babykid852000

New Member

Download miễn phí Luận văn Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp





Khung cảnh tươi vui khép lại cũng là lúc quãng thời gian hạnh phúc ngắn ngủi trong
đời bác Vuông cũng vĩnh viễn khép lại. Lệnh cấm giò chảthi hành cũng kéo theo sựbất
hạnh của gia đình bác Vuông và bao nhiêu người đồng nghềvới bác. Từ đấy, cuộc đời bác
nhưmởsang một trang mới, có phần tăm tối hơn và ngày càng lụi tàn đi. Đúng nhưbác đã
từng nghĩvà từng dự đoán vềsốphận mình: “Cảmột cuộc đời siêng năng và đau khổcủa
cha mẹbác và rồi đây cảmột cuộc đời của vợchồng bác nữa cũng chỉnhưngọn đèn âm
thầm và đen tối này thôi. Cháy không ai hay mà tắt cũng không ai biết. Thật là buồn, thật
là tủi, thật là đau đớn” (Nguyễn Đình Lạp,2003:43). Dự đoán ấy có lúc tưởng nhưsai lầm
và có lẽchính bác Vuông cũng đã quên đi vì biết bao niềm vui, hạnh phúc đến với gia đình
bác. Nhưng chính cái lệnh cấm vô lý ấy của bọn thực dân đã góp phần đẩy bác đi vào quỹ
đạo định mệnh của mình và đẩy bác rơi vào bi kịch của sựbếtắc.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


– cũng đem đến không biết bao nhiêu khổ ải cho người dân. Trước cái chết bất ngờ vì bệnh
dịch tả của bác Vuông gái, gia đình bác Vuông đã đủ đau khổ khi phải lén lút âm thầm đưa
bác về chôn cất ở quê nhà. Vậy mà về đến quê, bọn hương chức lại làm khó dễ, đã không
cho chôn lại còn đòi lập biên bản trình quan. Nhưng trình quan chỉ là một cái cớ để bọn
chúng bóp nặn và mục đích thực sự của bọn chúng cũng chỉ là tiền. Xác của bác Vuông gái
phải nằm chờ cho đến khi “chương to, da chân, da tay, da mặt đã nứt nở và tuột ra từng
chỗ” (Nguyễn Đình Lạp,2003:213) thì mới được đem chôn với cái giá “ba mươi đồng”.
“Trải qua bao nhiêu luồn lọt đến chảy máu mắt, thây người đàn bà khốn nạn mới được vùi
sâu chôn chặt” (Nguyễn Đình Lạp,2003:469). Quyền sống đã bị chà đạp. Đến cái quyền
được chết trong an lành, người ta cũng bị tước đoạt nốt. Nhà văn đã phản ánh hiện thực của
một thời đầy xót xa và căm phẫn. Bên cạnh đó, thông qua cái chết của bác Vuông gái, tác
giả còn vạch rõ bản chất tàn nhẫn, vô tình của xã hội lúc bấy giờ mà nó thể hiện trước hết
qua thái độ của bọn hương chức. Trước cái chết thảm thương của bác Vuông gái, sau một
hồi quát tháo, hạch hỏi, “hai ông chánh phó Lý thản nhiên đi bàn chuyện rằm tới này ông
Tiên Chỉ sẽ khao tám mươi. Ngày ấy tha hồ mà chè chén, mà xóc đĩa, cô đầu… Thật vui
như tết. Rồi hai ông cười ha hả, sánh vai nhau đi hớn hở như đi ăn khao vậy” (Nguyễn
Đình Lạp,2003:213). Bỏ mặt sau lưng, bác Vuông vẫn “giọt lệ ngắn dài…chắp hai tay vào
nhau miệng van lạy” (Nguyễn Đình Lạp,2003:213). Còn những người hàng xóm xung
quanh thì sao? Mấy đứa nhỏ thì cười nói chớt nhả, chòng ghẹo cái Khuyên. Còn mấy người
lớn “sợ lôi thôi đến mình cũng tản ra về cả” (Nguyễn Đình Lạp,2003:214). Bên cạnh việc
lên án bản chất bóc lột tàn nhẫn của bọn tay sai, cái chết của bác Vuông còn là hồi chuông
báo động đối với xã hội đương thời - một xã hội mà con người chỉ biết sống ích kỉ, vô tâm
trước nỗi đau của người khác.
Bộ mặt xấu xa của bọn cầm quyền còn bộc lộ qua cảnh khám xét táo tợn, thô bạo
đối với người đàn bà buôn thịt lậu. Cảnh bác Vuông gái bị bắt và bị khám xét thật khiến
người đọc không khỏi thương xót và căm phẫn: thương xót người đàn bà “đôi mắt ướt
nhoè những lệ, lơ láo nhìn một cách sợ sệt, lo ngại, van xin” (Nguyễn Đình Lạp,2003:164),
căm phẫn bọn người có chút quyền hành lại ra sức hà hiếp dân lành trong bước sa cơ.
Những thủ đoạn khám xét của bọn chúng mới thật thô bỉ và tàn nhẫn làm sao! Chúng bắt
bác Vuông gái phải cởi hết quần áo với cái roi gân bò đe doạ nằm trong tay. Bác gái còn
dùng dằng, lo ngại chưa kip cởi thì “cái gân bò nằm trong tay người đàn ông đã giơ cao lên
nhắm thẳng đỉnh đầu người đàn bà” (Nguyễn Đình Lạp,2003:165) mà vút. Thân yếu thế
cô, lại thêm sức ép của đòn roi, người đàn bà cũng đành cam chịu cởi quần áo ra cho bọn
chúng khám xét. Một người phụ nữ mang nặng tư tưởng phong kiến như bác Vuông thì giữ
gìn danh tiết là một việc tối quan trọng. Vậy mà hôm nay, cảnh đời khốn khó cùng quẫn đã
đẩy bác vào cảnh phải để cho bọn ác ôn khám xét thân thể mình. Mất của bác đau một
nhưng mất danh dự bác đau đến mười. Khi những miếng thịt từ từ rơi xuống đất để lộ tấm
thân đàn bà, bác Vuông cũng chỉ còn biết thét lên một tiếng rồi ngã vật xuống đất. Đối lập
với hình ảnh người đàn bà đáng thương là bộ mặt thú dần lộ ra trong lốt người đạo mạo của
kẻ có quyền: “Hắn cười tít mắt, giơ thẳng gậy thong thả tiến đến… Hai bàn tay xoè ra giơ
thẳng về phía trước mặt. Hai mắt tròn xoe, trừng trợn. Cái đầu gậy đâm thẳng vào bụng
người khốn nạn” (Nguyễn Đình Lạp,2003:165-166). Chính sách, pháp luật của một chế độ
luôn đặt ra để bảo vệ trật tự xã hội, góp phần đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho
người dân. Nhưng trong giai đoạn ấy, trong chế độ ấy, những chính sách pháp luật luôn là
vòng vây siết chặt con người đến ngột thở. Những kẻ thay mặt cho mộ máy thống trị ấy,
Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Lạp
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Mai
32
những kẻ thi hành pháp luật cũng chính là những con người nhẫn tâm chà đạp lên quyền
sống của con người, tước đoạt của con người không chỉ của cải vật chất mà còn tước đoạt
cả những danh dự còn sót lại.
Bên cạnh việc vạch trần bộ mặt gian ác của bọn thống trị, tiểu thuyết Nguyễn Đình
Lạp còn phê phán những lối sống, nếp nghĩ lạc hậu, những hủ tục mê tín dị đoan. Đó cũng
là một trong những nguyên nhân góp phần đẩy con người vào sâu trong bể khổ, tự chồng
chất cái khổ lên mình mà không biết. Bác Vuông gái là một người đàn bà quê chỉ biết “thờ
chồng nuôi con làm lẽ sống duy nhất của đời mình” (Nguyễn Đình Lạp,2003:63). Người
đàn bà hiếm hoi ấy “sinh hạ tới bảy tám bận vừa gái vừa trai” nhưng rốt cuộc chỉ “còn có
ba đứa con gái cả” (Nguyễn Đình Lạp,2003:65). Vì thế, bác Vuông gái luôn tự cho mình
có một cái tội rất lớn đối với chồng, với gia đình chồng bởi bác không sinh được một đứa
con trai nối dõi. Cũng chính vì thế, bác tự cho mình cái bổn phận phải kiếm thêm một
người vợ lẽ cho chồng. Bởi “bác tin rằng, chồng bác cao số, phải lấy thêm vợ lẽ thì mới
kiếm được con trai” (Nguyễn Đình Lạp,2003:106). Là người phụ nữ chắc chẳng ai muốn
cho chồng mình có vợ lẽ, chẳng ai muốn người phụ nữ khác chia sẻ tình cảm vợ chồng
mình. Thế nhưng, những người phụ nữ ngày xưa họ vẫn phải chấp nhận kiếp chồng chung
ấy. Dẫu có người nhận thấy được những bất hạnh do chế độ đa thê ấy gây ra nhưng phần
lớn những người phụ nữ đều ngậm đắng nuốt cay cam chịu, có phản kháng thì đó cũng chỉ
là một lời chửi đổng, lời kêu gào trong vô vọng như nữ sĩ Hồ Xuân Hương: “Chém cha cái
kiếp lấy chồng chung”. Bác Vuông gái cũng là một người phụ nữ biết chấp nhận. Hơn thế,
“Bác còn te tái chạy ngược xuôi tìm một người vợ lẽ cho chồng” (Nguyễn Đình Lạp,2003:
106) vì bác coi đó là bổn phận của mình và bác tin việc ấy sẽ mang lại những điều tốt đẹp
cho gia đình bác: một đứa con trai nối dõi, một người phụ giúp gia đình. Thế nhưng, bác
đâu biết rằng, việc ấy lại đem đến cho gia đình bác biết bao nhiêu phiền hà. Việc cưới vợ lẽ
cho chồng cũng phải tốn hao bao nhiêu chi phí: nào phải cậy người mai mối, phải “làm một
cái lễ cho trông được” (Nguyễn Đình Lạp,2003:106). Để chứng tỏ “mình là một gái đảm
đang có thể gánh vác được giang san nhà chồng” (Nguyễn Đình Lạp,2003:106), bác
Vuông gái nhất định tổ chức cho ra đình ra đám lễ ra mắt người vợ lẽ với họ hàng. Cái lễ ấy
còn lớn hơn cả lễ chạm mặt cái Khuyên con gái bác, cho nên “dù có phải vay mượn chút ít
cũng đành” (Nguyễn Đình Lạp,2003:107). Những con người tự ràng buộc mình trong sợi
dây vô hình của những lề lối, hủ tục là như vậy. C...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top