blogg_trang

New Member

Download miễn phí Khóa luận ''Hợp đồng bảo hiểm trùng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn





MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM DÂN SỰ 3
2. Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm dân sự 6
2.1. Hợp đồng bảo hiểm dân sự là hợp đồng có đền bù 6
2.2. Hợp đồng bảo hiểm dân sự là hợp đồng song vụ 7
2.3. Hợp đồng bảo hiểm dân sự là hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ dân sự có điều kiện 7
2.4. Hợp đồng bảo hiểm dân sự là một hợp đồng chuyển dịch rủi ro 8
2.5. Hợp đồng bảo hiểm dân sự là hợp đồng dịch vụ 9
3. Phân loại hợp đồng bảo hiểm 9
3.1. Phân loại theo ý chí của các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm 10
3.2. Phân loại theo đối tượng bảo hiểm 15
CHƯƠNG II 20
HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÙNG 20
1. Khái niệm chung về hợp đồng bảo hiểm trùng 20
1.1. Định nghĩa 20
1.2. Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm trùng 21
2. Các trường hợp bảo hiểm trùng 24
2.1. Hợp đồng bảo hiểm trùng trên giá trị 24
2.2. Hợp đồng bảo hiểm trùng dưới giá trị 26
2.3. Hợp đồng bảo hiểm trùng bằng giá trị 26
3. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm trùng 27
3.1. Đối tượng được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng 27
3.2. Sự kiện bảo hiểm 30
3.3. Định mức tài chính trong hợp đồng bảo hiểm trùng 32
3.4. Điều kiện bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng 33
3.5. Mức phí và số tiền bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng 34
3.6. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm trùng 36
CHƯƠNG III 47
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÙNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 47
3. Thực trạng pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trùng 47
2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trùng 52
2.1. Kiến nghị chung 52
2.2. Kiến nghị cụ thể 53
KẾT LUẬN 57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g giao động đột biến. Chúng ta thấy nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra mà hợp đồng bảo hiểm giữa công ty thương mại A và doanh nghiệp bảo hiểm B hết hiệu lực còn hợp đồng bảo hiểm giữa công ty A với doanh nghiệp bảo hiểm C vẫn còn hiệu lực, thì chỉ một mình doanh nghiệp bảo hiểm C bồi thường thiệt hại cho A. Nhưng nếu cả hai hợp đồng bảo hiểm đều còn hiệu lực thì trách nhiệm bảo hiểm cho kho hàng M sẽ có phần trách nhiệm của cả hai doanh nghiệp, tình huống này chính là hợp đồng bảo hiểm trùng.
2. Các trường hợp bảo hiểm trùng
Trong thực tế hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trường hợp bảo hiểm trùng. Nhưng tựu trung lại có các trường hợp bảo hiểm trùng sau:
2.1. Hợp đồng bảo hiểm trùng trên giá trị
Hợp đồng bảo hiểm trùng trên giá trị là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng bảo hiểm, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm trong đó mức bảo hiểm của tất cả các hợp đồng bảo hiểm nói trên lớn hơn giá thị trường của tài sản bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.
Trong thực tế do nhầm lẫn hay thiếu hiểu biết về quy định của pháp luật bảo hiểm nên người tham gia bảo hiểm đã mua bảo hiểm với mức phí của số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng. Trong trường hợp bảo hiểm trùng trên giá trị thì có thể trong từng hợp đồng bảo hiểm với từng doanh nghiệp bảo hiểm giá trị bảo hiểm có thể bằng hay thấp hơn giá thị trường của tài sản tại thời điểm hợp đồng được giao kết nhưng tổng giá trị được bảo hiểm trong tất cả các hợp đồng bảo hiểm nói trên luôn luôn lớn hơn giá trị của tài sản được bảo hiểm theo giá thị trường tại thời điểm hợp đồng được giao kết. Theo nguyên tắc chung thì một người chỉ được bù đắp một lợi ích tối đa bằng lợi ích mà mình đang có nên mức bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm trùng không được vượt quá giá thị trường của tài sản tại thời điểm hợp đồng được giao kết. Theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 thì "trong trường hợp bảo hiểm trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm sau khi trừ các chi phí có liên quan. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm". Đồng thời pháp luật cũng cấm "doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồng bảo hiểm trên giá trị". Pháp luật quy định như vậy là để đề phòng hạn chế người tham gia bảo hiểm lợi dụng hợp đồng bảo hiểm để trục lợi. Ví dụ một người tham gia bảo hiểm trộm cắp cho một chiếc xe ô tô của mình. Giá thị trường của chiếc xe tại thời điểm hợp đồng được giao kết là 300 triệu đồng nhưng anh ta lại mua bảo hiểm ở mức 400 triệu đồng. Sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm anh ta đã cố ý huỷ hoại tài sản tạo hiện trường giả để được bồi thường.
Trong hợp đồng bảo hiểm trùng trên giá trị khi sự kiện bảo hiểm xảy ra các doanh nghiệp bảo hiệp đều có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm. Nhưng mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải bồi thường số tiền bảo hiểm được tính theo tỷ lệ giữa mức phí bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đó đảm nhận nhưng nằm trong phạm vi thiệt hại thực tế của tài sản và tổng mức bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị của tài sản tại thời điểm hợp đồng được giao kết. Các doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại số phí bảo hiểm vượt quá cho người tham gia bảo hiểm. Nhưng hiện nay do pháp luật chưa quy định là mỗi doanh nghiệp đã ký hợp đồng bảo hiểm trùng và trên giá trị phải hoàn trả cho bên tham gia bảo hiểm một số tiền bằng nhau trong phần phí vượt quá, hay chỉ doanh nghiệp bảo hiểm nhận bảo hiểm sau khi các doanh nghiệp bảo hiểm khác đã nhận bảo hiểm bằng giá trị của tài sản mới phải hoàn trả số tiền phí bảo hiểm vượt quá. Theo chúng tui nếu khi sự kiện bảo hiểm chưa xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm nhận bảo hiểm sau khi các doanh nghiệp bảo hiểm khác đã nhận bảo hiểm bằng giá trị của tài sản thì phải hoàn lại phí bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm. Nếu khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra thì các doanh nghiệp bảo hiểm đều phải hoàn lại phí bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm trong phần vượt quá.
Như vậy giải quyết vấn đề mức phí bảo hiểm, trách nhiệm bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng đã khó, nay giải quyết vấn đề này trong hợp đồng bảo hiểm trùng trên giá trị lại còn khó hơn. Cái khó ở đây là khó có tiếng nói chung, khó thống nhất ý chí giữa các doanh nghiệp bảo hiểm cùng tham gia hợp đồng bảo hiểm trùng với nhau và khó thống nhất ý chí với khách hàng tham gia bảo hiểm. Bởi lẽ trường hợp này pháp luật chưa quy định cụ thể nên không có một quy tắc xử sự chung cho các chủ thể tuân theo, từ đó dễ dẫn đến tranh chấp.
2.2. Hợp đồng bảo hiểm trùng dưới giá trị
Hợp đồng bảo hiểm trùng dưới giá trị là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm trong đó tổng mức bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm trên thấp hơn giá trị của tài sản theo giá thị trường tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Khác với hợp đồng bảo hiểm trùng trên giá trị, trách nhiệm của các doanh nghiệp bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trùng dưới giá trị chỉ giới hạn trong phạm vi mức bảo hiểm mà mỗi doanh nghiệp đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm và trong mức phạm vi thiệt hại thực tế khi xảy ra. Khi có một rủi ro dẫn đến thiệt hại xảy ra thuộc sự kiện bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm thì các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia hợp đồng bảo hiểm trùng dưới giá trị đều có trách nhiệm bảo hiểm. Mức bồi thường của từng doanh nghiệp sẽ là thiệt hại thực tế nhân với mức bảo hiểm của mỗi doanh nghiệp chia cho tổng mức bảo hểm của tất cả các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm. Phụ thuộc vào mức phí bảo hiểm mà từng doanh nghiệp đã thu dẫn đến mức bồi thường giữa các doanh nghiệp là bằng nhau hay khác nhau.
2.3. Hợp đồng bảo hiểm trùng bằng giá trị
Hợp đồng bảo hiểm trùng bằng giá trị là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm trong đó tổng mức bảo hiểm của tất cả các hợp đồng bảo hiểm trên bằng với giá trị của tài sản theo giá thị trường tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Trong hợp đồng bảo hiểm trùng bằng giá trị thì mức ph
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Cơ sở pháp lý cho việc giao kết và thực tiễn thực hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu của các công ty hà Khoa học Tự nhiên 0
N Một vài suy nghĩ về việc chuyển đổi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp tại Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D MẪU HỢP ĐỒNG BAO BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI Luận văn Luật 0
D Ebook Hợp đồng tín dụng và biện pháp bảo đảm tiền vay: Phần 2 Luận văn Kinh tế 0
T Nâng cao hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Quận Văn hóa, Xã hội 2
A Nghiên cứu một số giao thức bảo vệ thông tin trong thỏa thuận hợp đồng điện tử Hệ Thống thông tin quản trị 0
K Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển quốc tế : Luận văn ThS. Luật: 60 38 60 Luận văn Luật 0
M Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế Luận văn Luật 2
L Bảo vệ người lao động Việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng-Thực trạng và giải pháp. Luận Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top