Download miễn phí Báo cáo thực tập Khảo sát thực địa địa chất





Contents
Phần mở đầu. 2
1.Mục đích, yêu cầu. 2
2. Địa điểm thời gian thực địa. 2
Chương I. Khái quát khu vực thực địa. 4
I-Tỉnh Thanh Hóa 4
1- Vị trí địa lý 5
2-Tài nguyên thiên nhiên. 5
Tài nguyên thiên nhiên 5
3.Đặc điểm chính về kinh tế- xã hội. 5
a) Công nghiệp 6
b) Nông nghiệp 6
c) Lâm nghiệp 6
d) Ngư nghiệp 7
e) Dịch vụ 7
f) Thương mại dịch vụ 7
g) Giao thông 7
II-Tỉnh Quảng Ninh 8
1. Vị trí địa lí 9
. 9
a) Lịch sử 10
b) Hành chính 10
c) Vị trí địa lí 11
d) Địa hình 12
2.Đặc điểm chinh về kinh tế- xã hội. 12
a) Địa lý Vị trí 13
b) Địa hình 14
c) Khí hậu, thời tiết 14
d)Hệ thống sông ngòi 14
e) Các đơn vị hành chính 15
f) Dân cư 16
Chương II- Thực địa địa chất. 16
**Liên đại (địa chất) 16
1.Thanh Hoá. 17
a. Địa hình, địa mạo 17
b. Thanh Hoá- đứt gãy sông Mã. 18
2- Quảng Ninh 34
a.Địa chất địa mạo 34
* Lịch sử kiến tạo 34
* Địa chất địa mạo 35
Di chỉ khảo cổ và chứng tích lịch sử 35
*Di chỉ khảo cổ 35
b. Quảng Ninh – Gía trị địa chất, địa mạo Vịnh Hạ Long. 37
3- Lạng Sơn- Hoạt động tân kiến tạo và hiện trạng xói lở bồi tụ trong thung lũng sông Kì Cùng ( Đoạn chảy qua thành phố Lạng Sơn). 41
a. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình xói lở bồi tụ 41
2. Sự có mặt của các bậc thềm 36
3.Đặc điểm xói lở, bồi tụ 37
a) Các đoạn xói lở không theo quy luật của dòng chảy 37
4.Hoạt động tân kiến 39
5. Kết luận. 1
Chương III- Thực địa về việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên. 2
1- Mỏ than Hà Tu 2
Công ty cổ phần than Hà Tu 3
2- Vịnh Hạ Long 4
 Truyền thuyết về vịnh Hạ Long 5
 Điều kiện tự nhiên và xã hội 6
-Vị trí: 6
Môi trường và khí hậu: 6
Tên gọi Hạ Long qua các thời kỳ lịch sử: 7
Cảnh quan: 7
Biển và đảo: 8
Hang động: 11
Các tiềm năng của vịnh Hạ Long 15
*Tiềm năng du lịch, nghiên cứu 15
* Tiềm năng cảng biển và giao thông thủy 16
 Di sản Việt Nam và thế giới 17
*Di sản quốc gia Việt Nam: 17
* Di sản thế giới lần 1: giá trị thẩm mỹ 17
* Di sản thế giới lần 2: giá trị địa chất địa mạo 17
* Đề cử di sản thế giới lần thứ 3 18
3- Núi Yên Tử 18
Trung tâm Phật giáo Việt Nam 19
Thắng cảnh 20
4- Chùa Côn Sơn -Hải Dương 22
a) Lịch sử 22
b) Kiến trúc 22
c) Bia chùa 24
5. Động Tam Thanh, động Nhị Thanh. (Lạng Sơn) 24
a- Động Tam Thanh 25
b-Động Nhị Thanh - Tuyệt phẩm của tạo hoá 25
Chương IV. Thực hành bản đồ ở núi Văn Vĩ 26
MỘT SỐ MẪU ĐÁ THU HOẠCH ĐƯỢC CỦA CHUYẾN ĐI 26
Phần kết luận. 28
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

là di tích các hang ngầm cổ, tiêu biểu là hang Sửng Sốt, động Tam Cung, động Lâu Đài, động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, Thiên Long, v.v. Nhóm 2 là các hang nền carxtơ tiêu biểu là Trinh Nữ, Bồ Nâu, Tiên Ông, Hang Trống v.v. Nhóm 3 là hệ thống các hàm ếch biển mà tiêu biểu như 3 hang thông nhau ở cụm hồ Ba Hầm, hang Luồn, Ba Hang v.v.
Carxtơ vịnh Hạ Long có ý nghĩa toàn cầu và có tính chất nền tảng cho khoa học địa mạo. Môi trường địa chất vịnh Hạ Long còn là nền tảng phát sinh các giá trị khác như đa dạng sinh học, văn hóa khảo cổ và các giá trị nhân văn khác.
Di chỉ khảo cổ và chứng tích lịch sử
*Di chỉ khảo cổ
Năm 1937, ông Vũ Xuân Tảo, một công nhân lò nấu thủy tinh, trong lúc đào cát để làm nguyên liệu chế tạo thủy tinh đã tình cờ phát hiện được một chiếc rìu đá trên đảo Ngọc Vừng. Phát hiện này đã gây xôn xao các nhà khảo cổ học Pháp thời ấy, bước đầu xác định Hạ Long không chỉ là kỳ quan thiên nhiên mà còn là cái nôi của người tiền sử. Những nghiên cứu từ phía các nhà khảo cổ học Andecxen người Thụy Điển và chị em nhà Colani người Pháp sau đó đã cho thấy những công cụ đá, đồ đựng bằng gốm, đồ trang sức bằng đá và xương được phát hiện, thu thập ở Hạ Long đều thuộc thời đại hậu kỳ đá mới. Những di chỉ khảo cổ tại vịnh Hạ Long ban đầu được các nhà khoa học Pháp xếp vào khái niệm văn hóa Danhdola, trong đó Danhdola là tên đảo Ngọc Vừng do người Pháp đặt.
Khi miền Bắc Việt Nam được giải phóng, các nhà khoa học Việt Nam và các chuyên gia khảo cổ học Liên Xô đã tiến hành nhiều cuộc thám sát điều tra trên diện rộng, qui mô lớn trong khu vực vịnh Hạ Long và vùng lân cận. Những cuộc khảo sát năm 1960 đã phát hiện tại di chỉ Tấn Mài trên vùng Vịnh những mảnh ghè của người vượn và tiếp đó là khai quật được những mũi tên đồng từ thời Hùng Vương. Những kết quả nghiên cứu đó đã cho phép khẳng định về một nền văn hóa Hạ Long cách nay khoảng từ 3.500-5.000 năm.
Từ 1960 đến nay, sự thám sát và nghiên cứu rộng mở về khảo cổ học, văn hóa học tại trên 40 địa điểm, bao gồm trong đó Đồng Mang, Xích Thổ, Cột 8, Cái Dăm (thành phố Hạ Long) Soi Nhụ, Thoi Giếng (Móng Cái), Hà Giắt (Vân Đồn), hòn Hai Cô Tiên v.v. đã đưa đến kết luận quan trọng chứng minh cho sự tồn tại của người tiền sử trên vùng vịnh Hạ Long lùi xa hơn nữa. Không chỉ có một văn hóa Hạ Long từ khoảng 3-5 thiên niên kỷ trước, còn có nền văn hóa Soi Nhụ cách ngày nay trong khoảng 18.000-7.000 năm trước Công Nguyên, phân bố rộng trong khu vực vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long với các di chỉ tiêu biểu tại Mê Cung, Tiên Ông, Thiên Long. Các di vật còn lại chủ yếu là sản phẩm đã được sử dụng làm thức ăn như ốc núi (cyclophorus) và ốc suối (melania), một số hóa thạch của nhuyễn thể nước ngọt và một số công cụ lao động thô sơ tích tụ cấu tạo thành tầng văn hóa. Các nhà khoa học nhận thấy, cách sống chủ yếu của cư dân Soi Nhụ là bắt sò ốc, hái lượm, đào củ, đào rễ cây, biết bắt cá nhưng chưa có nghề đánh cá. So sánh với các cư dân văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn đương thời thì cư dân Soi Nhụ sống gần biển hơn nên chịu sự chi phối từ biển nhiều hơn, trực tiếp hơn.
Bên cạnh nền văn hóa Soi Nhụ không thể không nói đến Văn hóa Cái Bèo, cách ngày nay 7000-5000 năm trước Công Nguyên, được coi như giai đoạn gạch nối giữa văn hóa Soi Nhụ trước đó và văn hóa Hạ Long về sau. Di chỉ khảo cổ Cái Bèo tập trung chủ yếu thuộc đảo Cát Bà (Hải Phòng) và Giáp Khẩu, Hà Gián thuộc vịnh Hạ Long. Văn hóa Cái Bèo là một trong những bằng chứng chắc chắn về sự đương đầu với biển khơi từ rất sớm của người Việt cổ, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố, sắc thái khác biệt vào một dòng văn hóa đá cuội truyền thống rất lâu đời trong khu vực Việt Nam và Đông Nam Á. cách cư trú và sinh sống của người cổ đại Cái Bèo ngoài săn bắt hái lượm đã có thêm nghề khai thác sản vật từ biển.
Tiếp nối không gián đoạn trong suốt tiến trình sơ sử, ba nền văn hóa mang tên Soi Nhụ-Cái Bèo-Hạ Long trên khu vực vịnh Hạ Long chứa đựng những giá trị nhất định, cho thấy vịnh Hạ Long và khu vực lân cận một thời đã từng là một cái nôi văn hóa của nhân loại. Những đặc điểm của nền văn hóa này chưa được giải mã toàn diện, và những kết quả thám sát khảo cổ học trong những năm gần đây vẫn tiếp tục hé lộ những bất ngờ mới mà một trong số đó là sự phát hiện di chỉ Đông Trong vào năm 2006. Trong một hang động tại Đông Trong, các nhà khảo cổ học phát hiện được di cốt người tiền sử, rìu đá, mảnh nồi gốm, trầm tích nhuyễn thể được sử dụng làm thức ăn và hàng trăm hạt chuỗi làm từ vỏ ốc, là một trong ba khu vực trên vùng vịnh Hạ Long tìm thấy di cốt người tiền sử sau Soi Nhụ và hòn Hai Cô Tiên.
b. Quảng Ninh – Gía trị địa chất, địa mạo Vịnh Hạ Long.
Vịnh Hạ Long không chỉ nổi tiếng bởi giá trị cảnh quan tự nhiên đã được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới mà còn nổi bật bởi giá trị địa chất, địa mạo, đặc biệt là giá trị địa mạo Karst. Giá trị địa chất, địa mạo Vịnh Hạ Long mang tầm quốc tế và độc nhất vô nhị trên toàn thế giới.
Vết trượt một dạng địa hình Kast trên Vịnh Hạ Long
     Giá trị địa chất khu vực
     Vịnh Hạ Long, các đảo phụ cận và vùng ven bờ Vịnh bao gồm nhiều hệ tầng trầm tích có nguồn gốc lục địa và cacbonat, có tuổi từ 500 triệu năm trước đến ngày nay. Đó là những trang sử đá ghi lại những biến cố vĩ đại của các quá trình địa chất khu vực xảy ra, được thể hiện qua các đặc điểm màu sắc, thành phần vật chất, sự sắp xếp, cấu tạo các lớp đá, các di tích hóa thạch còn được bảo tồn cho đến ngày nay.
       Nhiều hệ tầng trầm tích chứa đựng các vết tích cổ sinh vật dưới các dạng hóa thạch khác nhau, trong đó có những nhóm ngành động, thực vật đã bị tiêu diệt hoàn toàn hay gần như bị tiêu diệt hoàn toàn trên trái đất. Đó là kho báu để tìm hiểu về quá trình phát triển, tiến hóa của sự sống trên trái đất tại khu vực này.
      Về cấu trúc địa chất, khu vực Vịnh Hạ Long nằm trong phạm vi đới Duyên Hải, chịu vận động nghịch đảo, tạo sơn cách nay khoảng 340 đến 285 triệu năm trước.
Uốn nếp đứt gãy
    Giá trị địa chất Đệ tứ và địa chất biển
     Khu vực Vịnh Hạ Long có nhiều nét độc đáo về địa chất thuộc kỷ Đệ tứ: Các hệ tầng trầm tích kỷ Đệ tứ, các bề mặt thềm biển nâng cao, các bề mặt đồng bằng phân bậc nằm chìm, các hệ thống thung lũng sông cổ bảo tồn dưới dạng các luồng lạch kế thừa dưới đáy Vịnh, hệ thống hang động và trầm tích hang động, các ngấn biển cổ dưới dạng các hàm ếch và các hệ hầu hà cổ bám trên vách đá là những vật chứng sống động về các sự kiện địa chất Đệ tứ.
     Dưới góc độ địa chất biển ven bờ, Vịnh Hạ Long được ghi nhận như là một bồn tích tụ hiện đại, được tạo nên không phải từ những mũi nhô của lục địa, mà nhờ sự tồn tại của hệ thống đảo chắn ngoài. Tại đây, ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top