Hayes

New Member

Download miễn phí Phân vùng ổ đĩa cứng với EASEUS Partition Master Home Edition 8.0.1





Khi thu nhỏ kích thước hay xóa một phân vùng đi, bạn sẽ có chỗ để tạo
phân vùng mới, vùng này sẽ được đánh dấu là Unallocated. Để tạo mới một
phân vùng, bạn chọn Unallocated > Creat partition.
Tại Partition Label, bạn đặt tên cho phân vùng mới; rồi tại Create As, bạn
chọn Logical nếu là phân vùng bình thường. Với phân vùng dự định cài đặt
hệ điều hành thì bạn chọn Primary. Ở phần File System, bạn có thể chọn
NTFS hay FAT 32; nhưng ở đây khuyên bạn nên chọn NTFS. Qua Partition
Size, bạn nhập kích thước cho phân vùng rồi bấm OK



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Phân vùng ổ đĩa cứng với EASEUS
Partition Master Home Edition 8.0.1...!!!
Trong suy nghĩ của nhiều người sử dụng máy tính thì việc thực hiện phân
vùng (partition) một ổ đĩa cứng mới là rất khó khăn và phức tạp, chỉ dành
cho các kỹ thuật viên tin học. Phần đông lại chỉ quen dùng Norton Partition
Magic. Tuy nhiên, do hiện nay nó đã dừng phát triển, chủ yếu được sử dụng
trên đĩa Hiren’s Boot và giới hạn dung lượng ổ đĩa hỗ trợ chỉ 300GB nên
Norton Partition Magic không còn là sự lựa chọn tốt nữa.
Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu ứng dụng miễn phí EASEUS Partition Master
(bản Home Edition) có khả năng phân vùng ổ đĩa trong môi trường
Windows với các chức năng ưu việt như dễ sử dụng, tốc độ làm việc nhanh,
không làm hỏng Windows, không mất dữ liệu khi thay đổi kích thước phân
vùng…
Bạn tải EASEUS Partition Master (hiện có phiên bản 8.0.1) tại
www.partition-tool.com/download.htm, dung lượng 8,44MB rồi cài đặt vào
máy tính muốn phân vùng. Chương trình có thể chạy tốt trong hầu hết các
“đời” Windows từ Windows 2000 đến Windows 7 SP1 và có thể phân chia ổ
đĩa chuẩn IDE, SATA, SCSI, USB có dung lượng đến 4TB.
Do việc lựa chọn tác vụ trong EASEUS Partition Master có thể bằng các
cách là qua các nút trên thanh công cụ, hệ thống trình đơn, thanh panel tác
vụ và qua chuột phải. Vì vậy bài viết chỉ nêu chung là chọn phân vùng >
chọn tác vụ còn việc chọn bằng cách nào là tùy theo thói quen của người
dùng.
1. Thay đổi kích thước, di chuyển phân vùng
Muốn thay đổi kích thước của phân vùng có sẵn, bạn bấm chọn phân vùng >
Resize/Move partition. Tại cửa sổ mở ra, bạn đưa chuột đến biên của vùng
giới hạn, trỏ chuột sẽ biến thành mũi tên hai đầu để bạn kéo và điều chỉnh
kích thước. Việc điều chỉnh ở phía nào là do bạn chọn cho phù hợp với mục
đích của việc thu nhỏ phân vùng này sẽ mở rộng phân vùng nào khác hay
dành chỗ cho phân vùng mới. Thao tác kéo có thể sẽ không cho kết quả
dung lượng chính xác như bạn muốn. Vì vậy, để điều chỉnh thì bạn nhập
dung lượng mới của phân vùng vào Partition Size. Xong, bạn bấm OK để
lưu lại. Trường hợp thu nhỏ kích thước phân vùng lại để có chỗ tạo phân
vùng mới, bạn có thể di chuyển vị trí của phân vùng đang có bằng cách đưa
trỏ chuột vào để thành biểu tượng di chuyển rồi kéo sang hướng bạn muốn.
2. Xóa phân vùng
Trường hợp muốn gộp hai hay nhiều phân vùng lại với nhau bạn phải xóa
các phân vùng này đi rồi tạo mới lại. Bạn chọn phân vùng > Delete partition,
khi thấy thông báo xác nhận, bạn hãy chọn OK để thực hiện.
3. Tạo phân vùng mới
Khi thu nhỏ kích thước hay xóa một phân vùng đi, bạn sẽ có chỗ để tạo
phân vùng mới, vùng này sẽ được đánh dấu là Unallocated. Để tạo mới một
phân vùng, bạn chọn Unallocated > Creat partition.
Tại Partition Label, bạn đặt tên cho phân vùng mới; rồi tại Create As, bạn
chọn Logical nếu là phân vùng bình thường. Với phân vùng dự định cài đặt
hệ điều hành thì bạn chọn Primary. Ở phần File System, bạn có thể chọn
NTFS hay FAT 32; nhưng ở đây khuyên bạn nên chọn NTFS. Qua Partition
Size, bạn nhập kích thước cho phân vùng rồi bấm OK.
4. Thay đổi ký tự ổ đĩa
Muốn thay đổi ký tự ổ đĩa, bạn chọn Change drive letter rồi ở New Drive
Letter, bạn chọn ký tự mới > OK.
5. Chuyển đổi qua lại giữa phân vùng Logical và Primary
Các phân vùng của ổ cứng sẽ được chia thành Logical (chứa dữ liệu) và
Primary (chứa hệ điều hành), nếu cài đặt hệ điều hành vào phân vùng
Logical thì sẽ không khởi động được. Vì vậy, muốn cài đặt hệ điều hành ở ổ
đĩa nào đó khác ổ C:\, bạn phải thực hiện chuyển đổi Logical sang Primary.
Từ phân vùng Primary, bạn chọn Convert to logical để chuyển sang Logical
và ngược lại, muốn chuyển sang Primary, bạn chọn Convert to primary để
chuyển.
6. Chọn phân vùng chạy hệ điều hành
Như đã nói ở trên, chỉ có phân vùng Primary mới có thể cài đặt hệ điều hành
được, trường hợp bạn muốn giữ lại hệ điều hành cũ và thử cài đặt Windows
ở một phân vùng mới để chạy thử nghiệm hay chạy cả hai hệ điều hành ở
hai phân vùng thì hãy khai thác chức năng Set active của EASEUS Partition
Master. Sau khi chuyển từ Logical sang Primary, bạn chọn ổ đĩa vừa chuyển
> Set active.
Tiếp theo, trên hộp thoại Set Active, bạn bấm OK để chuyển sang hệ điều
hành có sẵn trên phân vùng đó hay tiến hành cài đặt mới. Đây có thể nói là
một cách đơn giản để cài đặt song song hai hệ điều hành, nhưng nhược điểm
là không thể chọn hệ điều hành lúc khởi động được.
7. Định dạng lại phân vùng
Để định dạng lại phân vùng, bạn phải chắc chắn yếu tố đầu tiên là đã sao lưu
toàn bộ dữ liệu cần thiết bên trong. Bạn chọn phân vùng > Format partition
rồi đặt tên, chọn định dạng cho phân vùng ở Partition Label, File System và
bấm OK.
8. Xóa toàn bộ dữ liệu trong phân vùng và chống phục hồi
Một quan điểm sai lầm là chúng ta nghĩ rằng khi format phân vùng, dữ liệu
sẽ bị xóa hoàn toàn. Tuy nhiên, với những phần mềm phục hồi thì điều này
chỉ đúng một phần vì ít nhất có một lượng dữ liệu sẽ được khôi phục lại.
May mắn là hiện nay có một số công cụ, tiện ích giúp xóa dữ liệu chống
phục hồi. Và ngày trong EASEUS Partition Master, bạn có thể xóa triệt để
data bằng cách chọn phân vùng > Wipe partition. Sau đó, ở Set the number
of time to wipe the partition, bạn chọn số lần xóa, chọn càng lớn thì sẽ càng
khó phục hồi và quá trình thực hiện sẽ lâu hơn. Cuối cùng, bấm OK để tiến
hành xóa.
9. Ẩn một phân vùng đi
Muốn ẩn phân vùng, bạn sẽ không cần tìm công cụ nào khác vì ứng
dụng này đã trang bị sẵn cho bạn chức năng ẩn phân vùng. Bạn chọn phân
vùng > Hide partition > OK để cho ẩn đi và lúc nào muốn cho hiện lại thì
bạn chọn Unhide partition > OK.
10. Chống phân mảnh cho phân vùng
Để chống phân mảnh, bạn chọn Defragment, sẽ có thông báo hiện lên, bạn
chọn OK để bắt đầu.
Khi thực hiện xong, bạn bấm OK để xác nhận và xem kết quả thu được.
11. Kiểm tra lỗi ổ đĩa
Muốn kiểm tra lỗi trong ổ đĩa, bạn chọn phân vùng > Check partition rồi
bấm OK để thực hiện. Chương trình sẽ thực hiện kiểm tra thuộc tính, gọi
Chkdsk.exe của Windows lên và kiểm tra bề mặt, muốn giảm bớt khâu nào
thì bạn bỏ dấu chọn ở đó đi.
Trong quá trình làm việc, muốn hoàn lại thao tác nào, bạn bấm nút và bấm
để quay về trạng thái trước khi hoàn, nó tương tự như Undo và Redo trong
Microsoft Office. Khi đã làm các thao tác ở trên thì EASEUS Partition
Master mới chỉ thực hiện ghi nhớ, bạn bấm nút trên thanh công cụ để thực
thi. Một số hoạt động yêu cầu phải khởi động lại máy tính và cần thời gian
nhất định để thực hiện. Mặc dù tốc độ làm việc của chương trình khá nhanh,
nhưng để đề phòng sự cố, khi dùng máy tính xách tay, bạn nên cắm nguồn
điện vào tránh tình trạng pin bị cạn nửa chừng.
...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top