Download miễn phí Giáo trình Quản trị mạng - Cài đặt và thiết lập mạng windows 2000





Bản ghi PTR (bản ghi con trỏ), hay còn gọi là bản ghi Reverse host. Bản ghi PTR cũng tương tự như bản ghi A, chỉ khác là bản ghi A để tra cứu địa chỉ IP được liên kết với một tên máy, trong khi bản ghi PTR cho phép ta tra cứu một tên máy được liên kết với một địa chỉ IP cụ thể. Trong hình 7.20 ta thấy địa chỉ IP 192.168.0.150 được gắn cho máy: May110.khoatin.org
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

the following IP address để thiết lập chế độ đặt địa chỉ IP tĩnh, sau đó gõ địa chỉ IP vào ô IP address, gõ mặt nạ mạng vào ô: Subnet Mask.
Chú ý:
Trên hình 7.2 ta thấy có mục File and Printer Sharing for Microsoft Networks, khi được chọn có nghĩa là cho phép các người dùng khác trên mạng được phép sử dụng các thư mục và máy in chia sẻ của máy tính này. Nếu mục này không được chọn, thì cho dù máy tính này có chia sẻ các thư mục và máy in, thì các máy tính khác cũng không dùng được.
Hình 7.4. Cửa sổ thành phần cài đặt
Cũng trên hình 7.2, nếu chưa thấy dòng Internet Protocol (TCP/IP), tức là ta chưa cài đặt giao thức này. Để cài đặt giao thức này, từ cửa sổ hình 7.2 ta nhấn nút Install, cửa sổ hình 7.4 sẽ hiện ra để ta chọn các thành phần mạng có thể cài đặt. Vì cần cài đặt giao thức, nên ta chọn mục Protocol, rồi nhấn Add. Tiếp đó cửa sổ hình 7.5 hiện ra để chọn giao thức cần cài đặt, tại đây ta chọn Internet Protocol (TCP/IP), rồi nhấn OK. Sau đó cửa sổ hình 7.2 sẽ xuất hiện mục Internet Protocol (TCP/IP).
Hình 7.5. Cửa sổ chọn giao thức cài đặt
7.1.3. Kiểm tra cấu hình TCP/IP
Trước hết mở màn hình DOS, sau đó từ dấu mời DOS gõ các lệnh:
ipconfig: để kiểm tra cấu hình TCP/IP đã đặt cho máy này. Khi đó màn hình sẽ hiện ra những thông tin dạng sau:
Hình 7.6. Các thông tin về thiết lập cấu hình TCP/IP
ping: là một chương trình cho phép gửi một gói thông điệp ngắn đến một máy tính khác trên mạng, được dùng để kiểm tra thông mạng giữa các máy tính trong mạng, như trên hình 7.7 là ping đến một máy trong mạng có địa chỉ IP là 192.168.0.100. Nếu thấy màn hình hiện các dòng Reply... như hình 7.7, thì tức là máy tính được ping tới (trong trường hợp này là máy có địa chỉ IP: 192.168.0.100) đã nhận được gói dữ liệu và đã phản hồi lại những thông báo tới máy có gõ lệnh ping. Khi đó máy có gõ lệnh ping được xem là đã thông mạng.
Hình 7.7. Thông tin thông báo đã thông mạng
Hình 7.8. Thông tin thông báo chưa thông mạng
Còn nếu có hiện những dòng thông báo như hình 7.8, thì có thể là một trong những nguyên nhân thường gặp sau:
+ Địa chỉ IP của máy đích (là 192.168.0.100) chưa có trên mạng, hay địa chỉ này và địa chỉ của máy gõ lệnh ping không thuộc cùng một mạng (giả sử mạng này không có router). Khi đó ta phải kiểm tra lại và đặt cho chúng có cùng một địa chỉ mạng.
+ hay cũng có thể do đường dây mạng bị hỏng, hay chưa cắm dây mạng.
Chú ý: Nếu muốn ping đến một máy có địa chỉ mạng hoàn toàn khác địa chỉ mạng của máy gõ lệnh ping, thì tại mạng của máy gõ lệnh ping phải có router để định hướng thông tin ra ngoài.
Khi máy tính được nối mạng ngang hàng, nếu mở cửa sổ My Network Places ta sẽ thấy có thêm biểu tượng Computers Near Me như hình 7.9, để truy nhập ngay vào các máy tính khác trên mạng. Tuy nhiên ta cũng có thể truy nhập vào các máy tính trên mạng thông qua biểu tượng Entire Network như trong mô hình miền, nhưng phải thông qua nhiều bước.
Hình 7.9. Cửa sổ My Network Places của máy nối mạng ngang hàng
Khi đã có mạng ngang hàng, các thao tác chia sẻ thư mục và truy nhập vào thư mục chia sẻ, chia sẻ máy in và kết nối vào máy in chia sẻ, sử dụng máy in mạng, cũng được thực hiện tương tự như trong mô hình miền.
7.2. thiết lập mạng khách/chủ
7.2.1. Cài đặt máy chủ (Windows 2000 server)
Yêu cầu tối thiểu về phần cứng của Windows 2000 so với NT4 đã tăng lên rất nhiều. Nhưng với tốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghệ phần cứng hiện nay, thì việc chuẩn bị về phần cứng là không quan trọng, vì một máy tính bình thường với 128 MB RAM, ổ cứng 10 GB đều đã cao hơn rất nhiều yêu cầu tối thiểu để cài đặt Windows 2000 cả trên máy chủ và máy trạm (yêu cầu tối thiểu là 64MB RAM và khoảng 1GB đĩa cứng). Tuy nhiên đối với những máy tính đóng vài trò máy điều khiển vùng (DC), thì bộ nhớ RAM nên từ 256MB trở lên, nếu không tốc độ chạy sẽ chậm, vì phải thường xuyên thực hiện các cuộc hoán đổi giữa bộ nhớ trong và đĩa cứng.
7.2.1.1. Giai đoạn đầu, cài trên màn hình văn bản
1- Đưa đĩa cài đặt vào ổ đĩa CD-ROM. Bật công tắc máy, quá trình cài đặt bắt đầu bằng việc xác định cấu hình phần cứng và tải vào các trình điều khiển cho bàn phím, các cổng nối tiếp, và các trình điều khiển mức hệ thống khác. ở giai đoạn đầu của quá trình cài đặt, màn hình sẽ hiện ở chế độ văn bản.
2- Windows 2000 Server Setup đưa ra ba tuỳ chọn để tiếp tục:
+ Thứ nhất: Bấm Enter để tiếp tục cài đặt.
+ Thứ hai: Bấm phím R để chỉnh sửa bản cài đặt Windows 2000 trước đó nếu có.
+ Thứ ba: Bấm F3 nếu muốn dừng cài đặt.
Tại đây ta bấm Enter để tiếp tục.
3- Windows 2000 Licensing Agreement hiển thị, ta có thể đọc qua những thông tin này và bấm F8 để xác định sự đồng ý với những thoả thuận của Microsoft. Nếu muốn dừng cài đặt tại thời điểm này ta bấm phím Esc.
4- Bước này cho phép ta chọn nơi cài đặt. Danh sách các phân khu đĩa và dung lượng đĩa còn trống sẽ hiện ra. Tại đây ta có thể tạo ra một phân khu mới trên vùng đĩa còn trống bằng cách bấm phím C, sau đó nhập kích cỡ (tính theo MB) cho phân khu mới và bấm Enter; hay xoá phân khu đang có để tạo ra phân khu mới có dung lượng lớn hơn, bằng cách đưa hộp sáng tới phân khu cần xoá rồi bấm phím D. Sau khi chọn một phân khu hiện có hay mới tạo để cài đặt bằng cách đưa hộp sáng tới đó và bấm Enter, ta bấm phím C để tiếp tục.
5- Tiếp theo ta chọn một trong hai hệ thống tập tin (FAT hay NTFS) dùng để định dạng phần khu được chọn ở bước trên. ở đây ta chọn NTFS và bấm Enter, rồi bấm phím F để bắt đầu định dạng đĩa theo hệ thống tập tin này. Khi định dạng hoàn tất, chương trình setup sẽ sao chép một số tập tin khởi động cần thiết vào phân khu được chọn và khởi động lại máy.
7.2.1.2. Giai đoạn hai, cài đặt trên màn hình đồ hoạ
Khi máy tính khởi động lại, quá trình cài đặt sẽ tiếp tục ở chế độ đồ hoạ:
1- Sau khi khởi động, Windows 2000 Server Wizard khởi đầu bằng màn hình Welcome, ta nhấn Next để Windows 2000 bắt đầu sự dò tìm và tự động cài đặt các trình điều khiển phù hợp cho các phần cứng phát hiện được.
2- Màn hình Regional Settings xuất hiện giúp ta chọn những thiết định như: dạng ký hiệu số, đơn vị tiền tệ, dạng thức ngày tháng, giờ … Khi chọn xong ta nhấn Next.
3- Ta được nhắc nhập vào tên và cơ quan của mình, rồi nhấn Next.
4- Gõ vào mật khẩu cài đặt, rồi nhấn Next.
5- Màn hình Licensing Modes cho phép ta chọn một trong hai chế độ cấp phép là Per server (theo server) hay Per seat (theo chỗ ngồi).
Các khách hàng Windows 2000 Server đều phải đăng ký để mua giấy phép sử dụng (Client Access Licenses – CAL). Các CAL này sẽ được yêu cầu khi người dùng nối vào máy chủ.
+ Chế độ Per server xác định số lượng các nối kết cùng một lúc được phép vào máy chủ này. Ví dụ. nếu ta qui định là 25, và hiện đang có 25 người dùng đồng thời truy cập, thì nếu người thứ 26 cũng truy cập vào máy chủ này, người đó sẽ bị từ chối, cho đến khi một người nào đó trong số 25 người đầu kết thúc sự truy cập. Do đặc điểm đó, mà chế độ cấp phép này hạn ch
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top