lan_135hp

New Member

Download miễn phí Khóa luận Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập





Bản thân Ngôn chí thi tập là những câu thơ Phùng Khắc Khoan nói về hoài bão, khát vọng, tố chí lớn lao của mình cho nên nhân vật trung tâm ông hướng về mình nhiều hơn. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất như ngã, ngô được lặp lại với tần số cao. Đó là sự tự ý thức về vai trò và công việc của nhà Nho trong xã hội bấy giờ: Dĩ văn chương hiển ngô nho sự – dùng văn chương để làm hiển đạt sự nghiệp của nhà nho ta (Bệnh trung hoài thủ); thuỳ thức ngô nho chí khí hào – nào ai biết nhà nho ta chí khí hào hung (Loạn thế tự thán) hay là lời ông muốn bày tỏ niềm tin vào tương lai tốt đẹp của mình: thiên hậu ngô sinh tất bất hư - trời phú hậu cho ta ắt không là chuyện hão (Tự thuật); bát hoang động dạt quy ngô thát – tám phương xa sáng sủa rộng rãi, quay về cửu nhà học ta (Thư đường bát cảnh - kỳ lục).



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nh Trạng lại ngày đêm trăn trở một điều嗟 輿 何 以 報 萱 春 ta dư hà dĩ báo huyên xuân – than ôi! Ta lấy gì để báo đáp cha mẹ (Hiếu). Mỗi một năm qua đi năm mới về ông chẳng khi nào quên chúc thọ phụ thân: 戲 綵 堂 前 展 壽 筵, 虔 鳴 賀 臆 祝 春 年 hý thái đường tiền triển thọ diên, kiền minh gia ức chúc xuân niên – trong nhà hý thái mở tiệc mừng thọ, kính tỏ lòng vui mừng chúc thọ phụ thân (Dao thọ phụ thân). Đó chính là một bề tui tận tụy với vua với nước và là người con hết mực hiếu hòa với cha mẹ.
Ngôn chí thi tập là tập thơ được Phùng Khắc Khoan chép theo năm xem việc học tiến tới đến độ nào. Từ lúc bé nổi tiếng thông minh cho tới khi trở thành vị quan to trong triều con người ấy vẫn luôn đề cao việc học hành thi cử. Văn chương theo quan niệm truyền thống là văn viết theo lối chữ Hán để nói lên cái chí tải cho kẻ sĩ, giúp người có chí có thể làm hiển vinh cho cha mẹ. Phùng Khắc Khoan không nằm ngoài quan niệm đó. Ông cho rằng đã sinh ra trên đời làm bậc trượng phu thì phải: 男 兒 自 有 顯 揚 事 肯 作 昂 藏 一 丈 夫nam nhi tự hữu hiển dương sự, khẳng tác ngang tàng nhất trượng phu – nam nhi tự có chí làm hiển danh cha mẹ, há đâu lại chỉ làm kẻ trượng phu ngang tàng. Khảo sát 88 bài thơ thấy trong thơ ông có một vố từ đông đảo về khoa cử, Nho học, nào là: 志 學chí học – để chí vào việc học, 書 其寶thư kỳ bảo – sách là quý, 中 道trung đạo – đạo trung dung, 致 身 trí thân, 文 筆văn bút... rồi đến: 樂 名 教lạc danh giáo – vui với cái danh giáo, 心 聖 賢 tâm thánh hiền – để tâm vào cái tâm của thánh hiền... Chính động từ 學học lặp lại 12 lần gấp 4 lần tần số trung bình đã nói lên điều này. Ông làm hẳn một chùm thơ “ 書堂八景Thư đường bát cảnh – tám cảnh học ở nhà8 cảnh ở nhà học
” bởi cho rằng cái học của người đời vốn là để biết cái đạo Thi, Thư, phân biệt lễ nghĩa nhưng cũng chính cái để đem ra thi thố với đời: 平生所學者何事所學將推所以行bình sinh sở học giả hà sự, sở học tương suy sở dĩ hành – cái học của người rốt cục là gì?, là cái học để đem ra thi thố với đời. Ông khuyên người đi học: 勉 將 事 業 企 前 程 miễn tương sự nghiệp xí tiền trình – cố gắng sức theo đuổi sự nghiệp ở phía trước (Thu dạ hữu hoài) vì: 學 由 人 做 豈 天 慳 須 把 遺 遍 子 細 看 học do nhân tố khởi thiên khan, tu bả di biên tử tế khan – việc học là do người trời đâu có tiếc, nên đem sách cổ nhân truyền lại mà xem cho kĩ (Miễn học giả). Sùng đạo Nho, ham học hành bản thân ông cũng không chịu đứng yên tại chỗ, luôn nhủ lòng mình phải biết đem tài ra giúp vua cứu nước thương đời :尊 主 庇 民 儒 事 業 肯為 白 面 一 書 生 Tôn chú tý dân Nho sự nghiệp, khẳng vi bạch diện nhất thư sinh – Tôn chú cứu dân là sự nghiệp của nhà Nho ta, đâu chịu làm một anh học trò bạch diện thư sinh mãi (khiển muộn). Phùng Khắc Khoan cho rằng: 但 得 功 名 ?永 久, 所 生 不 忝 是 男 兒 Đẳn đắc công danh thùy vĩnh cửu, sở sinh bất thiểm thị nam nhi – chỉ có ai lập được công danh có tiếng lưu truyền vĩnh viễn, không để cha mẹ hổ thẹn, thế mới xứng là nam nhi.
Quan niệm đã là nhà Nho thi phải tự gánh trên vai mình trách nhiệm giúp vua cứu nước thương đời của Phùng Khắc Khoan thực tế cũng không có gì mới mẻ so với lúc bấy giờ. Cái thời của ông là cái thời Nho gia chiếm địa vị độc tôn, học hành thi cử để làm quan, xã hội coi trọng kẻ sĩ có tài nên họ tự khẳng định vai trò của mình trong công việc quốc gia đất nước. Bản thân ông từng theo học Trạng Trình, hấp thụ hành chỉ chí khí, tiết tháo của thầy mình và trở thành một trong những “cao túc đệ tử” Nguyễn Bỉnh Khiêm yêu quý nhất. Quan niệm này của ông cũng như của các nhà Nho bấy giờ cho tới thế kỷ sau đã có sự thay đổi lớn mà thể hiện rõ nhất là ở trong thơ Nguyễn Du. Nhắc đến Nho học chỉ thấy Nguyễn Du nhắc tới nhà Nho cùng kiệt bên dòng sông Lam, ông từng thốt lên “văn tự hà tằng vô ngã dụng – văn chương chữ nghĩa nào đã từng ích gì cho ta”. Vốn là người theo học cửa Khổng sân Trình và từng tiến thân bằng con đường khoa cử nhưng Nguyễn Du đã dần nhận thức được lối học theo kiểu cũ, chữ nghĩa, kinh từ, thơ sách không còn đem lại nhiều cho giá trị cuộc sống nữa. Thậm chí đại thi hào còn kết luận “nhất sinh từ phú tri vô ích, mãn giá cầm thư đồ tự ngu – một đời từ phú biết là vô ích, sách đàn đầy giá chỉ làm cho mình ngu thêm” (Mạn hứng).
88 bài thơ trong “ngôn chí thi tập” những động từ có tần số cao hơn tần số trung bình không nhiều nhưng lại phản ánh đầy đủ và rõ nét phong cách viết của tác giả. Phong cách của một con người suốt đời không cho phép mình ngừng học hỏi hay lùi bước trước khó khăn thách thức, con người của ý chí, lòng khát khao lập nên nghiệp lớn ở đời để an nguy trị loạn, hiển vinh cho cha mẹ. Thơ ông hầu hết là những câu thơ tải đạo, ngôn chí đầy nhiệt huyết mỗi khi nói về vinh quang và trọng trách của Nho sĩ. Và dẫu ở thời đại nào chăng nữa thì quan niệm về kẻ sĩ, bậc đại trượng phu, về bề tui trung thành cùng với những gì Trạng Bùng làm được cho đời cũng đủ khiến cho người cùng thời kính nể, thán phục, kẻ hậu thế phải noi gương ông.
c) Tính từ
Ngoài sự đa dạng phong phú của một số từ thuộc lớp động từ, danh từ có tần số cao hơn tần số trung bình, 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập còn có một lớp tính từ chỉ nhiều phương diện khác nhau, điển hình như:
Màu sắc
Kích thíchKịch thước?
, biên độ
Trạng thái, tính chất
Hoàn cảnh
bạch

6
trường

11
đa

6
hàn

6
thanh

16
cao

10
minh

9
lão

5
thanh

6
đại
17
thâm

5
nan
5
bình

9
loạn
3
an

14
quang

16
cựu

6
cửu

7
tân

17
cường

6
Bảng 6: Tính từ có tần số cao
Hầu hết tính từ có chức năng tu sức cho danh từ, tuy nhiên ở 88 bài thơ Luôn phỉa nói rõ 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập
mặc dù số lượng danh từ không phải là ít nhưng những danh từ có tính từ kèm theo lại không phải là nhiều. Tính từ đơn chiếm đại đa số. Phùng Khắc Khoan thiên về miêu tả gam màu xanh sáng thanh trong: thanh, bạch… như thắp sáng niềm hi vọng ở đời: “thanh chiên nghiệp kế gia thanh cựu, bạch nhật hoan thừa thái sắc ôn” – cái nệm lông xanh nối nghiệp cha ông nếp nhà theo lối cũ, ngày sáng rõ vui lòng cha mẹ, đượm vẻ vui tươi (Bệnh trung hoài thủ), hay ung dung tận hưởng cuộc sống thanh nhàn: “thần thanh độc tự hiếu quan mai” – tinh thần thanh sảng một mình vui xem hoa mai… Dường như những thăng trầm biến cố trong cuộc đời sóng gió không thể nào làm Trạng Bùng nản lòng. Chính quan niệm kẻ sĩ ở đời phải biết vượt qua khó khăn đã giúp cho ông coi đó là điều hiển nhiên của người có chí để rồi bình tâm đón nhận nó với nghị lực phi thường. Trong hoàn cảnh nào Phùng Khắc Khoan cũng luôn tìm ra điều mới mẻ thể hiện qua sự lặp lại của một số từ như: tân (17), quang (16): “thặng hỷ niên lai tiết hậu tân” - lại mừng sang năm mới tiết trời đổi mới (Nguyên nhật), để rồi khi xuân tới mang những điều mới thay cho những g...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
G Khảo sát "Luật ngôn ngữ và văn tự thông dụng quốc gia" Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ( Có so sánh Văn hóa, Xã hội 0
C Khảo sát nội dung giảng dạy hành động ngôn từ trong các giáo trình dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ Văn hóa, Xã hội 5
M Bước đầu khảo sát những đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa hai dân tộc Hán - Việt qua các hình ảnh Phong, H Văn hóa, Xã hội 0
2 Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong các diễn ngôn hội thoại (khảo sát trên tư liệu một số truyện n Văn hóa, Xã hội 0
K Khảo sát đặc trưng các diễn ngôn tin trên một số trang web tiếng Anh năm 2010 Văn hóa, Xã hội 0
C Khảo sát đặc điểm ngôn ngữ văn bản quy phạm pháp luật Văn hóa, Xã hội 0
V Khảo sát đặc điểm ngôn ngữ đối thoại trong kịch Lưu Quang Vũ và vai trò của nó với việc tạo ra tính Văn hóa, Xã hội 0
N Khảo sát đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của diễn ngôn có mục đích kêu gọi (lời kêu gọi) Văn hóa, Xã hội 0
B Khảo sát chính sách ngôn ngữ của nhà nước phong kiến độc lập Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
G Khảo sát các phát ngôn hỏi đáp từ góc độ giới tính trên cứ liệu một số tác phẩm văn học trước Cách m Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top