Karney

New Member

Download miễn phí Sống không nỗ lực





Krishnamurti: Thành công là đạt được,nhận được một cái gì đó; và chúng ta
tôn sùng sựthành công, phải vậy không?Khi một cậu bé nghèo lớn lên và trở
thành nhà triệu phú, hay làmột cậu học sinhtầm thường trởthành vịthủ
tướng, cậu ta được vỗtay, hoan nghênh, kính trọng nhiều vềnó; vìvậy mỗi
cậu trai hay cô gái đều muốn thành công bằng một cách này hay một cách
khác.
Bây giờ, có một sựviệc nhưlà thành công, hay nó chỉlà một ý tưởng mà con
người theo đuổi?Bởi vì cái khoảnh khắc bạn đạt đến luôn luôn có một điểm
xa hơn nữa ởphía trước mà ở đó bạn vẫn phải đến cho bằng được. Chừng
nào bạn còn theo đuổi sựthành công trong bất kỳphương hướng nào bạn
chắc chắn còn trong tranh đấu, trong nỗlực, phải vậykhông? Thậm chí khi
bạn đã đến rồi, không có sựnghỉngơi cho bạn, bởi vì bạn còn muốn đi xa hơn
nữa, bạn muốn có nhiều thêm nữa. Bạn có hiểu không? Sựtheo đuổi thành
công làsựham muốn để được “nhiều hơn,” và một cái trí liên tục đòi hỏi
“nhiều hơn” không làmột cái trí thông minh; trái lại,nólàmột cái trí ngu xuẩn,
tầm thường, bởi vì đòi hỏi “nhiều hơn” của nó ám chỉmột sựtranh đấu liên tục
dựa vào cái khuôn mẫu mà xã hội đã đặt cho nó



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Jiddu Krishnamurti
Sống Không Nỗ Lực
Sống không nỗ lực
Bạn có khi nào thắc mắc tại sao khi con người lớn lên họ dường như mất đi
tất cả niềm vui trong cuộc sống? Lúc này hầu hết các bạn còn trẻ và khá hạnh
phúc; bạn có những vấn đề nhỏ xíu của bạn, có những kỳ thi để lo âu, nhưng
bất chấp những việc đó trong cuộc sống của bạn có một sự hân hoan nào đó,
phải vậy không? Có sự chấp nhận dễ dàng, cùng lúc về cuộc sống, sự quan
sát nhẹ nhàng vui vẻ về mọi thứ. Và tại sao khi lớn lên chúng ta dường như
đánh mất đi tánh thân mật vui vẻ về một cái gì đó ở bên ngoài, một cái gì đó
có ý nghĩa lớn hơn. Tại sao có quá nhiều người, khi chúng ta lớn lên để tạm
gọi là trưởng thành lại trở nên đờ đẫn, vô cảm với hạnh phúc, với vẻ đẹp, với
những bầu trời khoáng đạt và quả đất tuyệt vời?
Bạn biết không, khi người ta hỏi chính mình câu hỏi này, nhiều giải thích nảy
ra trong cái trí. Chúng ta quá quan tâm đến chính chúng ta – đó là một lời giải
thích. Chúng ta tranh đấu để trở thành một ai đó, để thành tựu và duy trì một
vị trí nào đó; chúng ta có con cái và những trách nhiệm khác, và chúng ta phải
kiếm tiền. Tất cả những sự việc ở bên ngoài này chẳng mấy chốc đè nặng
chúng ta, vì vậy chúng ta mất đi niềm hân hoan của đang sống. Hãy nhìn
những bộ mặt già hơn quanh bạn, nhận thấy hầu hết mọi người đều buồn bã
làm sao, quá tiều tụy và bệnh tật, khép kín, lãnh đạm và thỉnh thoảng loạn
thần kinh, không có một nụ cười. Bạn không hỏi chính mình tại sao à? Và
thậm chí khi chúng ta hỏi tại sao, hầu hết chúng ta dường như được thoả mãn
với những lời giải thích hời hợt.
Chiều hôm qua tui thấy một con thuyền với cánh buồm căng gió, được đưa đi
bởi gió Tây. Nó là một con thuyền lớn, chất đầy củi chở về thị trấn. Mặt trời
đang lặn, và con thuyền này tương phản với bầu trời có vẻ đẹp kinh ngạc.
Người chèo thuyền chỉ lái nó, không chút nỗ lực, vì cơn gió đang làm mọi
công việc. Tương tự như vậy, nếu mỗi người chúng ta có thể hiểu rõ vấn đề
của tranh đấu và xung đột, vậy thì tui nghĩ rằng chúng ta có thể sống không
còn nỗ lực, hạnh phúc, với nụ cười trên khuôn mặt chúng ta.
tui nghĩ chính sự nỗ lực hủy diệt chúng ta, sự tranh đấu này mà trong đó
chúng ta trải qua hầu hết mỗi khoảnh khắc của cuộc sống. Nếu bạn nhìn
những người lớn tuổi quanh bạn, bạn sẽ thấy rằng hầu hết cuộc sống của họ
là một chuỗi đấu tranh với chính họ, với những người vợ hay những người
chồng, với những người hàng xóm, với xã hội; và sự xung đột không ngừng
nghỉ này gây hao phí năng lượng. Con người mà hân hoan, thật sự hạnh
phúc, không con vướng mắc trong nỗ lực. Ở trạng thái không nỗ lực không có
nghĩa rằng bạn trì trệ, đờ đẫn, ngu xuẩn; trái lại, chỉ có những người khôn
ngoan, những người thông minh tột cùng mới thực sự được tự do khỏi nỗ lực,
khỏi tranh đấu.
Nhưng bạn thấy không, khi chúng ta nghe nói về trạng thái không nỗ lực
chúng ta lại muốn như vậy, chúng ta muốn đạt được một trạng thái trong đó
chúng ta sẽ không còn mâu thuẫn, không còn xung đột; vì vậy chúng ta biến
điều đó thành mục đích của chúng ta, lý tưởng của chúng ta, và gắng sức
2
theo đuổi nó; và cái khoảnh khắc chúng ta làm việc này, chúng ta đã đánh mất
đi niềm hân hoan của cuộc sống. Thế là chúng ta lại bị vướng mắc trong nỗ
lực, trong tranh đấu. Mục tiêu của đấu tranh thay đổi, nhưng tất cả đấu tranh
theo cơ bản đều giống nhau. Người ta có lẽ tranh đấu để mang lại sự cải cách
xã hội, hay để tìm ra Chúa, hay để tạo ra sự liên hệ tốt đẹp hơn giữa con
người, với người vợ hay người chồng, hay với người hàng xóm; người ta có
lẽ ngồi bên bờ sông Hằng, sùng bái dưới chân vị đạo sư nào đó, và vân vân.
Tất cả việc này là nỗ lực, là tranh đấu. Vì vậy điều quan trọng không phải là
mục đích của tranh đấu nhưng hiểu rõ sự tranh đấu, hiểu rõ chính nó.
Bây giờ, liệu cái trí có thể không chỉ ngẫu nhiên ý thức được trong chốc lát
rằng nó không tranh đấu, nhưng luôn luôn được tự do hoàn toàn khỏi tranh
đấu để cho nó khám phá ra một trạng thái hân hoan mà trong đó không có ý
thức về người cao quý và kẻ thấp hèn?
Khó khăn của chúng ta là cái trí cảm giác thấp hèn, và đó là lý do tại sao nó
tranh đấu để là hay để trở thành một cái gì đó, hay để vượt qua những ham
muốn mâu thuẫn khác nhau của nó. Nhưng chúng ta đừng đưa ra những lời
giải thích cho vấn đề tại sao cái trí lại đầy tranh đấu. Mỗi con người có suy
nghĩ đều biết tại sao lại có tranh đấu cả phía bên trong lẫn phía bên ngoài.
Ganh tị, tham lam, tham vọng, ganh đua của chúng ta dẫn đến hậu quả thô
bạo – những việc này rõ ràng là những yếu tố thúc đẩy chúng ta tranh đấu, dù
trong thế giới này hay trong thế giới sắp tới. Vì vậy chúng ta không phải học
những quyển sách tâm lý để hiểu rõ tại sao chúng ta tranh đấu; và chắc chắn,
điều quan trọng, là tìm ra liệu rằng cái trí có thể hoàn toàn được tự do khỏi
tranh đấu hay không.
Tóm lại, khi chúng ta tranh đấu, có xung đột giữa cái gì chúng ta là và cái gì
chúng ta nên là hay muốn là. Bây giờ, không đưa ra những lời giải thích, liệu
người ta có thể hiểu rõ toàn bộ cái qui trình của tranh đấu này để cho nó kết
thúc hay không? Giống như con thuyền kia đang chuyển động cùng cơn gió,
liệu cái trí có thể không còn tranh đấu hay không? Chắc chắn như thế, đây là
một câu hỏi, và không phải làm thế nào đạt được một trạng thái mà trong đó
không còn tranh đấu. Chính nỗ lực muốn đạt được một trạng thái như thế
trong chính nó là một qui trình của tranh đấu, vì vậy trạng thái đó không bao
giờ đạt được. Nhưng nếu bạn quan sát từ khoảnh khắc này qua khoảnh khắc
khác làm thế nào mà cái trí bị vướng mắc trong sự đấu tranh liên tục – nếu
bạn chỉ quan sát cái sự kiện mà không cố gắng thay đổi nó, không có cố gắng
cưỡng bách cái trí vào một trạng thái nào đó mà bạn gọi là an bình – vậy thì
bạn sẽ phát hiện ra rằng cái trí tự nhiên ngừng tranh đấu; và trong trạng thái
đó nó có thể học hỏi vô tận. Rồi thì học hỏi đó không chỉ là tiến trình tích lũy
những thông tin, mà còn là một khám phá về sự phong phú lạ thường vượt
khỏi lãnh vực của cái trí; và có sự hân hoan cho cái trí khi thực hiện được
khám phá này.
Hãy quan sát chính mình và bạn sẽ thấy cái cách bạn tranh đấu từ sáng cho
đến khuya, và năng lượng của bạn bị hao tổn trong những tranh đấu này
nhiều như thế nào. Nếu bạn chỉ giải thích tại sao bạn lại tranh đấu, bạn bị mất
3
hút trong những lời giải thích và sự tranh đấu lại tiếp tục; trái lại, nếu bạn quan
sát cái trí của bạn rất yên lặng mà không đưa ra những lời giải thích, nếu bạn
chỉ thả cho cái trí ý thức được sự tranh đấu riêng của nó, chẳng mấy chốc bạn
sẽ phát hiện ra rằng kia kìa một trạng thái mà trong đó không có tranh đấu gì
cả, nhưng là một tỉnh táo kinh ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem lại hạnh phúc cho người khác Văn học thiếu nhi 0
T Nghiên cứu đa dạng sinh học một số nhóm động vật không xương sống ở đất (Mối, Collembola, Nhện, Giun Luận văn Sư phạm 0
N Sử dụng động vật không xương sống cỡ lớn đánh giá chất lượng nước một số dòng suối vùng Ba Vì ( áp d Luận văn Sư phạm 0
Q Hỏi thoái hóa đốt sống cổ có chữa được không Sức khỏe 0
G Nghiên cứu về động vật không xương sống trong các thuỷ vực có nước thải vùng Hà Nội Khoa học Tự nhiên 0
T Thành phần các Taxon động vật không xương sống cỡ lớn và sử dụng chúng làm sinh vật chỉ thị đánh giá Khoa học Tự nhiên 0
I Nghiên cứu đa dạng sinh học động vật không xương sống ở nước tại khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Khoa học Tự nhiên 0
P Nghiên cứu đa dạng sinh học động vật không xương sống cửa sông Cả và một số đầm nuôi phụ cận ven biể Khoa học Tự nhiên 2
T Thành phần động vật không xương sống ở một số thủy vực tại Vườn Quốc gia Ba Vì và khả năng sử dụng c Khoa học Tự nhiên 0
B Những khia cạnh pháp lý của thực tế nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn ở Việt Nam Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top