Download miễn phí Bài giảng Sinh lý cơ và dây thần kinh





Co cứng cơvân ởngười được gây ra bằng một loạt xung thần kinh với tần số
không dưới 20 xung/giây. Tần sốcác xung thích hợp nhất đểgây co cứng ởngười giao
động từ115 đến 200 xung/giây. Cơchếtạo ra co cứng được giải thích nhưsau: Khi
khoảng cách giữa các xung kích thích vào dây thần kinh vận động truyền đến cơdài hơn
thời gian co cơ đơn giản, thì cơvân kịp co lại và giãn ra. Trong trường hợp này ta ghi
được co cơ đơn độc. Khi khoảng cách giữa các xung kích thích ngắn hơn thời gian co cơ
đơn giản, thì cơco lại khi nhận được kích thích và chưa kịp giãn ra đã bịmột xung động
mới truyền đến gây co tiếp. Các lần co cơnối tiếp nhau trong trường hợp này sẽchồng
lên nhau và tạo ra một đường co cơtổng hợp có biên độcao dần.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


actin đã gây ra sự co cơ. Những tận cùng của các sợi actin gắn vào vạch Z. Từ vạch Z,
các sợi actin đi về hai phía và cài vào giữa các sợi myosin.Vạch Z đi qua tất cả tơ cơ và
bám vào màng sợi cơ. Vạch Z có nhiệm vụ gắn các tơ cơ của sợi cơ lại với nhau làm cho
sợi cơ cũng có những giải tối và sáng. Phần của tơ cơ nằm giữa hai vạch Z liên tiếp được
gọi là đơn vị co cơ (sarcomere). Sợi myosin gồm nhiều phân tử myosin. Mỗi phân tử
myosin có trọng lượng phân tử khoảng 450.000, dài 150-160 nm gồm 6 chuỗi polypeptid,
trong đó hai chuỗi nặng và 4 chuỗi nhẹ. Hai chuỗi nặng xoắn vào nhau tạo ra dây xoắn
kép. Ở một đầu dây, mỗi chuỗi nặng gấp lại tạo thành phần đầu hình cầu của phân tử
myosin. Như vậy, mỗi dãy xoắn kép của phân tử myosin có hai đầu nằm cạnh nhau. Phần
kéo dài của dây xoắn gọi là đuôi. Bốn chuỗi nhẹ nằm ở phần đầu myosin, mỗi đầu có hai
chuỗi. Những chuỗi nhẹ này giúp kiểm soát chức năng của đầu myosin trong quá trình co
cơ.
Mỗi sợi myosin gồm khoảng 200 phân tử myosin, trong đó đuôi của các phân tử
bó lại với nhau tạo thành thân của sợi myosin, còn các đầu myosin thì nhô ra phía ngoài
của thân. Một phần của dây xoắn kép nhô ra ngoài cùng với đầu myosin gọi là tay (arm).
Đầu myosin và tay tạo thành cầu nối ngang (cross- bridge). Cầu nối có thể uốn được ở
hai điểm gọi là bản lề, một ở chỗ tay nối với thân và một ở chỗ đầu nối với tay. Bản lề ở
tay làm cho đầu myosin có thế vươn ra xa hay đưa lại gần thân myosin còn bản lề ở đầu
tham gia vào quá trình co cơ.
Chiều dài của mỗi sợi myosin khoảng 1,6 micromet. Ở phần chính giữa của sợi
myosin với chiều dài khoảng 0,2 micromet, các cầu nối không có đầu, vì ở đây các tay
xuất phát từ trung tâm và hướng về hai đầu của sợi myosin. Bản thân sợi myosin cũng bị
vặn xoắn sao cho mỗi cầu nối bị lệch khỏi trục 1200 so với cầu nối ở trước nó. Như vậy,
các cầu nối trải ra theo mọi hướng quanh sợi myosin. Myosin có hai đặc tính quan trọng,
đó là đầu myosin hoạt động như một enzym ATPase và có khả năng kết hợp với actin.
Sợi actin cấu tạo từ actin, tropomyosin và troponin. Actin tồn tại dưới hai dạng:
actin G (hình cầu) và actin F (hình sợi). Actin F là polyme của các actin G. Khung của
sợi actin là phân tử actin F xoắn kép. Chiều dài của mỗi vòng xoắn khoảng 70 nm. Mỗi
chuỗi của dây xoắn kép actin F gồm nhiều phân tử actin G trùng hợp (có khoảng 13 phân
tử actin G trong mỗi vòng xoắn). Actin G có trọng lượng phân tử 46.000. Gắn với mỗi
phân tử actin G là một phân tử ADP. Chính các phân tử ADP này là những vị trí hoạt
động của các sợi actin, là nơi các cầu nối của sợi myosin sẽ tác động vào để gây co cơ.
Các vị trí hoạt động xếp theo hình chữ chi trên toàn bộ sợi actin, cách nhau khoảng 2,7
nm. Mỗi sợi actin dài khoảng 1 micromet. Một đầu của sợi luồn sâu vào vạch Z, đầu kia
cài vào khoảng giữa các sợi myosin của sarcomere ở kề bên.
Tropomyosin là protein có trọng lượng phân tử 70.000. Các phân tử này nối lỏng
lẻo với dây xoắn kép actin F và quấn quanh nó. Ở trạng thái nghỉ, các phân tử
tropomyosin nằm ở đỉnh của các vị trí hoạt động của dãy xoắn actin để ngăn không cho
sự tác động qua lại giữa sợi actin và myosin có thể xảy ra. Mỗi phân tử tropomyosin phủ
lên 7 vị trí hoạt động.
Troponin là một phân tử hình cầu gồm 3 tiểu đơn vị: troponin I (TpI), troponin T
(TpT) và troponin C (TpC). Mỗi tiểu đơn vị là một chuỗi polypeptid có chức năng riêng
biệt. Troponin I có tác dụng ức chế sự tương tác giữa actin và myosin, troponin T có chức
năng kết hợp với tropomyosin và troponin C với ion Ca++.
Hình 10.1. Sơ đồ cấu tạo của sợi myosin (A) và sợi actin (B)
3). Hệ thống T và lưới cơ tương
Từ màng tế bào cơ có nhiều ống lồi vào trong tế bào. Các ống này chạy ngang qua
tế bào, tới vạch Z của tơ cơ hay tới chỗ nối A-I. Ống ngang chính là sự mở rộng của
màng tế bào vào bên trong, do đó khi điện thế hoạt động lan truyền qua màng sợi cơ, nó
sẽ truyền qua các ống ngang vào sâu bên trong của sợi cơ. Hệ thống phức tạp của các ống
ngang này được gọi là hệ thống T.
Bao quanh mỗi sarcomere là một khoang màng kép, nhẵn, có lỗ. Ở các loài động
vật có vú khoang này bao bọc tơ cơ ở vùng giữa hai chỗ nối A-I. Ở hai cực khoang có các
bể tận. Các bể tận của khoang nối thông với nhau và với hệ thống T. Hệ thống các
khoang này được gọi là lưới cơ tương. Trong mạng lưới cơ tương có enzym Ca++ -
ATPase. Chức năng của enzym này là vận chuyển các Ca++. Trong lưới cơ tương còn có
các protein kết hợp với Ca++. Một trong các protein này được gọi là calsequetrin. Nhờ hệ
thống T và lưới cơ tương mà các xung động thần kinh từ dây thần kinh đến cơ vân được
nhanh chóng truyền từ màng tế bào cơ qua hệ thống T đến lưới cơ tương, gây giải phóng
các ion Ca++ từ các bể tận đến tiếp xúc với các tơ cơ.
10.1.4.2. Những đặc tính và chức năng của cơ vân
Cơ vân là phần chủ động của bộ máy đỡ - vận động mà thành phần của nó bao
gồm cơ vân, xương và gân. Kết quả hoạt động co của cơ vân xảy ra dưới ảnh hưởng của
các xung động đi từ hệ thần kinh trung ương có thể dẫn tới sự di chuyển của cơ thể trong
không gian, sự chuyển dời các bộ phận trong cơ thể tương đối với nhau và duy trì tư thế.
Ngoài ra, một trong những kết quả của sự co cơ là sản sinh ra nhiệt, bởi vậy khi cơ làm
việc giải phóng một lượng nhiệt rất lớn. Cơ vân ở người cũng như ở tất cả động có
xương sống có các đặc tính chủ yếu sau đây: tính hưng phấn, tính dẫn truyền, tính co và
tính đàn hồi.
Tính hưng phấn của cơ vân đó là khả năng đáp ứng lại tác dụng của các kích thích
bằng sự thay đổi tính thấm của màng đối với các ion và điện thế màng. Trong điều kiện
tự nhiên cơ hưng phấn dưới ảnh hưởng của các xung động thần kinh được truyền theo các
dây thần kinh vận động đến cơ. Cơ hưng phấn khi kích thích trực tiếp hay gián tiếp lên cơ
bằng các kích thích khác nhau như cơ học, nhiệt học, hoá học, dòng điện v.v…
Tính dẫn truyền của cơ vân đó là khả năng dẫn truyền điện thế hoạt động dọc theo
toàn bộ sợi cơ. Tốc độ dẫn truyền hưng phấn của cơ ếch 3-4 m/giây, còn ở cơ của động
vật đồng nhiệt là 12-13 m/giây.
Tính co của cơ vân đó là khả năng co hay thay đổi trương lực cơ khi hưng phấn.
Tính đàn hồi của cơ vân được thể hiện bằng khả năng chống lại sự biến dạng khi
co và giãn để duy trì trạng thái ban đầu. Dưới tác dụng của một lực, cơ thay đổi hình
dạng, ngừng tác dụng của lực, cơ trở về trạng thái ban đầu. Tính đàn hồi của cơ vân có
giới hạn, quá giới hạn đó cơ không thể trở lại hình dáng ban đầu được nữa. Nếu cơ bị kéo
dài quá 40% chiều dài của nó thì các vạch Z bị phá huỷ, cơ mất tính đàn hồi và chết. Bình
thường, ở trạng thái nghỉ cơ luôn chịu sức kéo từ hai đầu bám của nó, nên cơ luôn ở trạng
thái trương lực nhất định. Trạng thái trương lực này còn được duy trì nhờ có cơ chế điều
hoà trương lực cơ từ phía h
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top