antony_9x

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

1. Một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hay vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư. Hoạt động đầu tư được biểu hiện rất đa dạng. Nếu căn cứ vào tính chất quản lý của nhà đầu tư đối với vốn đầu tư, có thể chia đầu tư thành: ĐTTT và ĐTGT. Trong đó ĐTTT là hoạt động đầu tư mà người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình sử dụng các nguồn vốn đầu tư. Đặc điểm nổi bật của các hình thức đầu tư này là các nhà đầu tư thường kiểm soát hoạt động và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp có vốn đầu tư của mình. Trong hoạt động ĐTTT không có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý của nhà đầu tư đối với vốn đầu tư. Theo Luật đầu tư (2005) của Việt Nam, ĐTTT là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư (Khoản 2, điều 3). ĐTTT có thể là ĐTTT trong nước hay ĐTTTNN. ĐTTT trong nước có nội dung là việc bỏ vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước để kinh doanh theo các hình thức do pháp luật quy định. FDI là một loại quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài, được đặc trưng bởi sự di chuyển nguồn lực đầu tư trên phạm vi quốc tế với mục đích kinh doanh thu lợi nhuận.
Hiện nay, hoạt động FDI đang diễn ra ở hầu hết các nước trên thế giới. Mặc dù xu hướng phổ biến là các nước không có sự phân biệt trong cơ chế điều chỉnh pháp luật giữa ĐTTT trong nước và FDI, khái niệm FDI vẫn được định nghĩa trong luật pháp của nhiều nước, như luật khuyến khích đầu tư của Thái Lan, luật khuyến khích và bảo hộ ĐTNN của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, luật khuyến khích đầu tư áp dụng cho từng ngành của Hàn Quốc…
Theo quỹ Tiền tệ Quốc tế, FDI là một công cuộc đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp đạt được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp ĐTTT trong một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận là FDI [28].
Tổ chức Thương mại thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác [29].
Như vậy, FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài (chủ đầu tư, vốn đầu tư và địa điểm đầu tư từ các quốc gia khác nhau). Nhân tố nước ngoài ở đây không chỉ thể hiện ở sự khác biệt về quốc tịch hay về lãnh thổ cư trú thường xuyên của các bên tham gia vào quan hệ FDI mà còn thể hiện ở việc di chuyển tư bản trong FDI vượt ra ngoài tầm kiểm soát của một quốc gia. Việc di chuyển tư bản này là nhằm phục vụ mục đích kinh doanh tại nước tiếp nhận đầu tư mà việc kinh doanh đó do chính các chủ đầu tư nước ngoài thực hiện hay kết hợp với chủ đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư thực hiện.
FDI bao gồm ĐTTT từ nước ngoài và ĐTTTRNN. Ở bất cứ quốc gia nào thì hai hoạt động này cũng phải được tiến hành một cách đồng thời. Để phát triển kinh tế, các quốc gia không chỉ phải thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn ĐTTT từ nước ngoài mà còn không ngừng đẩy mạnh ĐTTTRNN, nhằm mở rộng thị trường nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiếp cận gần khách hàng, tận dụng nguồn tài nguyên, nguyên liệu tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hoá, tránh được chế độ giấy phép xuất khẩu trong nước và tận dụng được quota xuất khẩu của nước sở tại để mở rộng thị trường, đồng thời tăng cường khoa học - kĩ thuật, nâng cao năng lực quản lý và trình độ tiếp thị với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Ở Việt Nam, khái niệm FDI đã được đề cập trong nhiều văn bản pháp luật về đầu tư. Văn bản pháp lý đầu tiên về FDI là Điều lệ về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 115/CP ngày 18/04/1977. Điều lệ này không nêu định nghĩa cụ thể FDI nhưng tinh thần cơ bản giống như khái niệm FDI được ghi nhận sau này trong Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam năm 1987 cũng như Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 như sau: “FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hay bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hay thành lập doanh nghiệp liên doanh, hay doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài”. Như vậy, khái niệm FDI được hiểu là ĐTTT từ nước ngoài vào Việt Nam, còn ĐTTT từ Việt Nam ra nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của các Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nghĩa là trong một thời gian dài chúng ta không hề có một quy định pháp luật nào điều chỉnh về ĐTTTRNN. Điều này xuất phát từ thực tiễn đất nước còn nhiều khó khăn, vốn tích luỹ thấp, trình độ quản lý, trình độ khoa học kĩ thuật còn hạn chế cộng thêm cả cách nghĩ lạc hậu “đem tiền ra nước ngoài là đất nước bị hụt vốn” đã không cho phép các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài [13]. Hiện nay, Việt Nam đã có sự thay đổi về mọi mặt, có vốn dư thừa tương đối, có khả năng tài chính, kinh nghiệm quản lý và mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài. Quan điểm mới khẳng định rằng ĐTRNN là cần thiết, tạo điều kiện nối dài cánh tay của doanh nghiệp Việt Nam ra thị trường thế giới [10]. Vì vậy, đến NĐ 22 năm 1999 thì ĐTTTRNN mới chính thức được ghi nhận, theo đó khái niệm ĐTTTRNN được định nghĩa như sau: “ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam là việc DN Việt Nam đưa vốn bằng tiền và tài sản khác ra nước ngoài để ĐTTTRNN theo quy định của nghị định này” (Khoản 1, điều 1).
Hiện nay, các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động ĐTRNN đã chính thức được pháp điển hoá vào Luật đầu tư (2005). Khoản 14 Điều 3 Luật đầu tư định nghĩa: “ĐTRNN là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư”. Sau đó, NĐ 78 năm 2006 được ban hành nhằm hướng dẫn thi hành Luật đầu tư (2005) về ĐTTTRNN, theo đó khái niệm ĐTTTRNN được định nghĩa một cách đầy đủ như sau: “ĐTTTRNN là việc nhà đầu tư chuyển vốn ĐTRNN để thực hiện hoạt động đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó ở nước ngoài” (Khoản 1, điều 3).
1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
1.2.1. Về chủ thể của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Hoạt động ĐTTTRNN chủ yếu do các nhà đầu tư là tổ chức kinh tế hay cá nhân thực hiện. Đây là một đặc điểm giúp phân biệt với hoạt động ĐTRNN của Chính phủ và các tổ chức quốc tế dưới nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
1.2.2. Về nguồn vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Đối với ĐTTTRNN, vốn đầu tư có thể bằng tiền, tài sản khác hay bằng công nghệ. Vì vậy, thông qua hoạt động đầu tư này, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ tiên tiến và học hỏi được kinh nghiệm quản lý do nhà ĐTNN đưa vào. Còn đối với ĐTGT ra nước ngoài, vốn chỉ có thể là tiền, không thể là hiện vật hay công nghệ. Nên DN nhận vốn không thể tiếp nhận công nghệ hiện đại trực tiếp từ việc tiếp nhận vốn đầu tư gián tiếp của các nhà ĐTNN. ĐTGT ra nước ngoài dưới hình thức ODA bao gồm các loại nguồn như: a) hỗ trợ tài chính: cung cấp tiền ở dạng cho không hay cho vay lãi suất thấp; b) hỗ trợ kỹ thuật: cung cấp cố vấn và những chuyên gia kỹ thuật mà nước tiếp nhận đang thiếu; c) hỗ trợ bằng hiện vật: dưới dạng hàng hoá như tư liệu sản xuất, lương thực, thực phẩm…[7].
Tại Việt Nam, thời gian trước một trong những yếu tố khiến quy định ĐTTTRNN chưa thoáng là do cách nghĩ đem tiền ra nước ngoài là đất nước bị hụt vốn. Đó là cách nghĩ phi kinh tế, bởi ĐTRNN không những cần mà còn là một xu hướng tất yếu. Các nước phát triển ĐTTTRNN để lợi dụng nhân công rẻ, nhưng đối với các nước đang phát triển như chúng ta, đến một mức độ nào đó dứt khoát cũng phải đầu tư ra, bởi đó là hành động chuyển những công nghệ hiện tại của chúng ta ra khỏi biên giới. Trung Quốc đang làm như thế, để họ có thể nhập về những công nghệ hiện đại hơn. Nếu Việt Nam không ĐTRNN thì vấn đề đổi mới công nghệ rất khó giải quyết. ĐTRNN lại hoàn toàn phù hợp với sự hội nhập của Việt Nam; nó tạo lực mới cho nền kinh tế. Vì vậy việc thay đổi suy nghĩ và cách nhìn đối với hoạt động này là cần thiết và mang tính tất yếu. Có như vậy thì việc triển khai thực hiện mới thật sự thu được hiệu quả.
Đội ngũ cán bộ cũng như các nhà cầm quyền cần có nhận thức sáng suốt theo quan điểm mới, từ đó phát huy tư duy theo cách nghĩ này, không ngừng rèn luyện, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn để có những đóng góp tích cực đẩy mạnh hoạt động ĐTTTRNN, đưa đất nước tiến lên theo kịp xu thế thời đại.
Kinh tế càng phát triển, nhu cầu điều chỉnh bởi công cụ pháp luật ngày càng tăng cao. Pháp luật không chỉ phải theo kịp và giải quyết tốt các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực kinh tế đó mà pháp luật còn phải mang tính định hướng, đoán được trước các vấn đề có thể phát sinh. Việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật nhằm xây dựng nên một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp với điều kiện khách quan, đồng thời đưa nó vào cuộc sống, thiết thực, tạo dựng một môi trường pháp lý thuận lợi, lý tưởng, tác động trở lại đối với sự phát triển của kinh tế.
MỤC LỤC

CHƯƠNG I 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI 1
1. Một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 1
1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 1
1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 4
1.2.1. Về chủ thể của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 4
1.2.2. Về nguồn vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 4
1.2.3. Về mục đích đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 4
1.2.4. Về tính chất của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 5
1.2.5. Về mối quan hệ giữa nhà đầu tư với nước tiếp nhận đầu tư 5
1.3. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 6
1.3.1. Vai trò, ý nghĩa chung 6
1.3.2. Vai trò, ý nghĩa riêng đối với Việt Nam 9
2. Một số vấn đề lý luận về pháp luật đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 10
2.1. Khái niệm và nội dung cơ bản của pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 10
2.2. Vai trò của pháp luật đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 13
2.2.1. Pháp luật về ĐTTTRNN thừa nhận, định hướng và thúc đẩy các hoạt động ĐTTTRNN, qua đó là công cụ bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tư 13
2.2.2. Pháp luật ĐTTTRNN là công cụ quản lý của nhà nước về ĐTTTRNN 14
2.2.3. Pháp luật ĐTTTRNN góp phần thúc đẩy sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về đầu tư 14
2.3. Pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của một số nước trên thế giới 15
2.4. Khái lược sự hình thành và phát triển của pháp luật về ĐTTTRNN ở Việt Nam 18
CHƯƠNG II 22
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 22
1. Về chủ thể đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 22
2. Về điều kiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 24
3. Về thủ tục đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 25
4. Về hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 34
5. Về lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 36
6. Về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 39
7. Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 43
CHƯƠNG III 44
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI 44
1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 44
2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 50
kÕt luËn 1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học phổ thông Y dược 0
D sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm dạy trẻ 4 5 tuổi phòng chống hỏa hoạn trong trường mầm non Luận văn Sư phạm 0
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp tránh thai của sinh viên một số trường Đại học Cao đẳng Y dược 0
D Kiến thức, thực hành về VSATTP và một số yếu tố liên quan của người trực tiếp chế biến tại các cửa hàng ăn Y dược 0
D Tổ chức dạy học một số kiến thức chương “Hạt nhân nguyên tử” Vật lý 12 THPT theo định hướng nghề ngh Luận văn Sư phạm 0
D Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải một số bài toán hình học không gian bằng phương pháp v Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức dạy học theo trạm một số kiến thức của chương “chất khí” – Vật lý 10 ban cơ bản ở trường THP Luận văn Sư phạm 0
T Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Luận văn Kinh tế 2
N Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa ở công ty cổ phần Gas Petrolimex Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top