vanvn98

New Member

Download miễn phí Ebook Nghĩ về những điều này





Mục Lục
J. Krishnamurti - Một chân dung.3
Mục lục câu hỏi .6
Chương 1: Chức năng của giáo dục .15
Chương 2: Vấn đềcủa tựdo.22
Chương 3: Tựdo và tình yêu.28
Chương 4: Lắng nghe .36
Chương 5: Bất mãn có tính sáng tạo .42
Chương 6: Tổng thểcủa cuộc sống .49
Chương 7: Tham vọng.55
Chương 8: Suy nghĩcó trật tự.61
Chương 9: Cái trí khoáng đạt .68
Chương 10: Vẻ đẹp bên trong .74
Chương 11: Tuân phục và phản kháng.81
Chương 12: Sựtựtin của hồn nhiên.88
Chương 13: Bình đẳng và tựdo .95
Chương 14: Kỷluật tựtạo .101
Chương 15: Cộng tác và chia sẻ.107
Chương 16: Làm mới mẻcái trí .116
Chương 17: Con sông của cuộc sống .123
Chương 18: Cái trí chú ý .131
Chương 19: Hiểu biết và truyền thống .138
Chương 20: Sống đời sống tôn giáo là nhạy cảm đến thực tại.145
Chương 21: Mục đích của học hỏi .152
Chương 22: Tánh đơn giản của tình yêu .159
Chương 23: Sựcần thiết ởmột mình .167
Chương 24: Năng lượng của cuộc sống .174
Chương 25: Sống không nỗlực.181
Chương 26: Cái trí không là mọi thứ.188
Chương 27: Tìm Chúa .195



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hực sự cần thiết
hay không? tui biết chúng ta quen suy nghĩ rằng kỷ luật là cần thiết – kỷ
luật được áp đặt hay bởi xã hội, hay bởi một vị thầy tôn giáo, hay bởi
một luật lệ luân lý đặc biệt, hay bởi trải nghiệm riêng của chúng ta. Cái
con người tham vọng muốn thành tựu, muốn kiếm nhiều tiền, muốn là một
nhà chính trị vĩ đại – chính tham vọng của anh ta trở thành phương tiện
cho kỷ luật riêng của anh ta. Vì vậy mọi người quanh bạn đều nói rằng kỷ
luật là cần thiết: bạn phải đi ngủ và thức dậy vào một giờ nào đó, bạn phải
học, đậu những kỳ thi, vâng lời cha mẹ, và vân vân.
Bây giờ, tại sao bạn phải được kỷ luật? Kỷ luật có nghĩa gì? Nó có nghĩa
là điều chỉnh chính bạn vào một điều gì đó, phải vậy không? Điều chỉnh
suy nghĩ của bạn vào điều gì những người khác nói, kháng cự một hình
thức ham muốn nào đó và chấp nhận những hình thức khác, thỏa hiệp với
phương pháp thực hành này và không thỏa hiệp với phương pháp kia, qui
phục, đè nén, tuân theo, không chỉ trên bề mặt của cái trí, mà còn sâu
thẳm bên trong – tất cả điều này được ám chỉ trong từ ngữ kỷ luật. Và
trong hàng thế kỷ, thời đại này tiếp nối thời đại khác, chúng ta đã được chỉ
bảo bởi những giáo viên, những vị đạo sư, những vị giáo sĩ, những nhà
chính trị, những vị vua, những luật sư, bởi cái xã hội trong đó chúng ta
sống, rằng phải có kỷ luật.
Vì vậy tui đang hỏi chính mình – và tui hy vọng bạn cũng đang hỏi chính
bạn nữa – liệu rằng kỷ luật có cần thiết hay không, và liệu rằng có một sự
tiếp cận hoàn toàn khác hẳn đến vấn đề này hay không? tui nghĩ rằng có
một cách tiếp cận khác hẳn, và đây là vấn đề thực sự mà không chỉ những
trường học nhưng toàn thế giới đang phải đương đầu. Bạn thấy không,
với mục đích đạt được hiệu quả, thông thường người ta đã chấp nhận
rằng, bạn phải được kỷ luật, hay bởi một luật lệ luân lý, một niềm tin
chính trị, hay bởi được huấn luyện để làm việc giống như một cái máy
trong một cơ xưởng; nhưng cái qui trình kỷ luật này đang làm cho cái trí
đờ đẫn qua sự tuân phục.
Bây giờ, kỷ luật có làm cho bạn được tự do, hay nó làm cho bạn tuân
phục đến một khuôn mẫu học thuyết, dù rằng nó là cái khuôn mẫu không
tưởng của chủ nghĩa cộng sản, hay một loại khuôn mẫu thuộc tôn giáo và
luân lý nào đó? Kỷ luật có cho bạn tự do hay không? Đã trói buộc bạn, đã
làm cho bạn trở thành một tù nhân, như tất cả những hình thức kỷ luật đã
áp dụng, vậy thì nó có thể buông trôi cho bạn đi hay sao? Làm thế nào có
102
thể được? Hay là có một cách tiếp cận hoàn toàn khác hẳn – mà là đánh
thức một thấu triệt sâu thẳm bên trong vào toàn thể vấn đề kỷ luật? Đó là,
liệu rằng bạn, cái cá nhân, chỉ có một ham muốn chứ không phải là hai
hay nhiều ham muốn đang mâu thuẫn lẫn nhau? Bạn có hiểu điều gì tui
nói hay không? Cái khoảnh khắc bạn có hai, ba, hay là nhiều ham muốn,
bạn có vấn đề của kỷ luật, phải vậy không? Bạn muốn giàu sang, có
những chiếc xe hơi, những ngôi nhà, và cùng lúc bạn lại muốn từ bỏ
những sự việc này bởi vì bạn nhận thấy rằng khi sở hữu rất ít hay không
sở hữu gì cả là có luân lý, đạo đức, tôn giáo. Và liệu có thể được giáo dục
một cách đúng đắn để toàn thân tâm của bạn được hòa đồng, không còn
mâu thuẫn, và vì vậy không còn nhu cầu của kỷ luật nữa? Được hòa đồng
ám chỉ một ý thức tự do và khi sự hòa đồng này đang xảy ra chắc chắn
không có nhu cầu kỷ luật. Hòa đồng có nghĩa là nguyên vẹn trong một sự
việc ở mọi mức độ tại cùng thời điểm.
Bạn thấy không, nếu chúng ta có thể có giáo dục đúng đắn từ cái tuổi
mỏng manh nhất, nó sẽ tạo ra một trạng thái không còn mâu thuẫn, cả bên
trong lẫn bên ngoài; và rồi thì không còn nhu cầu của kỷ luật hay cưỡng
bách bởi vì bạn đang làm một việc gì đó một cách trọn vẹn, tự do, cùng
toàn thân tâm của bạn. Kỷ luật phát sinh chỉ khi nào có một mâu thuẫn.
Những chính trị gia, những chính phủ, những tôn giáo có tổ chức muốn
bạn chỉ có một hướng suy nghĩ, bởi vì nếu họ có thể làm cho bạn trở
thành một người cộng sản hoàn toàn, một người Thiên chúa giáo hoàn
toàn, hay bất kỳ người gì chăng nữa, lúc đó bạn không còn là một vấn đề,
bạn chỉ tin tưởng và làm việc như một cái máy; vậy thì không còn mâu
thuẫn bởi vì bạn chỉ tuân theo. Nhưng tất cả những tuân theo đều hủy hoại
bởi vì nó là máy móc, nó chỉ là tuân phục trong đó không còn tánh giải
thoát đầy sáng tạo.
Bây giờ, từ cái tuổi mỏng manh nhất, liệu chúng ta có thể tạo ra một ý
thức an toàn hoàn toàn, một cảm giác ở nhà, để cho trong bạn không còn
tranh đấu để là cái này và không là cái kia? Bởi vì cái khoảnh khắc có một
tranh đấu phía bên trong thì có xung đột, và muốn dập tắt xung đột đó phải
có kỷ luật. Trái lại, nếu bạn được giáo dục đúng đắn, vậy thì mọi thứ bạn
làm là một hành động hoà đồng; không có mâu thuẫn và vì vậy không có
hành động cưỡng bách. Chừng nào còn không có hòa đồng phải cần kỷ
luật, nhưng kỷ luật là hủy diệt bởi vì nó không dẫn đến tự do.
Muốn hoà đồng không đòi hỏi bất kỳ hình thức nào. Đó là, nếu tui đang
làm điều gì tốt, điều gì xác thực, điều gì thực sự đẹp đẽ, đang làm nó bằng
toàn thân tâm của tôi, vậy thì không có mâu thuẫn trong tui và tui không
đang tuân phục một điều gì đó. Nếu điều gì tui đang làm hoàn toàn tốt,
đúng đắn trong chính nó – không phải đúng đắn tuỳ theo một truyền thống
103
Ấn độ giáo hay lý thuyết cộng sản nào đó, nhưng đúng đắn không có thời
gian trong mọi tình huống – vậy thì tui là một con người hòa đồng và
không còn nhu cầu kỷ luật. Và bộ không phải chức năng của một ngôi
trường là tạo ra trong bạn cái ý thức tự tin hòa đồng này để cho điều gì
bạn đang làm không chỉ là ao ước của bạn, mà còn hoàn toàn đúng đắn,
tốt lành, và trung thực mãi mãi, hay sao?
Bạn biết rồi, nếu bạn yêu thích thì không còn nhu cầu kỷ luật nữa, phải vậy
không? Tình yêu mang lại sự hiểu rõ sáng tạo riêng của nó, vì vậy không
có chống đối, không có xung đột; nhưng yêu thưong bằng một hoà đồng
trọn vẹn như thế chỉ xảy ra được khi nào bạn cảm giác rất an toàn, hoàn
toàn như ở nhà, đặc biệt khi bạn còn bé. Thật sự ra, điều này có nghĩa
rằng người giáo dục và em học sinh phải có niềm tin gấp bội trong lẫn
nhau, nếu không chúng ta sẽ tạo ra một xã hội xấu xa và hủy hoại giống
như xã hội hiện nay. Nếu chúng ta có thể hiểu rõ sự quan trọng của hành
động hòa đồng trọn vẹn trong đó không còn xung đột, và vì vậy không còn
nhu cầu kỷ luật, vậy thì tui nghĩ rằng chúng ta sẽ tạo ra một loại văn hoá
hoàn toàn khác hẳn, một nền văn minh mới mẻ. Nhưng nếu chúng ta chỉ
kháng cự, đè nén, vậy thì điều gì bị kháng cự, đè nén hiển nhiên sẽ tác
động lại trong những phương hướng khác và khởi sự vô số nhữn...
 
Top