thanh_thuong_tt

New Member

Download miễn phí Đề tài Hướng dẫn cho học sinh cách cảm thụ thơ để từ đó rèn kỹ năng viết văn





Để có quan điểm đúng khi tiếp cận tác phẩm, giáo viên cần cho học sinh thấy được mối quan hệ giữa “cảnh” và “tình” trong dụng ý tả cảnh của tác giả.
Quan điểm đó đã được đại thi hào Nguyễn Du viết:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?
Ví dụ, khi miêu tả cái buồn, muốn làm cho người đọc thấy được cái buồn đang từng ngày từng giờ gặm nhắm tâm hồn con người, làm cho người ta có cảm giác thời gian trôi đi chậm chạp, dài lê thê. thì Nguyễn Du viết :
“Sầu đong càng lắc, càng đầy
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê”.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

A/ PHẦN MỞ ĐẦU:
Lý do chọn đề tài:
Làm nghề dạy học, ai cũng muốn “sản phẩm” của mình đạt chất lượng cao, ai cũng muốn có học sinh giỏi, đặc biệt là với những người tâm huyết nghề nghiệp, họ luôn dồn hết sức lực và trí tuệ của mình để đạt được những mong muốn đó. Tuy nhiên, muốn có được như thế thì đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía (kể cả người học, người dạy, và phụ huynh) chứ không chỉ phía người dạy, do đó mong muốn chính đáng của người thầy giáo không chỉ dựa vào sự nỗ lực của chủ quan mà thành hiện thực được (và giáo viên văn cũng không phải là ngoại lệ, đó là chưa nói đến để có được học sinh giỏi văn còn có nhiều cái khó hơn các môn khác).
Thực tế cho thấy, hiện nay số học sinh giỏi văn có chiều hướng ngày càng giảm đi, mà chất lượng của những em được công nhận cũng không cao, số bài viết giàu “chất văn” ngày càng hiếm mà nguyên nhân một phần là do phụ huynh không muốn cho con đi học môn văn vì sau này ít có cơ hội chọn nghề; học sinh thì không có hứng thú vì không tìm thấy sự hấp dẫn ở môn văn, hơn nữa học môn văn thường điểm không cao (vì giáo viên chỉ hay cho thang điểm 5-6-7, hiếm khi được điểm 8 điểm 9 cho dù học sinh đã có những cố gắng). Còn người dạy thì cứng nhắc, rập khuôn, làm hạn chế sức sáng tạo của học sinh, (vì em nào viết văn phải theo như đáp án mới cao điểm). Vì thế tui muốn cùng các đồng nghiệp trao đổi một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9. Tuy nhiên trong khuôn khổ của một đề tài, tui chỉ dám đề cập đến vấn đề hướng dẫn cho học sinh cách cảm thụ thơ để từ đó rèn kỹ năng viết văn.
B/PHẦN NỘI DUNG
1/ Thực trạng:
Hiện nay, phần lớn học sinh không thích học văn nên thường học qua loa, đối phó, không nắm được các giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của các tác phẩm, không nhớ tác phẩm đó của ai, hoàn cảnh sáng tác như thế nào? thậm chí nếu văn tác phẩm là thơ thì cũng không thèm học thuộc (cho dù những bài thơ thật hay). Những nét khái quát của tác phẩm không nắm được thì không có gì để viết, dẫn đến bài viết cùng kiệt ý; văn viết khô khan, trần trụi; nghĩ sao viết vậy chứ không biết gọt dũa, không biết dùng các biện pháp tu từ thích hợp để cho bài viết sinh động.Thực trạng này đã được nhiều người tâm huyết với nghề trao đổi trên diễn đàn của báo Giáo dục & Thời đại, và lý do đưa ra cũng khá phong phú, đa dạng, song tập trung chủ yếu vào các nguyên nhân sau:
2/ Nguyên nhân
-Người dạy văn chưa truyền được cái hay của tác phẩm văn chương sang cho người học (kể cả cách cảm thụ cũng như kỹ năng viết những câu văn giàu hình tượng)
-Chưa trang bị những kiến thức cơ bản về các thể loại văn học cho học sinh nên phần lớn học sinh hiểu trong văn học cũng như ngoài đời, do đó dẫn đến tình trạng khi làm văn “thấy sao viết vậy” ( nhất là trong văn miêu tả và văn tường thuật) mà thiếu đi sự chọn lọc, làm cho bài văn trở nên trần trụi, sa vào “chủ nghĩa tự nhiên”.
-Chưa phân biệt được ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viêt nên khi viết văn vẫn dùng từ như ngôn ngữ nói.
-Một số giáo viên chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm khi chấm, trả bài nên học sinh không nhận ra thiếu sót để sửa chữa cho những bài sau (thậm chí đọc bài hờì hợt, không phát hiện ra những tứ văn mới, những sáng tạo (dù nhỏ) của học sinh, do đó không có sự khuyến khích kịp thời (và đó cũng là lý do làm thui chột lòng ham thích học văn của các em).
Tất cả những lý do trên đây đã “góp phần không nhỏ” vào việc làm cho học sinh thích học văn ngày càng ít đi, vì thế mà trong một khoá học có hàng trăm em, nhưng để chọn 3-5 em đi bồi dưỡng học sinh giỏi văn thì đúng là “nhân tài như lá mùa thu” (đó là chưa kể có em giỏi văn nhưng lại muốn đi học bồi dưỡng kiến thức cho những môn “thời thượng” hơn) cho nên để có học sinh giỏi văn thật khó lắm thay!
Từ thực tế trên, qua những việc đã làm của bản thân, tui muốn được cùng các đồng nghiệp chia sẻ, trao đổi để ngày càng có nhiều học sinh “chịu” học văn hơn, do đó , tui mạnh dạn đề xuất một số biện pháp mà bản thân tui đã làm trong thời gian qua như sau:
3/ Hướng giải quyết
Trình tự các bước từ khâu chọn học sinh đi bồi dưỡng đến việc hướng dẫn cách cảm thụ và rèn luyện cho học sinh kỹ năng viết văn như sau:
- Bước 1: Phát hiện những học sinh có khả năng cảm thụ văn học:
Qua một thời gian dạy, sau những bài kiểm tra và bài viết, em nào có cách diễn đạt linh hoạt, không viết lại những nội dung mà giáo viên đã cho ghi khi học, không theo khuôn mẫu nào...thì giáo viên nên khuyến khích, động viên (có thể cho điểm cao, mặc dù bài viết chưa xứng đáng như thế) để các em mạnh dạn viết theo cách hiểu, cách cảm của mình, có như thế mới phát huy được tính sáng tạo trong học sinh. Mà muốn cho học sinh biết cảm thụ thì trước hết người dạy phải đem được cái hay của văn chương đến cho người học, giúp cho học sinh kỹ năng cảm thụ cái hay cái đẹp của tác phẩm qua những biện pháp tu từ mà tác giả đã dụng công sử dụng.(lưu ý là những em đạt điểm cao trong các bài kiểm tra và các bài làm văn không đồng nhất với những em ta sẽ chọn đi bồi dưỡng văn. Vì điểm cao là chỉ mới biểu hiện của việc nắm được kiến thức và đạt chuẩn theo đáp án chứ chưa hẳn là biết cảm thụ)
Khi chọn nên lấy rộng hơn một chút để tránh bỏ sót. Sau khi đã bồi dưỡng một thời gian,giáo viên đã phần nào biết được sức học của các em; biết được em nào nhạy cảm, tinh tế trong cách hiểu, cách cảm thì có thể tổ chức thi đợt 1 để loại dần (để dành thời gian tập trung cho việc bồi dưỡng những em còn lại)
Thường, những em học giỏi là những em luôn khát khao bay vào thế giới tri thức, ham hiểu biết, muốn khám phá và đó cũng chính là những em biết thưởng thức cái đẹp, có tâm hồn trong sáng, lãng mạn nên bài viết thường đậm chất nhân văn, vì thế sau khi được tiếp xúc với những tác phẩm giàu tính nghệ thuật, thấm đẫm tinh thần nhân đạo thì các em đã phần nào cảm thụ được cái hay của tác phẩm, chỉ cần giáo viên hướng dẫn các em cách tiếp cận, cách khai thác là các em có thể chiếm lĩnh tác phẩm(ở đây chỉ bàn về việc tiếp cận các tác phẩm là thơ).
-Bước 2: Giúp học sinh nhận biết một số “tín hiệu”để có cơ sở hiểu các tầng nghĩa mà người viết muốn gửi gắm:
Để có quan điểm đúng khi tiếp cận tác phẩm, giáo viên cần cho học sinh thấy được mối quan hệ giữa “cảnh” và “tình” trong dụng ý tả cảnh của tác giả.
Quan điểm đó đã được đại thi hào Nguyễn Du viết:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?
Ví dụ, khi miêu tả cái buồn, muốn làm cho người đọc thấy được cái buồn đang từng ngày từng giờ gặm nhắm tâm hồn con người, làm cho người ta có cảm giác thời gian trôi đi chậm chạp, dài lê thê... thì Nguyễn Du viết :
“Sầu đong càng lắc, càng đầy
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê”.
Nhưng nếu tâm trạng vui thì thường chúng ta lại thấy nó trôi qua rất nhanh, cho nên mới có ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top