Meldryk

New Member

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy-học phân môn vẽ tranh ở trường THCS





Tuỳ theo bài học mà giáo viên có hình thức đánh giá sao cho tất cả học sinh đều được tham gia vào quá trình nhận xét , đánh giá để nhận ra ưu, nhược điểm từng bài, nhằm rút kinh nghiệm cho bản thân, khắc sâu kiến thức.
Các hình thức đánh giá có thể là: Nhận xét cá nhân, nhóm, trắc nghiệm .
* Đánh giá cá nhân:
-Giáo viên lựa chọn bài ở các mức độ khác nhau như: giỏi, khá, đạt, chưa đạt để dán lên bảng và đưa ra tiêu chí đánh giá.
-Học sinh xem bài từ 1-2 phút, cá nhân học sinh xung phong nhận xét và xếp loại bài theo cảm nhận riêng.
-Giáo viên lấy ý kiến của cả lớp về kết qủa xếp loại trên, sau đó bổ sung nhận xét, nêu những ưu, nhược điểm của từng bài.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đối rộng, nội dung phong phú. Giáó viên nên sử dụng đồ dùng trực quan là bài vẽ của những học sinh năm trước để các em tham khảo, qua đo ùkích thích trí tưởng tượng sáng tạo, giúp các em sự tự tin trong khi vẽ tranh .
Cách lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan như trên sẽ tạo hứng thú cho học sinh, phát huy tính tích cực, tự giác học tập trong các em, từ đó chắc rằng các em sẽ có đầy đủ nhận thức về môn học và say mê sáng tạo để có những sản phẩm tốt nhất.
b. Kết hợp công nghệ thông tin phù hợp và có chọn lọc để đạt hiệu quả cao nhất trong các tiết dạy vẽ tranh:
Sử dụng công nghệ thông tin trong phân môn vẽ tranh giúp học sinh hiểu biết rõ hơn những hoạt động trong cuộc sống, những cảnh đẹp của đất nước, của địa phương…. Đồng thời khi kếùt hợp công nghệ thông tin thì trong khoảng thời gian cho phép, giáo viên có thể đưa ra nhiều minh hoạ các bước vẽ tranh, nhiều bố cục khác nhau, hay từ một bố cục có thể vẽ nhiều hình ảnh khác nhau, rồi từ một hình vẽ có thể vẽ màu theo nhiều hoà sắc khác nhau…..Kết hợp công nghệ thông tin còn tạo điều kiện cho học sinh được tham khảo tranh của các hoạ sĩ, của học sinh năm trước được nhiều hơn với màu sắc, đậm nhạt rõ ràng hơn .Khi được xem nhiều hình ảnh, nhiều tranh tham khảo, học sinh cảm thích thú, từ đĩ hình thành yêu cầu được vẽ, các em sẽ tự giác, sáng tạo trong học tập và học tập có hiệu quả.
Trong khi chuẩn bị giáo án có kết hợp công nghệ thông tin cho mỗi tiết dạy vẽ tranh , giaó viên cần xác định sử dụng công nghệ thông tin ở hoạt động nào là hợp lý để mang lại hiệu quả cao nhất.
*Ví dụ: Với đề tài Cảnh đẹp đất nước.
Để tạo hứng thú cho hocï sinh, ở hoạt động tìm hiểu nội dung đề tài, giáo viên kết hợp công nghệ thông tin cho học sinh xem nhiều cảnh đẹp ở nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước ta,với yêu cầu cảnh đẹp đó phải cĩ hình ảnhø tiêu biểu, dễ nhận biết từ đó học sinh nắm bắt được đặc điểm riêng của từng vùng miền để thể hiện qua tranh vẽ, tạo ra những sản phẩm đa dạng, phong phú .
*Ví dụ : Với nhiều đề tài khác.
Ở hoạt động cách vẽ tranh, giáo viên thiết kế và chiếu cho học sinh xem nhiều bố cục khác nhau để học sinh có thể nắm được đâu là bố cục đẹp cần học tập, đâu là bố cục chưa đẹp cần rút kinh nghiệm…Ở cách vẽ màu, giáo viên có thể chiû cho học sinh thấy rằng cùng một bức vẽ hình có thể có nhiều cách vẽ màu theo hoà sắc khác nhau.
Rõ ràng,với khoảng thời gian cho phép thì kết hợp công nghệ thông tin là giải pháp tốt nhất để đem lại hiệu quả cho một tiết dạy vẽ tranh.
c. Phối hợp các phương pháp dạy học đặc trưng của phân môn vẽ tranh để tạo hứng thú và phát huy khả năng sáng tạo cho từng học sinh:
Mỗi tiết dạy vẽ tranh,giáo viên cần phối hợp một số phương pháp để đạt hiệu quả cao như: phỏng vấn từng học sinh, gợi mở để học sinh có nhiều cách sáng tạo khác nhau, liên tưởng đến một hoạt động hay sự việc rồi hình thành bố cục nhằm tạo hứng thú, phát huy khả năng sáng tạo cho từng học sinh….
Ví Dụ: Với đề tài Mẹ của em:
-Trong hoạt động tìm hiểu nội dung đề tài, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích đề tài một cách cụ thể để tìm ra nội dung gần gũi, yêu thích nhất bằng phương pháp phỏng vấn như:
? Gia đình em có những ai?
? Mẹ thường làm những công việc gì?
? Em hiểu như thế nào về công việc của mẹ?
? Tình cảm của em đối với mẹ như thế nào?
? Em thích vẽ về mẹ khi mẹ đang làm gì?
Mỗi học sinh có cách cảm nhận riêng về mẹ, do đó cùng một hệ thống câu hỏi phỏng vấn, chúng ta sẽ có nhiều nội dung khác nhau cho một đề tài . Như vậy sản phẩm thu được sẽ đa dạng, phong phú.
-Trong hoạt động hướng dẫn học sinh thực hành, giáo viên có thể sử dụng phương pháp gợi mở để học sinh hình thành bố cục về nội dung đã chọn theo sơ đồ sau :
Đề tài
Nội dung đề tài
Hình ảnh chính-Hình ảnh phụ- Cảnh vật-Khơng gian- Thời gian Địa điểm
Sơ đồ này có thể áp dụng cho tất cả các bài vẽ tranh,cho tất cả những nội dung mà mỗi học sinh đã chọn để hình thành được bố cục hoàn chỉnh .
Như vậy với nội dung đã chọn ,mỗi học sinh lại có một hay nhiều sơ đồ theo ý tưởng của riêng mình.
-Khi đã có sơ đồ cụ thể, giáo viên tổ chức trò chơi xếp hình để học sinh hình thành bố cục.Trò chơi này sẽ gây hứng thú, kích thích khả năng sáng tạo của học sinh .Cùng một sơ đồ , học sinh có thể tạo ra nhiều bố cục khác nhau nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu đẹp và hợp lí, có đầy đủ mảng chính, phụ, có trọng tâm…
Như vậy từ mỗi sơ đồ, học sinh lại có thể hình thành nên nhiều bố cục khác nhau, điều này giúp cho học sinh tự tin hơn khi bước vào ve õtranh.
-Ở bước vẽ hình, giáo viên gợi mở để học sinh liên tưởng đến những hình ảnh, dáng người(nếu có) có trong sơ đồ .Đối với những học sinh khá, có thể yêu cầu học sinh kí hoạ thực tế các dáng vận động, cảnh vật, phong cảnh có trong sơ đồ để làm tư liệu vẽ tranh.
Kết hợp phương pháp trực quan và hợp tác nhóm để học sinh có thể tìm ra nhiều hình ảnh khác nhau cho cùng một bố cục:
+ Giáo viên chuẩn bị trước một số bộ hình rối, hình ảnh nhà cửa, cây cối,….cho một bài vẽ.
+Mỗi nhóm học sinh sắp xếp các hình trên sao cho phù hợp với mảng hình của bố cục, có xa, có gần, tạo được không gian cho tranh vẽ.
+ Học sinh có thể thay đổi vị trí các hình rối, nhà cửa, cây cối,…. để tạo nên sự đa dạng, phong phú của tranh vẽ, nhưng vẫn phù hợp với mảng hình đã có.
-Ở bước vẽ màu, giáo viên có thể kết hợp các phương pháp quan sát, trực quan, phỏng vấn, luyện tập để giúp học sinh vẽ được tranh theo cảm xúc , theo hoà sắc, phù hợp vớp nội dung đề tài.Bên cạnh đó giáo viên cũng cần gợi ý để học sinh tạo sắc độ diễn tả không gian cho tranh vẽ.
-Khi giáo viên vận dụng thành công các phương pháp trên sẽ giúp cho học sinh có hứng thú trong môn học, từ đó học sinh có mong muốn được học tập và học tập một cách tự giác, điều này giúp các em tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng vẽ nhanh chóng , một khi đã có kiến thức và kĩ năng thì học sinh sẽ phát huy được khả năng sáng tạo để tạo ra những sản phẩm đa dạng, phong phú, chất lượng.
Như vậy việc sử dụng tốt các phương pháp dạy học đặc trưng của phân môn cũng là giải pháp tốt, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học phân môn vẽ tranh.
d. Tổ chức trò chơi phù hợp để tạo hứng thú học tập, qua đó khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Giáo viên cần lựa chọn trò chơi có mục đích rõ ràng, có nội dung gắn liền với kiến thức bài học. Cần cân nhắc việc đưa trò chơi vào hoạt động nào cho phù hợp với mỗi tiết học . Ngoài ra cần lựa chọn trò chơi cho phù hợp với lứa tuổi, trò chơi quá dễ sẽ không tạo được sự hứng thú; trò chơi quá khó sẽ mất nhiều thời gian , ảnh hưởng đến thời lượng tiết học.
Giáo viên phải có sự chuẩn bị tốt để mọi học sinh đều hiểu và tham gia trò chơi dễ dàng.
Các trò chơi có thể áp dụng trong phân môn vẽ tran...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top