Download miễn phí Hiệu quả của thông tin trong quản trị





Chúng ta đang sống trong một xã hội liên tục bị ảnh hưởng bởi những thảm họa tự nhiên như bão, sóng thần, cháy rừng, và những cuộc khủng hoảng trong các công ty, ví dụ như ngộ độc thực phẩm, các hoạt động phi pháp của các công ty, hay khủng bố. Bất kể bạn sống ở đâu hay làm công việc gì, những thảm họa khác nhau đều có khả năng làm gián đoạn cuộc sống của bạn một cách đáng kể. Không có một tổ chức hay công ty nào, dù thuộc về công cộng hay cá nhân, có thể hoàn toàn tránh khỏi các thảm họa.
 
Nếu chúng ta không nghiên cứu các cách truyền đạt thông tin trong tình trạng khủng hoảng, các công ty và nhiều người có liên quan rất có thể sẽ bị bất ngờ, hoảng sợ, và chán nản khi gặp phải một cuộc khủng hoảng. Trên thực tế, có một vài công ty truyền đạt thông tin rất kém khi khủng hoảng xảy ra, và vì thế, các công ty này mãi mãi bị yếu đi, vì họ mất sự tin tưởng của các thành viên và của quần chúng.
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

một nhà văn, một nhà giáo nổi tiếng của Mỹ từng nói: "Chúng ta đi dạo với tấm biển quảng cáo đề trước trán rằng "Hãy đánh giá cao tôi". Nhưng dường như chúng ta lại luôn có xu hướng thay thế cái vỗ nhẹ vào lưng để khuyến khích động viên nhân viên của mình bởi những email lạnh lùng Thank và khen họ đã làm tốt công việc. Không gì có khích lệ nhân viên của bạn hơn là việc họ nhìn thấy chính bạn động viên, đánh giá cao họ trước mặt người khác".
Do đó, nếu như nhận viên của bạn đã thực hiện tốt công việc trong thời gian gần đây và hoàn thành những bản báo cáo tuyệt vời, hãy tới phòng làm việc của và chúc mừng họ hơn là gọi điện. Dù chỉ để nói duy nhất từ Thank và vỗ nhẹ vào lưng, nhưng điều đó làm phấn chấn tinh thần làm việc của nhân viên rất nhiều. Mặt khác, nó cũng tạo ra một cảm giác hứng khởi thích thú khi những người khác hỏi xem có việc gì mà sếp phải thân chinh tới gặp.
Do đó, thật khó để tạo dựng mối quan hệ tốt thông qua email. Sẽ tốt hơn nhiều nếu như ông chủ khen ngợi đánh giá cao tui một cách trực tiếp
b) Chỉ trích hay đưa ra phản hồi
Khi bạn đưa ra một thông tin phản hồi thông qua email hay điện thoại, sẽ có lúc người nhận sẽ có nhận thức hoàn toàn khác về những thông tin mà bạn gửi tới, hiểu nhầm hay hiểu một cách lơ mơ, không rõ ràng. Điều này chắc chắn sẽ bị thổi phồng lên khi bạn không truyền thông trực tiếp với nhân viên.
Người đọc thư hay người nghe điện thoại có thể nghĩ rằng bạn là một vị lãnh đạo lạnh lùng, bàng quan, lãnh đạm và đó hẳn là lý do vì sao bạn tránh gặp trực tiếp họ để thảo luận vấn đề. Một cuộc gặp trực tiếp mặt đối mặt sẽ trao cho bạn cơ hội đối thoại thành công với người khác, trong khi những cách truyền thông khác rất nhạy cảm và có tính chất ngoại giao khách sáo.
Nhiều lãnh đạo thường sử dụng email tới cấp dưới để tránh đối mặt với vấn đề thực tế. Nhưng trên thực tế, nếu như khi cấp dưới không đạt được mục tiêu mà bạn đề ra cho họ, hẳn bạn sẽ muốn họ nói trực tiếp với bạn hơn là giải thích qua email.
c) Khi giao trách nhiệm mới
Khi bạn giao trách nhiệm cho cấp dưới thông qua email hay điện thoại, điều này dễ gây ra một rủi ro. Đó là những thông điệp mà bạn gửi đi có thể bị sai lệch hay giảm bớt thông tin. Đừng ngạc nhiên nếu như nhóm của bạn làm việc như thể họ không phải là người có trách nhiệm thực thi công việc mà bạn giao hay không hoàn thành các nhiệm vụ đúng thời hạn nếu như bạn không nói trực tiếp.
Ngữ điệu của giọng nói, các cử chỉ biểu hiện trên khuôn mặt và liên lạc bằng mắt có thể giúp nhân viên của bạn hiểu được tầm quan trọng của nhiệm vụ mà bạn giao cho họ. Từ đó, họ sẽ tự đánh giá được rằng việc hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn có cần thiết hay không.
Delhi-based Ashu Gosh, quản lí của công ty tư vấn  Aviar IT cho hay: "Chúng tui thường áp dụng những cuộc gọi thảo luận, hội thảo trên băng video hay các cuộc gặp trên mạng, nhưng theo kinh nghiệm của tôi, không có hình thức nào có tác dụng và ảnh hưởng hơn một cuộc gặp trực tiếp cả nhóm".
d) Thay đổi tình thế khi gặp trục trặc với đối tác.
Nếu tổ chức của bạn không cung cấp sản phẩm theo đúng như mong đợi của đối tác tức là mối quan hệ của tổ chức bạn với họ đang bị đặt trong một mối nguy. Một bức email xin lỗi không đủ đáp ứng và khắc phục một tình huống nhạy cảm như thế này. Nếu có thể, hãy tới phòng làm việc của họ. Đừng gọi cho họ để giải thích, mà hãy tái khẳng định việc họ tin tưởng vào bạn không phải là đặt nhầm chỗ. Đối tác của bạn sẽ rất ngạc nhiên và hài lòng khi bạn dành thời gian đến tận nơi với họ, đặc biệt khi  xảy ra vấn đề không hay.
"Hàng ngày, tui thường liên lạc với một đối tác qua email mà không bao giờ tìm hiểu rằng người đó là nam hay nữ. Khi một bản báo cáo tui định gửi bị trì hoãn, tui đưa ra một lời bình luận khiếm nhã. tui tưởng rằng đó là một người đàn ông, ai dè, trên thực tế, đó lại là một phụ nữ và điều đó làm cho cô ấy cảm giác bị xúc phạm". Deepak M.L, nhà quản lí của Convergys cho hay.
e) Khi giải quyết các cuộc xung đột
Hầu như không có tổ chức nào là không xảy ra các xung đột ở nơi làm việc. Việc thiếu các cuộc giao tiếp liên cá nhân sẽ càng làm tình huống thêm xấu đi. Trong giao tiếp, 55% ý nghĩa đến từ ngôn ngữ cơ thể và những biểu hiện trên khuôn mặt, 38% đến từ ngữ điệu của lời nói. Chỉ có 7% ý nghĩa của một cuộc tương tác đến từ bản thân ý nghĩa của những từ ngữ đó. Vì vậy, việc cố gắng giải quyết các cuộc xung đột ở nơi làm việc là một "sáng kiến" tồi.
Phong cách giao tiếp của bạn thể hiện rất nhiều về bạn với tư cách là một người chuyên nghiệp, một chuyên gia, một lãnh đạo. Nhà văn Mỹ Ralph Waldo Emerson từng nói rằng: "Bạn luôn luôn nằm trong vòng kiểm tra và tầm kiểm soát của người người xung quanh bạn. Họ sẽ chính là người đánh giá, công nhận hay phủ nhận giá trị của bạn. Vì vậy thay vì ngồi thoải mái trong phòng làm việc, bạn hãy xây dựng mối quan hệ tin cậy bằng việc đối thoại trực tiếp mặt đối mặt".
Vậy để mục đích truyền thông trong nội bộ doanh nghiệp đạt hiệu quả, các nhà quản trị phải phối hợp thực hiện cách truyền thông trực tiếp truyền thống và cách thức truyền thông hiện đại. Phải phối hợp thực hiện có chủ động để đạt được kết quả tốt nhất.
2. Truyền thông bên ngoài doanh nghiệp:
Truyền thông ra bên ngoài là một trong những vấn đề quyết định sự thành bại của công ty. Một sản phẩm muốn đến với người tiêu dùng thì không còn con đường nào khác ngoài truyền thông, quảng cáo.
Hơn 02 thập kỷ qua, Việt Nam đã chuyển đổi nhanh chóng từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cũng trong quá trình phát triển như vậy Việt Nam đã có những cú đột phá mạnh trên lĩnh vực thông tin truyền thông. Số lượng các cơ sở thông tin - truyền thông không ngừng tăng lên và ngày càng đa dạng.
Lấy ví dụ trong ngành báo giấy, Việt Nam có 553 cơ quan với hơn 713 ấn bản vào năm 2005 – tăng từ 450 cơ quan và 563 ấn bản trong năm 2000. Trong ngành phát thanh truyền hình, đến năm 2005, có khoảng 80 đài phát thanh/truyền hình cấp tỉnh thành, khu vực và quốc gia. Công nghệ mới, đặc biệt là truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh và Internet, cũng đang tạo ra những dịch vụ hay ngành nghề truyền thông mới.
Bên cạnh đó, nhu cầu về các hoạt động kinh tế dựa trên truyền thông – như quảng cáo, PR, xây dựng nhãn hiệu, tiếp thị, truyền thông doanh nghiệp – trong xã hội đang tăng mạnh. Theo một cuộc khảo sát thị trường vào giữa thập niên 2000, Việt Nam có hàng trăm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực PR và quảng cáo, với mức tăng trưởng hàng năm đạt khoảng 30%. Khoảng 2/3 công ty quốc doanh và hơn 3/4 công ty tư nhân trong cuộc khảo sát này đã sử dụng các dịch vụ PR.
Qua những con số trên, chúng ta có thể phần nào thấy được tầm quan trọng của công việc truyền thông đối với mỗi doanh nghiệp. Nhưng ngày nay, khi xã hội càn...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán VIG Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Đánh Giá Hiệu Quả Của Composite Ủ Từ Xơ Dừa Và Phân Bò Bổ Sung Chế Phẩm BIO F Trên Cây Cà Chua Khoa học kỹ thuật 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả bán hàng của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Toàn Phượng Luận văn Kinh tế 0
D Pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam bằng mô hình DEA Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam sau M&A Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thạc sĩ kinh tế Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top