Download miễn phí Báo cáo Đánh giá giao rừng tự nhiên cho các đối tượng hưởng lợi





Tính khác biệt giữa giao cho cộng đồng và nhóm hộ so với hộ gia đình là quy mô diện tích giao nhỏ hơn nhiều, gần nơi sinh sống nên công tác quản lý bảo vệ rừng có phần tốt hơn nhóm hộ. Tính tự chủ, tự giác cao hơn để thực hiện kế hoạch quản lý rừng. Đối tượng rừng được giao cho hộ gia đình ở xã Hương Lộc nói riêng và hộ gia đình nói chung là rừng nghèo kiệt nhưng các biện pháp tác động vào rừng để nâng cao chất lượng rừng chưa có do người dân nghèo, đời sống còn nhiều khó khăn trong khi sự đầu tư hỗ trợ từ các ban ngành, tổ chức khác không có. Việc kiểm tra bảo vệ rừng khá tốt vì họ xác định trách nhiệm và nghĩa vụ khi nhận rừng tuy nhiên vần còn tình trạng người dân trong thôn vào rừng của họ lấy củi, thu hái lâm sản, thậm chí chặt gỗ do nhu cầu người dân trong thôn nhiều trong khi rừng tự nhiên chỉ giao còn đủ cho 60 hộ. Song vụ việc xảy ra không nhiều, với mức độ nhỏ hơn trước đây khi rừng vô chủ ai muốn vào lấy gì cũng được. Điều đáng nói là một số hộ có nhu cầu tận thu lâm sản có xin phép chủ rừng trước khi vào rừng không như trước đây họ tự ý muốn đi lúc nào cũng được



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hước so màu, với cách này người dân dễ tiếp cận và nắm bắt kỹ đối tượng rừng được giao. Cách này đã triển khai ở Thôn 4 (Thượng Quảng), Thôn A Pat (Thượng Long), Thôn 1, 2, 3, 4 (Bắc Sơn).
2.2.3 Thực hiện kế hoạch quản lý rừng được giao của từng đối tượng.
Nội dung chính có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của công tác giao rừng tự nhiên cho các đối tượng hưởng lợi chính là việc triển khai thực hiện kế hoạch quản lý rừng. Do phương pháp tiếp cận khác nhau nên kế hoạch quản lý được hiểu theo hai nghĩa khác nhau. Nếu sử dụng phương pháp chuyên gia thì dùng từ phương án bảo vệ và phát triển rừng, nếu sử dụng phương pháp CFM thì gọi là kế hoạch quản lý rừng. Về nội dung và phương pháp cụ thể không khác biệt nhiều, nên có thể gọi chung là kế hoạch quản lý rừng sau khi giao.
Quản lý rừng cộng đồng sau khi giao đất giao rừng là một vấn đề cần thiết và quan trọng để bảo vệ và phát triển rừng, thoã mãn nhu cầu lâm sản của cộng đồng, tạo ra thu nhập cho người quản lý rừng dựa trên cơ sở cân đối nhu cầu và khả năng cung cấp của các lô rừng được giao.
2.2.3.1 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch quản lý rừng của cộng đồng.
Nội dung chủ yếu của kế hoạch quản lý rừng là việc tổ chức bảo vệ và phát triển rừng sau khi giao. Trước đây rừng chưa giao cho Cộng đồng dân cư thôn thì rừng vô chủ, ai cũng có quyền chặt phá tự do. Cộng đồng thực sự khẳng định, vai trò của mình thông qua phương án QLBVR và hương ước BV&PTR của Thôn, nên mọi người dân trong Thôn đã ý thức chấp hành pháp luật BVR để mong muốn có được hưởng lợi 1 cách hợp pháp các sản phẩm từ rừng thông qua việc QLBVR của chính từng người dân trong Thôn.
Theo kết quả tổng hợp từ phiếu phỏng vấn, nguyên nhân làm cho rừng ổn định chính là nhờ nhận thức của nguời dân trong cộng đồng được nâng lên, luôn có sự tuyên truyền vận động của các ban quản lý thôn, tổ bảo vệ rừng và của toàn dân.
Việc triển khai tuần tra bảo vệ rừng tiến hành thường xuyên theo định kỳ do tổ bảo vệ chuyên trách 10-15 người chịu trách nhiệm chính, còn toàn bộ cộng đồng có nhiệm vụ cung cấp thông tin, tai mắt cho ban quản lý thôn và tổ bảo vệ rừng.
Theo đánh giá của cộng đồng thôn Thuỷ Dương, Thuỷ Yên Thượng, những năm đầu sau khi giao công việc này tiến triển khá tốt, tình trạng chặt phá rừng trái phép giảm đi rất nhiều từ 20-30 vụ/năm xuống còn 2-3 vụ/năm, công tác đầu tư phát triển rừng bằng các biện pháp tác động lâm sinh chưa triển khai.
Trong khi đó ở cộng đồng Thôn 4 Thượng Quảng, Thôn 3 Bắc Sơn, bên cạnh người dân bảo vệ tốt còn có kế hoạch phát triển rừng như trồng bổ sung cây bản địa vào các vùng khoanh nuôi, trồng keo vào các đám trống trong rừng.
Bên cạnh đó công tác bảo vệ rừng vẫn còn một số hạn chế nhất định đó là tình trạng chặt phá trái phép còn xảy ra, 2-3 vụ/năm với quy mô nhỏ và đều bị phát hiện và lập biên bản, nguyên nhân do tính chủ quan từ phía cộng đồng và động lực có phần giảm sút do hưởng lợi từ rừng hầu như không có gì, kinh phí tuần tra không có trong khi đời sống người dân còn rất nghèo.
Ban quản lý Thôn tự ý linh hoạt cho phép người dân trong cộng đồng vào rừng chặt cây gỗ nhỏ làm nhà nhưng chưa có ý kiến của kiểm lâm, ban thôn cho rằng đây là việc làm sai, nhưng người dân thực sự rất có nhu cầu, cụ thể như trường hợp thôn Thuỷ Dương (Lộc Tiến), Thôn 3(Bắc Sơn), Thôn 4 (Thượng Quảng).
Qua điều tra, phỏng vấn hộ gia đình và chính quyền địa phương sở tại đều có quan điểm chung cho rằng giao rừng cho dân chắc chắn tốt hơn khi rừng vô chủ, ngay cả trong trường hợp bản thân cộng đồng có tự ý vào chặt gỗ để sử dụng vào mục đích gia dụng với quy mô nhỏ lẻ và ít nhiều cũng có sự đồng ý của ban thôn.
Tất cả hộ gia đình trong CĐDC được giao rừng tự nhiên đều thật sự có niềm tin và ý thức được đó sẽ là tài sản của chính mình, do cộng đồng làm chủ và có khả năng hưởng lợi, nếu quản lý và bảo vệ tốt (dĩ nhiên, đó chỉ là quyền sử dụng rừng và đất rừng).
Từ ý thức nói trên và sự ràng buộc của hương ước BV&PTR do chính họ xây dựng đã làm cho hoạt động quản lý và BVR bước đầu thật sự có hiệu quả. Hầu như các thôn được giao rừng đều chấm dứt hẳn hiện tượng người dân trong thôn vào rừng khai thác trái phép. Các trường hợp cá biệt, do dân ngoài thôn vào khai thác gỗ, lâm sản, săn bắt, bẫy trái phép thú rừng, CĐDC đã tích cực, chủ động phối hợp cùng lực lượng Kiểm lâm sở tại truy quét, ngăn chặn. Chấm dứt được hiện tượng người dân trong thôn bàng quan, đứng ngoài cuộc trong việc BVR trên địa bàn như từng xảy ra trước đây. Các thôn đã chủ động tổ chức lực lượng BVR trực tiếp hay phối hợp với lực lượng kiểm lâm sở tại tuần tra kiểm tra rừng theo định kỳ hay đột xuất.
Ban quản lý thôn cùng các tổ bảo vệ rừng vận động thêm nhân dân kết hợp với trạm kiểm lâm sở tại kiểm tra rừng theo định kỳ 2-3 tháng một lần, nhiều lúc còn kiểm tra đột xuất tại các điểm nóng về chặt phá rừng. Hiện nay các tuyến đường dùng trâu kéo gỗ trước đây được xoá sạch không còn dấu vết hiện đang bị cây bụi phủ dần.
Cộng đồng coi trọng công tác bảo vệ rừng tự nhiên như bảo vệ tài sản của cộng đồng, của mỗi người dân. Nhờ vậy người dân trong thôn không chỉ là tai mắt của ban thôn, của trạm kiểm lâm mà tự họ đấu tranh với kẻ xấu để bảo vệ rừng, bảo vệ quyền lợi của họ và chính cũng là bảo vệ công sức của tập thể đã bỏ ra trong đó có bản thân mỗi người dân.
2.2.3.2 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch quản lý rừng của nhóm hộ.
Theo đánh giá của nhóm hộ Thanh Tân, Sơn Quả, nhóm 1 thôn 4, nhóm 1 thôn 3, Thượng Quảngranh giới giao các nhóm không rõ ràng, không có mốc ranh giới, do đó thậm chí thành viên nhóm hộ không nắm được khu vực đã giao, đối tượng rừng được giao chủ yếu là rừng nghèo, có kế hoạch quản lý phát triển rừng, nhưng việc triển khai thực hiện chưa đồng bộ chủ yếu tập trung quản lý bảo vệ rừng.
Việc triển khai tuần tra bảo vệ rừng của tổ bảo vệ chuyên trách tiến hành không thường xuyên (3lần/năm như ở nhóm 1 thôn 4), riêng ở nhóm 1 thôn 3 trên danh nghĩa giao cho nhóm hộ (6 người) nhưng thực tế cả cộng đồng thôn đều tham gia QLBVR vì chỉ riêng nhóm hộ không thể quản lý được khu rừng được giao.
Việc thực hiện kế hoạch quản lý rừng ở nhóm hộ rất khó do các mâu thuẫn thường xảy ra giữa nhóm hộ và người dân trong thôn, nhóm hộ và người ngoài thôn về khai thác lâm sản ngoài gỗ thậm chí khai thác trái phép gỗ và tình trạng lấn chiếm đất rừng. Hơn nữa tính cộng đồng trong nhóm hộ chưa cao, với một tập thể chưa đủ mạnh nhưng phải quản lý trên một diện tích lớn (khoảng 100 ha) nên không thể tạo ra sức mạnh để thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng.
2.2.3.3 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch quản lý rừng của hộ gia đình.
Tính khác biệt giữa giao cho cộng đồng và nhóm hộ so với hộ gia đình là quy mô diện tích giao nhỏ hơn nhiều, ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Báo cáo tự đánh giá theo tiêu chuẩn AUN-QA Luận văn Kinh tế 0
D Quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 2
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính Luận văn Kinh tế 0
D Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Ái Khoa học Tự nhiên 0
L phân tích các Báo cáo tài chính của công ty trong ba năm: 2006, 2007, 2008 để đánh giá thực trạng tà Kiến trúc, xây dựng 0
D Báo cáo ĐTM đánh giá tác động môi trường công ty thủy sản PROCIMEX Luận văn Sư phạm 0
H Những đánh giá và đề xuất phương hướng hoàn thiện quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính và kiểm toán Luận văn Kinh tế 0
L Đánh giá việc lập và trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo chế độ kế toán hiện hành Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top