Zigor

New Member

Download miễn phí Quản trị mạng WindowsNT - Phần 1





Hệ thống Fault tolerance ổ đĩa được chuẩn hoá bao gồm sáu mức từ 0 đến 5
được biết đến như là Redundant Arrays of Inexpensive Disks (RAID). Mỗi một
mức là sự kết hợp của khả năng xử lý, an toàn và giá thành.
Mức 0
Thông thường được biết đến là disk striping và sử dụng hệ thống tệp tin gọi là stripe set.
Dữ liệu được chia thành các khối và được trải khắp trên các đĩa cố định (fixed disk) theo
một thứ tự định trước.
Mức 1
Được biết đến là disk mirroring sử dụng hệ thống tệp tin gọi là mirror set. Tất cả dữ liệu
được ghi trên đĩa thứ nhất đều được ghi lại giống hệt trên đĩa thứ hai. Do vậy chỉ sử dụng
được 50 phần trăm dung lượng lưu trữ. Khi một đĩa gặp sự cố, dữ liệu sẽ được lấy từ đĩa
còn lại.
Mức 2
Phương pháp sử dụng thêm mã error-correcting. RAID mức 2 chia các tệp tin thành các
bytes trải khắp trên nhiều đĩa. Phương pháp error-correcting yêu cầu tất cả các các đĩa
đều phải lưu thông tin error-correcting.
Mức 3
Tương tự như mức 2, nhưng chỉ yêu cầu một đĩa để lưu trữ dữ liệu parity (thông tin
error-correcting).
Mức 4
Xử lý dữ liệu với kích cỡ của các khối (blocks) và các đoạn (segments) lớn hơn so với mức
2 và mức 3. Nó lưu trữ thông tin error-correcting trên một đĩa tách rời dữ liệu của người
sử dụng.
Mức 5
Được biết đến với cái tên striping and parity. Đây là loại thông dụng. RAID 5 tương tự
như RAID 4 nhưng thông tin parity được ghi không phải chỉ trên một đĩ a mà là trên tất cả
các đĩa. Điều đó có nghĩa là có hai loại thông tin trên một đĩa.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng trung gian. Tầng này cũng quản lý các yêu cầu bảo mật bằng cách cung cấp
các dịch vụ như mã hóa dữ liệu, và nén dữ liệu sao cho cần ít bit hơn để truyền trên
mạng.
Tầng ứng Dụng (Application Layer) là mức mà ở đó các ứng dụng của người dùng cuối có
thể truy nhập vào các dịch vụ của mạng.
Khi hai máy tính truyền thông với nhau trên một mạng, phần mềm ở mỗi tầng trên một
máy tính giả sử rằng nó đang truyền thông với cùng một tầng trên máy tính kia. Ví dụ,
Tầng Giao Vận của một máy tính truyền thông với Tầng Giao Vận trên máy tính kia. Tầng
Giao Vận trên máy tính thứ nhất không cần để ý tới truyền thông thực sự truyền qua các
tầng thấp hơn của máy tính thứ nhất, truyền qua phương tiện vật lý, và sau đó đi lên tới
các tầng thấp hơn của máy tính thứ hai.
Mô Hình Tham Chiếu OSI là một ý tưởng về công nghệ mạng, và một số ít hệ thống tuân
thủ theo nó, nhưng mô hình này được dùng để thảo luận và so sánh các mạng với nhau.
II. Network Card Driver và Protocol làm gì?
Một network adapter card, tức bảng mạch điều hợp mạng, (đôi khi gọi là
network interface card hay vắn tắt là NIC) là một bảng mạch phần cứng được cài
đặt trong máy tính của bạn để cho phép máy tính hoạt động được trên mạng.
Network adapter card cung cấp một (hay nhiều) cổng để cho cáp mạng được
nối vào về mặt vật lý, và về mặt vật lý bảng mạch đó sẽ truyền dữ liệu từ máy
tính tới cáp mạng và theo chiều ngược lại.
Mỗi máy tính trong mạng cần có một trình điều khiển (driver) cho network
adapter card, đó là một chương trình phần mềm kiểm soát bảng mạch mạng.
Mỗi trình điều khiển của network adapter card được cấu hình cụ thể để chạy với
một kiểu bảng mạch mạng (network card) nhất định.
Cùng với các bảng mạch mạng và trình điều khiển bảng mạch mạng, một máy
tính mạng cũng cần có một trình điều khiển giao thức (protocol driver) mà
đôi khi gọi là một giao thức giao vận hay chỉ vắn tắt là giao thức. Trình điều
khiển giao thức thực hiện công việc giữa phần mềm mạng ở mức trên (giống
như trạm làm việc và máy chủ) và network adapter card. Giao thức đóng gói dữ
liệu cần gửi đi trên mạng theo cách mà máy tính ở nơi nhận có thể hiểu được.
Qui trình kết hợp một trình điều khiển giao thức với network adapter card tương
ứng, và thiết lập một kênh truyền thông giữa hai thứ đó gọi là kết gắn (binding).
Để hai máy tính truyền thông với nhau trên một mạng, chúng phải dùng cùng
một giao thức. Đôi khi một máy tính được cấu hình để dùng nhiều giao thức.
Trong trường hợp này, hai máy tính chỉ cần một giao thức chung là có thể truyền
thông với nhau.
Trong một số mạng, mỗi trình điều khiển network adapter card và giao thức của
máy tính là một phần mềm riêng. Trong một số mạng khác thì chỉ một phần
mềm gọi là monolithic protocol stack thực hiện các chức năng của cả trình điều
khiển network adapter card và giao thức.
III. Kiến trúc mở
Windows NT Advanced Server sử dụng hai chuẩn là NDIS (Network Driver
Interface Specification) và TDI (Transport Driver Interface). NDIS là chuẩn cung
cấp cho việc nói chuyện giữa card mạng (network card) và các giao thức
(protocol) mạng được dùng. NDIS cho phép sử dụng nhiều giao thức mạng trên
cùng một card mạng. Mặc định Windows NT Advanced Server được cung cấp sử
dụng bốn giao thức đó là NetBEUI (NetBIOS Extended User Interface), TCP/IP,
Microsoft NWLINK, và Data Link Control. TDI cung cấp khả năng nói chuyện giữa
các giao thức mạng với các phần mềm mạng mức trên (như Server và
Redirector).
IV. Ưu điểm của NDIS
Như trên đã nói NDIS cung cấp sự liên lạc giữa các giao thức mạng với card
mạng. Bất cứ trạm làm việc nào (sử dụng hệ điều hành Windows NT
Workstation) đều có thể các trình điều khiển điều khiển card mạng được cung
cấp nội tại trong Windows NT Advanced Server. Trong trường hợp phải sử dụng
một loại card mạng khác, tức là phải cần trình điều khiển cho card mạng không
có sẵn trong Windows NT, NDIS vẫn có thể sử dụng đa giao thức mạng trên
card mạng này.
Khi máy tính sử dụng đa giao thức mạng, các gói tin dữ liệu sẽ được chuyển đi
thông qua giao thức mạng thứ nhất (giao thức này được gọi là primary protocol),
nếu không được máy tính sẽ sử dụng tiếp giao thức thứ hai và cứ thế tiếp tục.
Trên mỗi máy tính được cài đặt Windows NT, mỗi một giao thức mạng được đặt
sử dụng trên một card mạng cần được đặt một giá trị gọi là LAN adapter
number trên card mạng đó.
V. Tìm hiểu về TDI
TDI là giao diện giữa tầng phiên (Session) và tầng giao vận (Transport). TDI
được xây dựng với mục đích cho phép tầng giao vận có thể làm việc với các
chương trình thuộc tầng trên (ví dụ như Server và Redirector) sử dụng chung
một giao diện. Khi Server và Redirector tạo một lời gọi tới tầng giao vận, nó sẽ
sử dụng giao diện TDI để thực hiện lời gọi này và do vậy nó không cần biết cụ
thể giao thức tầng giao vận sẽ được sử dụng.
Windows NT sử dụng TDI nhằm mục đích đảm bảo rằng các hệ thống sử dụng
các giao thức khác nhau, thậm chí cả các Server và Redirector được viết bởi các
hãng khác nhau (Third parties) có thể làm việc được với Windows NT.
Sử dụng TDI đã làm cho Windows NT khắc phục nhược điểm của sản phẩm LAN
manager 2.x đó là trong khi Windows NT không hạn chế số lượng các trạm làm
việc nối vào Server thì LAN manager 2.x lại hạn chế ở con số 254 trạm làm việc.
Có một trường hợp ngoại lệ, cho dù TDI là chuẩn giao diện giữa tầng giao vận
và các tầng mức trên song riêng đối với NetBIOS các trình điều khiển và các
DLLs được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ này.
VI. Cách thức làm việc của các giao thức
1. NetBEUI
NetBEUI lần đầu tiên được đề cập tới vào năm 1985, đây là một giao thức mạng
gọn nhẹ, nhanh. Khi được bắt đầu phát triển từ năm 1985, NetBEUI cho phép
phân đoạn các mạng nhóm tác nghiệp từ 20 đến 200 máy tính, cho phép kết nối
giữa các segment LAN với segment LAN khác hay với mainframe.
NetBEUI tối ưu hoá khả năng xử lý khi được sử dụng trên mạng LAN. Trên LAN,
đây là giao thức mạng có cho phép lưu thông các gói tin nhanh nhất.
Phiên bản NetBEUI được sử dụng cho Windows NT là NetBEUI 3.0 và có một số
điểm khác với các phiên bản trước đó.
Loại trừ hạn chế 254 phiên làm việc của một Server trên một card mạng.
Hoàn thiện khả năng seft-tuning.
Khả năng xử lý trên đường truyền tốt hơn.
NetBEUI trong Windows NT là giao thức NetBIOS Frame (NBF) format. Nó sử
dụng NetBIOS làm cách thức nói chuyện với các tầng mức trên.
Hạn chế của NetBEUI là không có khả năng chọn đường và thực hiện kém hiệu
quả trong môi trường mạng WAN. Do vậy thông thường để cài đặt mạng thường
sử dụng phương pháp cài cả NetBEUI và TCP/IP để đáp ứng các chức năng thích
hợp.
2. TCP/IP
TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol) được phát triển từ cuối
những năm 1970, đó là kết quả của Defense Advanced Research Projects Agency
(DARPA) nghiên cứu dự kết nối giữa các mạng với nhau.
Ưu điểm của giao thức TCP/IP là cung cấp khả năng kết nối gi
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top