gd_tt

New Member

Download miễn phí Khóa luận Pháp luật về huy động vốn của các Tổ chức tín dụng ở Việt Nam





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 3
1. Khái niệm, vai trò và sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam 3
1.1. Huy động vốn và vai trò của huy động vốn đối với các Tổ chức tín dụng 3
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của các Tổ chức tín dụng 4
1.2.1. Nhân tố khách quan 4
1.2.2. Nhân tố chủ quan 6
1.3. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động huy động vốn của các Tổ chức tín dụng ở Việt Nam 8
2. Kết cấu pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng 9
2.1. Huy động vốn bằng nhận tiền gửi 10
2.1.1. Khái niệm tiền gửi 10
2.1.2. Các loại tiền gửi 13
2.2. Huy động vốn thông qua việc phát hành giấy tờ có giá 16
2.3. Huy động vốn bằng việc vay vốn giữa các Tổ chức tín dụng 18
2.4. Huy động vốn thông qua vay vốn của Ngân hàng Nhà nước 19
CHƯƠNG II 21
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM 21
1. Nội dung chủ yếu của pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam 21
1.1. Các quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước đối với hoạt động huy động vốn của các Tổ chức tín dụng ở Việt Nam 21
1.2. Các quy định pháp luật về huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các Tổ chức tín dụng ở Việt Nam 23
1.3. Các quy định của pháp luật về huy động vốn bằng việc phát hành các giấy tờ có giá 27
1.4. Các quy định của pháp luật về huy động vốn bằng việc vay vốn của các Tổ chức tín dụng khác 29
1.5. Các quy định của pháp luật về huy động vốn thông qua việc vay vốn của Ngân hàng Nhà nước 30
2. Thực tiễn thi hành pháp luật về huy động vốn của các tổ chức tín dụng 31
2.1. Những thành tựu đạt được trong hoạt động huy động vốn của các Tổ chức tín dụng ở một số địa phương 31
2.1.1. Kết quả huy động vốn của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội 31
2.1.2. Kết quả huy động vốn của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 32
2.2. Một số tồn tại, hạn chế mà các Tổ chức tín dụng Việt Nam gặp phải trong quá trình huy động vốn 33
2.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên và một số giải pháp khắc phục 35
2.3.1. Nhân tố tích cực 35
2.3.2. Nhân tố tiêu cực 37
2.3.3. Một số giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên 38
CHƯƠNG III 40
ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG 40
HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM 40
1. Những yêu cầu cơ bản trong việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam 40
2. Một số đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật huy động vốn của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam 43
2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật 43
2.2. Một số đề xuất cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho các Tổ chức tín dụng Việt Nam 48
2.2.1. Đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền 48
2.2.2. Đối với các Tổ chức tín dụng 48
KẾT LUẬN 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

uốc gia: Công cụ tái cấp vốn.
“Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng”(1) Khoản 9, Điều 9 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1997
, “ Tổ chức tín dụng là ngân hàng được vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định ở điều 30 Luật Ngân hàng Nhà nước”(2) Điều 48 Luật các Tổ chức tín dụng 1997
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, đối tượng được vay vốn của Ngân hàng Nhà nước là các TCTD là ngân hàng được vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước thông qua các hình thức: Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng; chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác; cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngăn hạn khác.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước còn cho Ngân hàng Thương mại vay bổ sung vốn thiếu hụt trong thanh toán bù trừ. Trong trường hợp đặc biệt khi TCTD mất khả năng chi trả, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống các TCTD có thể được Ngân hàng nhà nước cho vay khi Thủ tướng Chính Phủ chấp thuận.
Ngoài các hình thức huy động vốn cơ bản nêu trên, các TCTD có thể sử dụng để thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi khác thông qua việc làm trung gian thanh toán và cung cấp dịch vụ đầu tư, dịch vụ đại lý... Các nguồn vốn này không phải do các TCTD huy động nhưng tạo cơ hội cho các TCTD sử dụng tạm thời do đó làm tăng thêm vốn cho các TCTD trong quá trình hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên, để mở rộng khả năng thu hút vốn này, TCTD cần không ngừng nâng cao uy tín của mình trên thương trường, trong đó đặc biệt quan tâm tới phát triển các dịch vụ ngân hàng.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM
1. Nội dung chủ yếu của pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam
1.1. Các quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước đối với hoạt động huy động vốn của các Tổ chức tín dụng ở Việt Nam
Có thể hiểu quản lý nhà nước đối với hoạt động huy động vốn của các TCTD là việc Nhà nước thực hiện các hoạt động tổ chức, điều hành thống nhất và giám sát, kiểm tra các hoạt động này nhằm đảm bảo cho huy động vốn đạt hiệu quả, phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hoạt động của các TCTD có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Trong các hoạt động của TCTD, “huy động vốn” là hoạt động chủ yếu để TCTD tập trung nguồn vốn tiến hành các hoạt động kinh doanh. Song bản thân hoạt động này lại chứa đựng tính rủi ro và ảnh hưởng dây chuyền đến hoạt động khác trong nền kinh tế. Chính vì vậy, hoạt động huy động vốn của các TCTD cần có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước.
* Mục đích của việc quản lý
Việc quản lý hoạt động huy động vốn của các TCTD nhằm xây dựng môi trường pháp lý rõ ràng, thống nhất; tạo ra hành lang pháp lý cho các TCTD hoạt động hiệu quả; tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền; xây dựng hệ thống tài chính- tiền tệ ổn định từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn của các TCTD đạt hiệu quả. Mặt khác, thông qua quản lý hoạt động huy động vốn, Nhà nước có thể kiểm soát được tổng số vốn cũng như việc sử dụng vốn đó của các TCTD nhằm bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo an toàn cho hệ thống TCTD.
* Nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động huy động vốn của các TCTD
Pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn của các TCTD nói riêng được quy định khá chi tiết, đầy đủ trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: Luật các tổ chức tín dụng 1997; Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Các văn bản này đã xác định rõ chức năng và nhiệm vụ của từng cơ quan. Theo đó, việc quản lý các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn của các TCTD nói riêng được trao cho Chính phủ là cơ quan quản lý chung, thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các Bộ , cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý đối với các TCTD hoạt động trên địa bàn.(1) Điều 116 Luật các tổ chức tín dụng 1997
Nhà nước thực hiện việc quản lý của mình thông qua những quy định về: điều kiện để một tổ chức được cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng; các quy định về thanh tra, kiểm tra hoạt động của tổ chức tín dụng; tổ chức thu thập, xử lý, cung cấp thông tin và dự báo tình hình thị trường tiền tệ, thị trường vốn. Ngoài ra, Nhà nước còn quản lý thông qua việc ký kết hay tham gia điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng Việt Nam vươn ra thị trường nước ngoài cũng như mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam.
Các quy định của pháp luật có liên quan tới quản lý nhà nước đối với hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng được thể hiện cụ thể trong các quy định về quyền được nhận các loại tiền gửi đối với từng loại hình TCTD, các hạn chế pháp định nhằm bảo đảm an toàn cho hoạt động kinh doanh của các TCTD như: quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, trách nhiệm tham gia bảo hiểm tiền gửi, quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD... Đặc biệt là trong quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán, trong các quy định về kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm pháp luật đối với các TCTD trong huy động vốn...
Nhìn chung các quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động huy động vốn của các TCTD tương đối đầy đủ, khá chặt chẽ. Tuy nhiên, những quy định này còn nằm tản mạn ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, một số quy định chưa được cụ thể hoá một cách rõ ràng.
1.2. Các quy định pháp luật về huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các Tổ chức tín dụng ở Việt Nam
Nhận tiền gửi là nghiệp vụ huy động vốn đặc thù của các TCTD tạo tiền đề kinh tế để các TCTD thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Hiện nay, pháp luật có khá nhiều quy định liên quan đến hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các TCTD mà chúng ta có thể tìm thấy trong hàng loạt các văn bản pháp luật về ngân hàng như:
- Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2004; Luật Ngân hàng Nhà nước 1997.
- Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 về tổ chức hoạt động của ngân hàng thương mại; Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 về tổ chức hoạt động của Công ty cho thuê tài chính; Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tổ chức hoạt động của công ty tài chính; Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/08/2001 về tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân; Nghị định số 13/1999/NĐ-CP ngày 17/03/1999 về tổ chức, hoạt động c
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng Luận văn Kinh tế 1
D Pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
T pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh bình thuận Luận văn Luật 1
D Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thủy lợi tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng Nông Lâm Thủy sản 0
H pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án kinh doanh bất động sản Luận văn Luật 0
D Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở việt nam Y dược 0
D Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế và thực tiễn thực hiện của Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu của hiệp định thương mại tự do EVFTA Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top