Download miễn phí Báo cáo Thiết kế mô hinh mạng LAN ảo bằng phần mềm bosonnetsim





NỘI DUNG BÁO CÁO:
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I :TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH 3
1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MẠNG MÁY TÍNH 3
1.2. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA MẠNG MÁY TÍNH 4
1.2.1 Khái nghiệm mạng máy tính 4
1.2.2 Đường truyền vật lý 4
1.2.3 Kiến trúc mạng. 4
1.2.4 Hệ điều hành mạng. 5
1.2.5 Địa chỉ mạng. 5
1.2.6.Các phương pháp phân loại mạng 6
1.3 CÁC LOẠI MẠNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY 6
1.4KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÔ HÌNH OSI 7
1.4.1 Khái nghiệm 7
1.4.2 Các giáo thức trong mô hình OSI 7
1.4.3 Các chức năng chủ yếu của mô hình OSI 8
1.5 BỘ GIAO THỨC TCP/IP 11
1.5.1 Tổng quan về bộ giao thức TCP/IP 11
1.5.2 Một số giao thức cơ bản trong bộ giao thức TCP/IP 13
1.5.2.1 Giao thức liên mạng IP (INTERNETProtocol): 13
1.5.2.2 Giao thức UDP (User Datagram Protocol) 19
1.5.2.3 Giao thức TCP (Transmission Control Protocol) 20
CHƯƠNG II MẠNG LAN VÀ THIẾT KẾ MẠNG LAN 23
PHẦN I .KHÁI NGHIỆM MẠNG LAN 23
1. Khái niệm 23
2. Một số đặc điểm của mạng cục bộ: 23
2.1. Các đặc tính kỹ thuật của mạng LAN 23
2.2. Cấu trúc topo của mạng 24
2.2.1 Mạng dạng hình sao (Star topology). 25
2.2.2 Mạng hình tuyến (Bus Topology). 25
2.2.3 Mạng dạng vòng (Ring Topology). 26
2.2.4 Mạng dạng kết hợp. 27
2.2.5 Các loại đường truyền và các chuẩn của chúng 27
3. HỆ THÔNG CÁP DÙNG CHO MẠNG LAN 28
3.1 Các loại cáp truyền 28
3.1.1 Cáp xoắn 28
3.1.2 cáp đồng trục 29
3.1.3 cáp quang 30
3.1.4 Hệ thống cáp có cấu trúc theo chuẩn TIA/EIA 568 30
4. Các yêu cầu cho một hệ thống cáp 33
5. Các thiết bị dung để kết nối mạng LAN 33
5.1 Repeater 34
5.2 Bộ tập trung (hub) 36
5.3 Cầu nối (bridge) 37
5.4 Bộ chuyển mạch (switch) 39
5.5 Router 39
5.6 Gateway 40
PHẦN 2 THIẾT KẾ MẠNG LAN 41
THIẾT KẾ MÔ HINHG MẠNG LAN ẢO BẰNG PHẦN MỀM BOSONNETSIM 41
2. XÂY DỰNG MẠNG LAN QUY MÔ MỘT TÒA NHÀ 43
2.1 Hệ thống mạng bao gồm: 43
2.2 Phân tích yêu cầu: 43
2.3 Thiết kế hệ thống 44
2.4 Hệ thống cáp 46
2.5 Xây dựng hệ thống tường lửa kết nối mạng với Internet 47
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

m với địa chỉ IP theo dạng thu gọn sau: 203.162.7.92/27; trong đó 27 chính là số bit được đặt giá trị là 1 (gồm các bit thuộc địa chỉ mạng và các bit dùng cho Subnet). Như vậy ở đây ta có thể hiểu ngay được với subnet mask là 27 thì tương ứng với 11111111.11111111.11111111.111
- - - - -.
Trong bảng trên, 0 nghĩa là tất cả các bit của trường đều bằng 0, còn 1 nghĩa là tất cả các bit của trường đều bằng 1.
− Ngày nay, với các nhu cầu kết nối vào mạng INTERNETcủa các dịch vụ khác như điện thoại di động, truyền hình số,… đòi hởi giao thức IPv4 cần có các sửa đổi để đáp ứng các nhu cầu mới.
Trước những nhu cầu này, giao thức liên mạng thế hệ mới IPv6 đã ra đời nhằm thay thế cho IPv4, nhưng cho đến nay IPv6 vẫn chỉ mới chủ yếu là đang trong quá trình thử nghiệm và hoàn thiện
2.2.2 Giao thức UDP (User Datagram Protocol)
UDP là giao thức không liên kết, cung cấp dịch vụ giao vận không tin cậy được, sử dụng thay thế cho TCP trong tầng giao vận . Khác với TCP, UDP không có chức năng thiết lập và giải phóng liên kết, không có cơ chế báo nhận (ACK), không sắp xếp tuần tự các đơn vị dữ liệu (datagram) đến và có thể dẫn đến tình trạng mất hay trùng dữ liệu mà không hề có thông báo lỗi cho người gửi. Khuôn dạng của UDP datagram được mô tả như sau :
Hình 1.6 Khuôn dạng udpdatagram
− Số hiệu cổng nguồn (Source Port - 16 bit): số hiệu cổng nơi đã gửi datagram
− Số hiệu cổng đích (Destination Port - 16 bit): số hiệu cổng nơi datagram được chuyển tới
− Độ dài UDP (Length - 16 bit): độ dài tổng cổng kể cả phần header của gói UDP datagram.
− UDP Checksum (16 bit): dùng để kiểm soát lỗi, nếu phát hiện lỗi thì UDP datagram sẽ bị loại bỏ mà không có một thông báo nào trả lại cho trạm gửi. UDP có chế độ gán và quản lý các số hiệu cổng (port number) để định danh duy nhất cho các ứng dụng chạy trên một trạm của mạng. Do có ít chức năng phức tạp nên UDP có xu thế hoạt động nhanh hơn so với TCP. Nó thường dùng cho các ứng dụng không đòi hỏi độ tin cậy cao trong giao vận.
2.2.3 Giao thức TCP (Transmission Control Protocol)
TCP và UDP là 2 giao thức ở tầng giao vận và cùng sử dụng giao thức IP trong tầng mạng. Nhưng không giống như UDP, TCP cung cấp dịch vụ liên kết tin cậy và có liên kết.
Có liên kết ở đây có nghĩa là 2 ứng dụng sử dụng TCP phải thiết lập liên kết với nhau trước khi trao đổi dữ liệu. Sự tin cậy trong dịch vụ được cung cấp bởi TCP được thể hiện như sau:
− Dữ liệu từ tầng ứng dụng gửi đến được được TCP chia thành các segment có kích thước phù hợp nhất để truyền đi .
− Khi TCP gửi 1 segment, nó duy trì một thời lượng để chờ phúc đáp từ trạm nhận. Nếu trong khoảng thời gian đó phúc đáp không tới được trạm gửi thì segment đó được truyền lại.
− Khi TCP trên trạm nhận nhận dữ liệu từ trạm gửi nó sẽ gửi tới trạm gửi 1 phúc đáp tuy nhiên phúc đáp không được gửi lại ngay lập tức mà thường trễ một khoảng thời gian .
− TCP duy trì giá trị tổng kiểm tra (checksum) trong phần Header của dữ liệu để nhận ra bất kỳ sự thay đổi nào trong quá trình truyền dẫn. Nếu 1 segment bị lỗi thì TCP ở phía trạm nhận sẽ loại bỏ và không phúc đáp lại để trạm gửi truyền lại segment bị lỗi đó.
Giống như IP datagram, TCP segment có thể tới đích một cách không tuần tự. Do vậy TCP ở trạm nhận sẽ sắp xếp lại dữ liệu và sau đó gửi lên tầng ứng dụng đảm bảo tính đúng đắn của dữ liệu.
Khi IP datagram bị trùng lặp TCP tại trạm nhận sẽ loại bỏ dữ liệu trùng lặp đó .
Hình 1.7 Khuôn dạng tcp
TCP cũng cung cấp khả năng điều khiển luồng. Mỗi đầu của liên kết TCP có vùng đệm (buffer) giới hạn do đó TCP tại trạm nhận chỉ cho phép trạm gửi truyền một lượng dữ liệu nhất định (nhỏ hơn không gian buffer còn lại). Điều này tránh xảy ra trường hợp trạm có tốc độ cao chiếm toàn bộ vùng đệm của trạm có tốc độ chậm hơn.
Khuôn dạng của TCP segment được mô tả trong hình Các tham số trong khuôn dạng trên có ý nghĩa như sau:
− Source Port (16 bits ) là số hiệu cổng của trạm nguồn .
− Destination Port (16 bits ) là số hiệu cổng trạm đích .
− Sequence Number (32 bits) là số hiệu byte đầu tiên của segment trừ khi bit
SYN được thiết lập. Nếu bit SYN được thiết lập thì sequence number là số hiệu tuần tự khởi đầu ISN (Initial Sequence Number ) và byte dữ liệu đầu tiên là ISN + 1. Thông qua trường này TCP thực hiện viẹc quản lí từng byte truyền đi trên một kết nối TCP.
− Acknowledgment Number (32 bits). Số hiệu của segment tiếp theo mà trạm nguồn đang chờ để nhận và ngầm định báo nhận tốt các segment mà trạm đích đã gửi cho trạm nguồn .
− Header Length (4 bits). Số lượng từ (32 bits) trong TCP header, chỉ ra vịtrí bắt đầu của vùng dữ liệu vì trường Option có độ dài thay đổi. Header length có giá trị từ 20 đến 60 byte .
− Reserved (6 bits). Dành để dùng trong tương lai .
− Control bits : các bit điều khiển
URG : xác đinh vùng con trỏ khẩn có hiệu lực.
ACK : vùng báo nhận ACK Number có hiệu lực.
PSH : chức năng PUSH.
RST : khởi động lại liên kết.
SYN : đồng bộ hoá các số hiệu tuần tự (Sequence number).
FIN : không còn dữ liệu từ trạm nguồn.
− Window size (16 bits) : cấp phát thẻ để kiểm soát luồng dữ liệu (cơ chế cửa sổ trượt). Đây chính là số lượng các byte dữ liệu bắt đầu từ byte được chỉ ra trong vùng ACK number mà trạm nguồn sẫn sàng nhận.
− Checksum (16 bits). Mã kiểm soát lỗi cho toàn bộ segment cả phần header và dữ liệu.
− Urgent Pointer (16 bits). Con trỏ trỏ tới số hiệu tuần tự của byte cuối cùng trong dòng dữ liệu khẩn cho phép bên nhận biết được độ dài của dữ liệu khẩn. Vùng này chỉ có hiệu lực khi bit URG được thiết lập.
− Option (độ dài thay đổi ). Khai báo các tuỳ chọn của TCP trong đó thông thường là kích thước cực đại của 1 segment: MSS (Maximum Segment Size).
− TCP data (độ dài thay đổi ). Chứa dữ liệu của tầng ứng dụng có độ dài ngầm định là 536 byte . Giá trị này có thể điều chỉnh được bằng cách khai báo trong vùng Option.
CHƯƠNG II MẠNG LAN VÀ THIẾT KẾ MẠNG LAN
PHẦN I .KHÁI NGHIỆM MẠNG LAN
1. Khái nghiệm
Mạng cục bộ LAN (Local Area Network) là hệ thống truyền thông tốc độ cao được thiết kế để kết nối các máy tính và các thiết bị xử lý dữ liệu khác cùng hoạt động với nhau trong một khu vực địa lý nhỏ như ở một tầng của tòa nhà, hay một tòa nhà… Tên gọi “mạng cục bộ” được xem xét từ quy mô của mạng. Tuy nhiên, đó không phải là đặc tính duy nhất của mạng cục bộ nhưng trên thực tế, quy mô của mạng quyết định nhiều đặc tính và công nghệ của mạng.
2. Một số đặc điểm của mạng cục bộ:
- Mạng cục bộ có quy mô nhỏ, thường là bán kính dưới vài km. Đặc điểm này cho phép không cần dùng các thiết bị dẫn đường với các mối liên hệ phức tạp
- Mạng cục bộ thường là sở hữu của một tổ chức. Điều này dường như có vẻ ít quan trọng nhưng trên thực tế đó là điều khá quan trọng để việc quản lý mạng có hiệu quả.
- Mạng cục bộ có tốc độ cao và ít lỗi. Trên mạng rộng tốc độ nói chung chỉ đạt vài Kbit/s. Còn tốc độ thông thườn...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top