randymjnh

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Thang máy 5 tầng với S7-300

Phần I:Mở Đầu
1. Lý do thực hiện đồ án môn học
Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường sự tăng trưởng về kinh tế, sự ổn định về chính trị xã hội gắn liền với sự phát triển của các chung cư ,siêu thị, nhà cao tầng, các công trình xây dựng phục vụ nhu cầu đời sống xã hội, cũng như phát triển kinh tế xuất phát từ thực tế nhu cầu của con người cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hệ thống băng tải cầu thang máy đã và đang sử dụng rộng rãi để phục vụ nhu cầu hàng hoá truyền tải thiết bị cũng như nhu cầu đi lại của con người. Để đáp ứng những điều kiện trên em đã nghiên cứu xây dựng mô hình cầu thang máy với đề tài “ Tính toán thiết kế trang bị điện mô hình điều khiển thang máy nhà 5 tầng dung PLC – S7 – 300”.
2. Mục đích thực hiện đồ án môn học
Thực hiện đồ án môn học trang bị điện giúp cho cái nhìn tổng thể về kiến thức chuyên ngành được đào tạo rút ra được những kiến thức kinh nghiệm và tác phong công nghiệp.Trong quá trình thực hiện đề tài giúp chúng ta trao đổi kiến thức của mình với bạn bè,giáo viên bộ môn từ đó mà ta có thể vận dụng kiến thức lý thuyết của mình trong thực tế có khả năng tiếp cận được thị trường tốt hơn.
3. Nội dung thực hiện
Đồ án môn học “ Tính toán thiết kế trang bị điện mô hình điều khiển thang máy nhà 5 tầng dung PLC – S7 – 300” cần thực hiện nhiệm vụ sau:
- Khái quát chung về thang máy
- Truyền động điện cho thang máy
- Tính chọn các thiết bị
- Đưa ra được mô hình thang máy
- Tính toán và chọn thiết bị cho mô hình thang máy
- Lập trình điều khiển thang may bằng bộ lập trình PLC
4. Phương pháp thực hiện.
Trong quá trình thực hiện thiết kế đồ án môn học em đã vận dụng những kiến thức chuyên ngành được đào tạo, qua khảo sát thực tế đã thu nhập những số liệu phục vụ cho việc thiết kế và tham khảo một số tài liệu chuyên ngành.
5. Câú trúc đồ án
Đề tài được em tiến hành theo bước như sau:
Phần I: Mở đâù
Phần II: Nội dung
Chương 1: Khái quát chung về thang máy
Chương 2: Truyền động điện cho thang máy
Chương 3: Tính toán mô hình thang máy
Phần III: Kết luận và kiến nghị


Chương I

Giới thiệu chung thang máy
1.1 vai trò của thang máy
Thang máy là thiết bị vận tải dùng để chở hàng và chở người theo phương thẳng đứng. Nó là một loại hình máy nâng chuyển được sử dụng trong các ngành sản xuất của nền kinh tế quốc dân như trong ngành khai thác hầm mỏ, trong ngành xây dựng, luyện kim, công nghiệp nhẹ ... Nó đã thay thế cho sức lực của con người và đem lại năng suất lao động cao. Trong sinh hoạt dân dụng, thang máy cũng được sử dụng rộng rãi ở các nhà làm việc cao tầng, cơ quan, khách sạn ... Thang máy đã trở thành một vấn đề quan trọng trong cạnh tranh xây dựng và chiếm một chi phí tương đối lớn. Trong các hệ thống dịch vụ, bán hàng việc có một thang máy tốt, đẹp, tiện lợi để phục vụ cũng là một yếu tố thu hút khách hàng .
1.2 phân loại thang máy
tuỳ từng trường hợp vào các chức năng, thang máy có thể phân loại theo các nhóm sau:
1.2.1 Phân loại theo chức năng :
a. Thang máy chở người :
- Thang máy chở người trong các nhà cao tầng : Có tốc độ chậm hay trung bình, đòi hỏi vận hành êm, yêu cầu an toàn cao và có tính mỹ thuật.
- Thang máy dùng trong các bệnh viện: Đảm bảo tuyệt đối an toàn, tối ưu về tốc độ di chuyển và có tính ưu tiên đáp ứng đúng các yêu cầu của bệnh viện.
- Thang máy dùng trong các hầm mỏ, xí nghiệp: Đáp ứng được các điều kiện làm việc nặng nề trong công nghiệp như tác động môi trường về độ ẩm, nhiệt độ, thời gian làm việc, ăn mòn ...
b. Thang máy chở hàng :
Được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, ngoài ra nó còn được dùng trong nhà ăn, thư viện ... Loại này có đòi hỏi cao về việc dừng chính xác buồng thang để đảm bảo hàng hoá lên xuống dễ dàng, tăng năng suất lao động.
1.2.2 Phân loại theo tốc độ di chuyển:
- Thang máy tốc độ chậm v = 0,5 m/s : Hệ truyền động buồng thang thường sử dụng động cơ không đồng bộ rôto lồng sóc hay dây quấn, yêu cầu về dừng chính xác không cao.

- Thang máy tốc độ trung bình v = (0,75 1,5) m/s : Thường sử dụng trong các nhà cao tầng, hệ truyền động buồng thang là truyền động một chiều.

- Thang máy cao tốc v = (2,5 5) m/s : Sử dụng hệ truyền động một chiều hay truyền động bộ biến tần - động cơ xoay chiều ba pha, hệ thống điều khiển sử dụng các phần tử cảm biến phi tiếp điểm, các phần tử điều khiển lôgic, các vi mạch cỡ lớn lập trình được hay các bộ vi xử lý.
1.2.3. Phân loại theo trọng tải:
- Thang máy loại nhỏ Q < 160kG.
- Thang máy trung bình Q = 500 200kG.
- Thang máy loại lớn Q > 2000 kG.
1.3 . kết cấu của thang máy
Kết cấu , sơ đồ bố trí thiết bị của thang máy giới thiệu trên hình 1-1.
Hố giếng của thang máy 11 là khoảng không gian từ mặt bằng sàn tầng 1 cho đến đáy giếng. Nếu hố giếng có độ sâu hơn 2 mét thì phải làm thêm cửa ra vào. Để nâng- hạ buồng thang, người ta dùng động cơ 6. Động cơ 6 được nối trực tiếp với cơ cấu nâng hay qua hộp giảm tốc. Nếu nối trực tiếp, buồng thang máy được nâng qua puli quấn cáp. Nếu nối gián tiếp thì giữa puli cuốn cáp và động cơ có nắp hộp giảm tốc 5 với tỷ số truyền i = 18 120.
Cabin 1 được treo lên puli quấn cáp bằng kim loại 8 (thường dùng 1 đến 4 sợi cáp). Buồng thang luôn được giữ theo phương thẳng đứng nhờ có ray dẫn hướng 3 và những con trượt dẫn hướng 2 (con trượt là loại puli trượt có bọc cao su bên ngoài). Đối trọng di chuyển dọc theo chiều cao của thành giếng theo các thanh dẫn hướng 6.






Hình 1-1: Kết cấu cơ khí của thang máy

. Chức năng của một số bộ phận trong thang máy
1. Cabin: là một phần tử chấp hành quan trọng nhất trong thang máy , nó sẽ là nơi chứa hàng , chở người đến các tầng , do đó phải đảm bảo các yêu cầu đề ra về kích thước, hình dáng , thẩm mỹ và các tiện nghi trong đó.
Hoạt động của cabin là chuyển động tịnh tiến lên xuống dựa trên đường trượt , là hệ thống hai dây dẫn hướng nằm trong một phẳng để đảm bảo chuyển động êm nhẹ , chính xác không dung dật trong cabin trong quá trình làm việc. Để đảm bảo cho cabin hoạt động đều cả trong quá trình lên và xuống , có tải hay không có tải người ta xử dụng một đối trọng có chuyển động tịnh tiến trên hai thanh khác đồng phẳng giống như cabin nhưng chuyển động ngược chiều với cabin do cáp được vắt qua puli kéo.
Do trọng lượng của cabin và trọng lượng của đối trọng đã được tính toán tỷ lệ và kỹ lưỡng cho nên mặc dù chỉ vắt qua puli kéo cũng không xảy ra hiện tượng trượt trên pulicabin,hộp giảm tốc đối trọng tạo nên một cơ hệ phối hợp chuyển động nhịp nhàng do phần khác điều chỉnh đó là động cơ.
2. Động cơ: là khâu dẫn động hộp giảm tốc theo một vận tốc quy định làm quay puli kéo cabin lên xuống. Động cơ được sử dụng trong thang máy là động cơ 3 pharôto dây quấn hay rôto lồng sóc , vì chế độ làm việc của thang máy là ngắn hạn lặp lại cộng vớiyêu cầu sử dụng tốc độ, momen động cơ theo một dải nào đó cho đảm bảo yêu cầu về kinh tế và cảm giác của người đi thang máy.
Độngcơ là một phần tử quan trọng được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu nhờ một hệ thống điện tử ở bộ xử lý trung tâm.
3. Phanh: là khâu an toàn , nó thực hiện nhiệm vụ giữ cho cabin đứng im ở các vị trí dừng tầng, khối tác động là hai má phanh sẽ kẹp lấy tang phanh, tang phanh gắn gắn đồng trục với trục động cơ. Hoạt động đóng mở của phanh được phối hợp nhịp nhàng với quá trình làm việc của đông cơ.
4. Động cơ cửa: Là động cơ một chiều hay xoay chiều tạo ra momen mở cửa cabin kết hợp với mở cửa tầng . Khi cabin dừng đúng tầng , rơle thời gian sẽ đóng mạch điều khiển động cơ mở cửa tầng hoạt động theo một quy luật nhất định sẽ đảm bảo quá trình đóng mở êm nhẹ không có va đập. Nếu không may một vật gì đó hay người kẹp giữa cửa tầng đang đòng thì cửa sẽ mở tự động nhờ bộ phận đặc biệt ở gờ cửa có găn phản hồi với động cơ qua bộ xử lý trung tâm.
5. Cửa: gồm cửa cabin và cửa tầng . cửa cabin để khép kín cabin trong quá trình chuyển động không tạo ra cảm giác chóng mặt cho khachs hàng và ngăn không cho rơi khỏi cabin bất cứ thứ gì. Cửa tầng để che chắn bảo vệ toàn bộ giếng thang và các thiết bọi trong đó . Cửa cabin và cửa tầng có khoá tự động để đảm bảo đóng mở kpj thời.Bộ hạn chế tốc độ : là bộ phận an toàn khi vận tốc thay đổi do một nguyên nhân nào đó vượt quá vạn tốc cho phép , bộ hạn chế tốc độ sẽ bật cơ cấu khống chế cắt điều khiển động cơ và phanh làm việc.
Các thiết bị phụ khác: như quạt gió, chuông điện thoại liên lạc , các chỉ thị số báo chiều chuyển động… được lắp đặt trong cabin để tạo ra cho khách hàng một cảm giác dễ chịu khi đi thang máy.
Sơ đồ động của hệ thống :
Phần III: kết luận vầ kiến nghị
4.1 Kết luận:
Sau khi triển khai thực hiện đồ án xây dựng mô hình thang máy phục vụ cho công tác giảng dạy, em thấy rằng đây là một mô hình rất cần thiết và thiết thực trong công tác giảng dạy. Trong quá thực hiện việc xây dựng kết cấu mô hình, lựa chọn phương án thực hiện, tính chọn vật tư thiết bị, công nghệ vận hành mô hình quyết định đến chất lượng của mô hình cũng như năng suất lao động thực hiện mô hình.
Sau khi tiến hành tính chọn các thiết bị và lựa chọn các phương án thực hiện mô hình, ta thấy rằng việc tính chọn thiết bị và phương án lựa chọn như trên là phù hợp với yêu cầu của đề tài,đảm bảo các yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật và sư phạm. Đề tài sau khi đã được kiểm tra tính toán thiết kế cụ thể đã bộc lộ rõ những ưu khuyết điểm sau:
a. Về ưu điểm:
- Các thiết bị để xây dựng mô hình hiện nay có rất sẵn trên thị trường, giá thành rẻ.
- Việc áp dụng công nghệ lập trình PLC đã đem lại cho mô hình những chức năng vượt trội về điều khiển, tuổi thọ của các thiết bị được nâng cao
- Mô hình cho phép quan sát được toàn bộ quá trình điều khiển của các thiết bị
- Có thể thay đổi, tác động trực tiếp vào chương trình điều khiển của mô hình
- Nhỏ gọn, thuận tiện cho việc di chuyển giảng dạy.
- Đơn giản trong thao tác, vận hành và sửa chữa và bảo dưỡng.
b. Về khuyết điểm:
- Khuyết điểm lớn nhất và cũng là quan trọng nhất ở đây là do sử dụng phần mềm PLC cho nên việc lập trình cho thang máy gặp rất nhiều khó khăn, nó đòi hỏi người lập trình phải có kiến thức sâu về lĩnh vực này,đồng thời để có thể lập trình được còn cần có phần cứng của PLC, máy tính để kết nối …
- Gía thành phần cứng của PLC có giá thành cao
- Hiệu suất sử dụng mô hình không cao đòi hỏi phải có chế độ bảo dưỡng thường xuyên.
- Do mô hình được đặt trong kết cấu bằng khung nhôm kính cho nên dễ xảy đổ vỡ, ảnh hưởng đến khả năng tản nhiệt của các thiết bị điện
4.2 Kiến nghị
Trong quá trình thiết kế và xây dựng mô hình ta thấy rằng để có thể xây dựng được mô hình cầu thang máy đảm bảo được tất cả các yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật và tính sư phạm cao, phải mất rất nhiều thời gian, phải nghiên cứu và tham khảo rất nhiều tài liệu do đó trong quá trình tiến hành thực hiện đồ án đã gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy đồ án không tránh khỏi những thiếu sót. Đồng thời trong quá trình đưa mô hình vào sử dụng, quá trình điều khiển và vận hành mô hình được thực hiện dễ dàng vì vậy cần được phổ biến rộng rãi nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy để đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất
Được sự hướng dẫn tận tình của giảng viên Nguyễn Đức Hỗ và sự góp ý tận tình của các bạn trong lớp, đến nay đồ án đã được hoàn thành. Tuy nhiên do thời gian và tài liệu còn hạn chế. ở đồ án vẫn còn tồn tại một

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top