giới, hoà bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng đầy
những biến động bất trắc khó lường. Cùng với phục hồi, phát triển kinh tế; toàn cầu
hoá kinh tế ngày càng mở rộng; khoa học công nghệ có bước tiến nhảy vọt và
những đột phá lớn, thì cũng chứa nhiều tiềm ẩn: khủng hoảng kinh tế; bất bình đẳng
giữa các quốc gia ngày càng cao; cạnh tranh kinh tế ngày càng gay gắt. Về quân sự,
“những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy
đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, hoạt động khủng bố, những tranh
chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo và các tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra ở
nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp” [15, tr.73]. Tình hình đó đòi hỏi phải
tiếp tục điều chỉnh, phát triển chiến lược kinh tế – xã hội, chiến lược quốc phòng –
an ninh cho phù hợp với yêu cầu xây dựng, bảo vệ tổ quốc ở mỗi nước.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ngoại giao. “Thực lực mạnh, ngoại giao mới thắng lợi. Thực lực là cái
chiêng, ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to, tiếng mới lớn” [40, tr.126]. Vì vậy,
trong chiến tranh, thắng lợi của đấu tranh ngoại giao phụ thuộc vào thắng lợi quân
sự mà ta thu được. Điều này biểu hiện trước hết là kéo địch ngồi vào bàn đàm phán,
nhưng không phải lúc nào ta cũng thực hiện được, mà phải đánh cho đối phương
những đòn đau đớn, thất bại thảm hại, ý chí xâm lược bị đánh bại. Hồ Chí Minh đã
khẳng định điều này từ cuộc chiến tranh cách mạng ở Triều Tiên. Người nói: “Kinh
nghiệm là phải đánh bao giờ cho đế quốc quỵ, nó không thể đánh được nữa, nó mới
chịu đàm phán... Ta cũng phải đánh cho Pháp quỵ. Lúc âý có đàm phán nó mới đàm
phán, chứ không phải đưa đàm phán ra là nó đã đàm phán ngay đâu. Đừng có ảo
tưởng. Mục đích của nó là xâm lược. Nó mất 99% còn 1% hy vọng nó vẫn đánh.
Phải đánh cho nó quỵ nó mới chịu” [43, tr.113].
Thực tế hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ xâm lược của nhân dân
ta đã diễn biến đúng như vậy. Pháp bị thất thủ ở Điện Biên Phủ 7 – 5 – 1954 thì
8 – 5 – 1954 mới chịu ngồi vào họp phiên toàn thể đầu tiên về Đông Dương tại
Giơnevơ (Thụy Sĩ). Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thì phức tạp, khó khăn
hơn nhiều. Sau thắng lợi Mậu Thân (1968), Mỹ chịu ngồi đàm phán với ta ở Pari
(Pháp), nhưng đến năm 1972 sau thất bại thảm hại ở Quảng Trị và một số chiến
trường khác chúng mới hứa ký tắt với ta Hiệp định đình chiến. Nhưng chưa kịp ký,
chúng đã bội ước, Kitxinhgiơ không đến Hà Nội ký tắt như đã thoả thuận, đồng thời
chúng mở cuộc không kích vào Hà Nội, Hải Phòng hòng làm nhụt ý chí từ đầu não
lãnh đạo đến quân và dân ta. Bằng thắng lợi chiến đấu 12 ngày đêm của trận “Điện
Biên Phủ trên không”, ta buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari (1 – 1973). Tuy vậy ta
mới chỉ giành được thắng lợi quyết định “quân Mỹ rút ra, quân ta ở lại”. Phải tiếp
tục chiến đấu hơn hai năm nữa (1973 – 1975), bằng tổng cuộc tấn công và nổi dậy,
ta mới giành được thắng lợi hoàn toàn.
Sử dụng sức mạnh tổng hợp trong quân sự để chiến thắng kẻ thù xâm lược là
một đặc điểm nổi bật của phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh. Người rất quan
tâm đến vấn đề này, bởi nó triệt để huy động và phối hợp được mọi lực lượng, mọi
cách đánh, thực hiện được chiến tranh toàn dân, toàn diện, huy động được sức mạnh
chính trị, tinh thần và vật chất, huy động được sức mạnh trong nước và sức mạnh
quốc tế, sức mạnh thời đại, đó là cách chiến tranh cách mạng phù hợp với
đất nước, dân tộc ta.
1.3.5. Quyết tâm lớn, sáng tạo cao trong các tình huống quân sự
Vấn đề hàng đầu mà Hồ Chí Minh quan tâm là tư tưởng tiến công trong
quân sự , bởi chỉ có tiến công, chủ động tiến công mới giành được thắng lợi. Đó là ý
chí quyết tâm của toàn quân, toàn dân, nên mọi người phải gắng sức, tiến công liên tục,
chỉ có tiến, không có thoái, kết hợp chặt chẽ giữa tiến công và phòng ngự và ngay cả
khi buộc phải phòng ngự thì cũng phòng ngự ở thế công.
Để thực hiện tư tưởng tiến công, trước hết phải có tinh thần gan dạ, chiến
đấu kiên cường, dũng cảm, không ngại gian khổ, không sợ hy sinh. “Vũ khí tốt mà
tinh thần hèn cũng vô dụng”. Theo đó, ý chí quyết tâm là cơ sở để tạo ra sự bình
tĩnh, mưu trí, sáng tạo trong xử trí các tình huống quân sự. Hồ Chí Minh luôn luôn
là người tiêu biểu cho ý chí quyết tâm đó, nhất là trước những bước ngoặt khó khăn
của lịch sử. Trong khởi nghĩa giành chính quyền, Người đã động viên nhân dân ta,
“dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được độc lập tự do”.
Kháng chiến chống Pháp, Người kêu gọi: “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không
chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Động viên nhân dân ta đánh thắng giặc Mỹ
xâm lược, Người lại nêu quyết tâm: “Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì
ta còn phải chiến đấu quét sạch nó đi”. Như vậy, qua khởi nghĩa và hai cuộc chiến
tranh, lời văn động viên quyết tâm có khác nhau, nhưng bản chất xuyên suốt luôn
luôn là tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Mục tiêu ấy đã gắn chặt với
ý chí quyết tâm của Người từ thuở niên thiếu.
Tư tưởng tiến công của Hồ Chí Minh dựa trên nghiên cứu khách quan tình
hình ta, địch, mục tiêu, lý tưởng cách mạng và khả năng giành thắng lợi của nhân
dân ta, đó không phải là tư tưởng phiêu lưu, mạo hiểm, vô căn cứ. Người viết:
“Phải nhìn cho rộng, suy cho kỹ,
Kiên quyết không ngừng thế tiến công” [39, tr.287]
Như vậy đã rõ, kiên quyết tiến công là không ngừng, liên tục, nhưng dựa trên cơ sở
nhìn rộng, nghĩ kỹ, chứ không phải là hành động tuỳ tiện, ngẫu hứng.
Tư tưởng chiến lược tiến công của Hồ Chí Minh còn có nội hàm rất sâu sắc
là giành và giữ quyền chủ động trong các hành động quân sự, bởi nó là yếu tố bảo
đảm cho tư tưởng tiến công được thực hiện một cách liên tục, mọi lúc, mọi nơi. Nếu
để sơ hở, bị động để quân địch ra tay trước, ta bị bất ngờ là khó khăn, thậm chí có
thể thất bại. Vì thế, phải luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu
cao, nắm vững tình hình ta, địch là yêu cầu hàng đầu trong tác chiến quân sự. Người
nhấn mạnh: “Giữ đựơc chủ động thì thế nào cũng thắng, không thắng to thì thắng
nhỏ. Trái lại nếu mình không giữ được quyền chủ động mà lại ở địa vị bị động, để
cho quân thù xử, khiến mình dễ bị thất bại” [39, tr.473].
Tư tưởng tiến công của Hồ Chí Minh còn thể hiện ngay cả trong các tình
huống phải phòng ngự chiến lược, chiến dịch, chiến thuật. Theo Người, cách mạng
có lúc phải phòng ngự, dân quân du kích, bộ đội chiến đấu cũng có lúc phải phòng
ngự, đó là lúc tiến công không có lợi mà bắt buộc phải phòng ngự. Nhưng trong tình
thế như vậy, cũng phải sẵn sàng tiến công và phòng ngự ở thế công, không để cho
“quân thù tha hồ mà đánh”. Phải làm cho tiến công, phòng ngự quyện chặt vào
nhau, sẵn sàng chuyển đổi từ phòng ngự sang tấn công theo phương hướng:
“Tấn công thoái thủ nên thần tốc
Chân lẹ, tài cao ắt thắng người”. [39, tr.287]
Thực hiện tư tưởng chiến lược tiến công phải ra sức chuẩn bị lực lượng cả
tinh thần và vật chất, phải cân nhắc kỹ lưỡng các tình huống chiến đấu để có hiệu
quả cao, không bị rơi vào tình trạng duy ý chí. Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến
bước chuẩn bị trước khi chiến đấu như tinh thần của bộ đội, đảm bảo trang bị, vũ
khí, lương thực, khảo sát địa hình chiến đấu và các yếu tố lực, thế, thời. Người còn
trực tiếp ra trận để quan sát tình hình và động viên bộ đội chiến đấu như Chiến dịch
Biên giới năm 1950.
Tạo lực, lập thế, tranh thời luôn luôn là điểm đặc sắc và sáng tạo cao trong
các tình huống quân sự của Hồ Chí Minh.
Lực của cách mạng, theo Người là c
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đăng ký cá nhân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 2019 Văn hóa, Xã hội 0
M Một số ý kiến đề nghị qua đợt thực tập và rèn luyện tư cách đạo đức, tác phong nghề nghiệp của người Luận văn Kinh tế 0
B Ảnh hưởng tư tưởng cải cách giáo dục từ Minh Trị (Meiji) Nhật Bản đến tư tưởng giáo dục của phong tr Kinh tế chính trị 0
O Vận dụng tư tưởng, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh vào hoạt động ngoại giao văn hoá trong giai đoạn hiện nay Văn hóa, Xã hội 2
N Chu Dịch cứu nguyên - phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ Văn hóa, Xã hội 0
H Xin tư vấn mở quán cafe phong cách trẻ, đơn giản nhưng hiệu quả đối với sinh viên với 80 triệu Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 8
E Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước t Tài liệu chưa phân loại 0
E Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ vào việc đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác Tài liệu chưa phân loại 0
S Khảo sát từ loại tiếng việt trong truyện ngắn “kép tư bền” của Nguyễn Công Hoan (Môn: Phong cách học Tài liệu chưa phân loại 2
C Top 3 mẫu dây chuyền mảnh siêu đẹp tăng thêm phong cách cho các nàng Thời trang & Phong cách 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top