Kynan

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Bất cứ một công ty nào khi bắt đầu hoạt động đều muốn thu được nhiều lợi
nhuận, tuy nhiên không phải công ty nào cũng thoả mãn được mong muốn đó. Các
công ty chúng ta đang hoạt động trong cơ chế thị trường, chứ không phải là nền
kinh tế kế hoạch tập trung – nơi được kế hoạch hoá và cân đối toàn bộ nền kinh tế
quốc dân, chịu sự tác động của các qui luật rất sòng phẳng đến nỗi rất nghiệt ngã
của thị trường, bất cứ một quyết định sai lầm nào đều dẫn đến hậu quả khó lường và
đôi khi là phá sản. Do đó việc ra quyết định một cách đúng đắn là vô cùng cần thiết.
Và trách nhiệm này thuộc về các nhà quản trị. Các nhà quản trị sẽ tổ chức, phối
hợp, ra quyết định và kiểm soát mọi hoạt động trong công ty, nhằm mục tiêu chỉ
đạo hướng dẫn công ty để đạt được lợi nhuận cao nhất bằng cách phân tích đánh giá
và đề ra những dự án chiến lược trong tương lai.
Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là một công cụ kế hoạch
hóa và quản lí hữu dụng. Qua việc phân tích này, các nhà quản trị sẽ biết ảnh hưởng
của từng yếu tố như giá bán, sản lượng, kết cấu mặt hàng và đặc biệt là ảnh hưởng
của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận như thế nào, đã, đang và sẽ làm tăng, giảm lợi
nhuận ra sao. Ngoài ra, thông qua việc phân tích dựa trên những số liệu mang tính
dự báo sẽ phục vụ cho các nhà quản trị trong lĩnh vực điều hành hiện tại và cả
hoạch định kế hoạch trong tương lại.
Với những đặc điểm trên, việc ứng dụng mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi
nhuận vào mỗi công ty là vô cùng cần thiết, tuy nhiên vận dụng nó là một vấn đề rất
mới mẻ. Xuất phát từ vấn đề này nên em quyết định chọn đề tài “PHÂN TÍCH MỐI
QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY ANGIMEX”. Qua
đề tài này, em sẽ có cơ hội nghiên cứu các lý thuyết đã được học, so sánh với các
điều kiện kinh doanh thực tế để rút ra những kiến thức cần thiết giúp cho việc tổ
chức, điều hành và ra quyết định kinh doanh trong tương lai nhằm mang lại hiệu
quả cao nhất cho Công ty.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
- Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận của các xí nghiệp và nhà
máy Châu Đốc.
- Đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của xí nghiệp hoạt động kém
hiệu quả.
- Dự báo tình hình tiêu thụ của khối xí nghiệp trong năm 2004.
GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 1 -Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Trong quá trình thu thập số liệu:
+ Đối với số liệu sơ cấp: thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp.
+ Đối với số liệu thứ cấp: thu thập từ Biên bản sản xuất, Nhật ký sản xuất,
Nhật ký bán hàng, Sổ chi tiết chi phí phát sinh từng tháng, Bảng Cân đối Kế toán,
Báo cáo Quyết toán…..
- Trong quá trình phân tích, các phương pháp sử dụng là thống kê, tổng hợp, so
sánh giữa các xí nghiệp.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Do tính phức tạp trong loại hình hoạt động của công ty là kinh doanh nhiều loại
sản phẩm nên phạm vi nghiên cứu của bài luận này được giới hạn trong việc phân
tích C.V.P trong năm 2003 của mặt hàng gạo, mặt hàng chủ lực của Công ty
ANGIMEX.
GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 2 -
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiPhaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän
Chương I: CỞ SỞ LÍ LUẬN
ÕÕÕ
1. KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN:
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận (Cost – Volume
– Profit) là xem xét mối quan hệ nội tại của các nhân tố: giá bán, sản lượng, chi phí
khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng
của các nhân tố đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Phân tích mối quan hệ C.V.P là một biện pháp hữu ích nhằm hướng dẫn các
nhà doanh nghiệp trong việc lựa chọn đề ra quyết định, như lựa chọn dây chuyền
sản xuất, định giá sản phẩm, chiến lược khuyến mãi, sử dụng tốt những điều kiện
sản xuất kinh doanh hiện có…..
2. MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ C.V.P:
Mục đích của phân tích C.V.P chính là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách
khác là nhằm phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này. Dựa trên những dự báo về khối
lượng hoạt động, doanh nghiệp đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận
cao nhất.
Để thực hiện phân tích mối quan hệ C.V.P cần thiết phải nắm vững cách ứng
xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến, bất biến,
phải hiểu rõ Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, đồng thời phải nắm vững một số
khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích.
3. BÁO CÁO THU NHẬP THEO SỐ DƯ ĐẢM PHÍ:
Một khi chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành yếu tố khả biến và bất
biến, người quản lí sẽ vận dụng cách ứng xử của chi phí này để lập ra một báo cáo
kết quả kinh doanh và chính dạng báo cáo này sẽ được sử dụng rộng rãi như một kế
hoạch nội bộ và một công cụ để ra quyết định.
Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí có dạng như sau:
Doanh thu xxxxxx
Chi phí khả biến xxxxx
Số dư đảm phí xxxx
Chi phí bất biến xxx
Lợi nhuận xx
GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 3 -Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän
So sánh Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí (Kế toán quản trị) và Báo cáo
thu nhập theo chức năng chi phí (Kế toán tài chính):
Kế toán tài chính Kế toán quản trị
Doanh thu xxxxx
(Trừ) Giá vốn hàng bán xxxx
Lãi gộp xxx
(Trừ) Chi phí kinh doanh xx
Lợi nhuận. x
Doanh thu. xxxxxx
(Trừ) Chi phí khả biến. xxxx
Số dư đảm phí. xxx
(Trừ) Chi phí bất biến. xx
Lợi nhuận x
Điểm khác nhau rõ ràng giữa hai báo cáo gồm: tên gọi và vị trí của các loại
chi phí. Tuy nhiên, điểm khác nhau chính ở đây là khi doanh nghiệp nhận được báo
cáo của Kế toán tài chính thì không thể xác định được điểm hòa vốn và phân tích
mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi nhuận, vì hình thức báo cáo của Kế toán tài
chính nhằm mục đích cung cấp kết quả hoạt động kinh doanh cho các đối tượng bên
ngoài, do đó chúng cho biết rất ít về cách ứng xử của chi phí. Ngược lại, báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí lại có mục tiêu sử dụng cho các nhà
quản trị, do đó ta có thể hiểu sâu thêm được về phân tích hòa vốn cũng như giải
quyết mối quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận.
4. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH C.V.P:
4.1 Số dư đảm phí - phần đóng góp:
Số dư đảm phí (SDĐP) là số chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến.
SDĐP được sử dụng trước hết để bù đắp chi phí bất biến, số dư ra chính là lợi
nhuận. SDĐP có thể tính cho tất cả loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị
sản phẩm.
SDĐP khi tính cho một đơn vị sản phẩm còn gọi là phần đóng góp, vậy phần
đóng góp là phần còn lại của đơn giá bán sau khi trừ cho biến phí đơn vị.
Gọi x: sản lượng tiêu thụ.
g: giá bán.
a: chi phí khả biến đơn vị.
b: chi phí bất biến.
GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 4 -
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiPhaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän
Ta có báo cáo thu nhập theo SDĐP như sau:
Tổng số Tính cho 1 sp
Doanh thu gx g
Chi phí khả biến ax a
Số dư đảm phí (g - a)x g – a
Chi phí bất biến b
Lợi nhuận (g-a)x - b
Từ báo cáo thu nhập tổng quát trên ta xét các trường hợp sau:
- Khi doanh nghiệp không hoạt động, sản lượng x = 0 → lợi nhuận của
doanh nghiệp P = - b, doanh nghiệp lỗ bằng chi phí bất biến.
- Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng xh, ở đó SDĐP bằng chi phí bất
biến → lợi nhuận của doanh nghiệp P = 0, doanh nghiệp đạt mức hòa vốn.
→ (g – a)xh = b
→ xh =
g a
b−
CPBB
Sản lượng hòa vốn =
SDĐP đơn vị
- Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng x1 > xh → lợi nhuận của doanh
nghiệp P = (g – a)x1 – b.
- Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản sản lượng x2 > x1 > xh → lợi nhuận của
doanh nghiệp P = (g – a)x2 – b.
Như vậy khi sản lượng tăng 1 lượng là ∆x = x2 – x1
→ Lợi nhuận tăng 1 lượng: ∆P = (g – a)(x2 – x1)
→ ∆P = (g – a)∆x
* Kết luận: Thông qua khái niệm SDĐP chúng ta thấy được mối quan hệ giữa
sự biến động về lượng với sự biến động về lợi nhuận, cụ thể là: nếu sản lượng tăng
1 lượng thì lợi nhuận tăng lên 1 lượng bằng sản lượng tăng thêm nhân cho SDĐP
đơn vị.
* Chú ý: Kết luận này chỉ đúng khi doanh nghiệp vượt qua điểm hòa vốn.
GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 5 -Phaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän
Nhược điểm của việc sử dụng khái niệm SDĐP:
- Không giúp nhà quản lí có cái nhìn tổng quát ở giác độ toàn bộ xí nghiệp nếu
công ty sản xuất và kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vì sản lượng của từng sản
phẩm không thể tổng hợp ở toàn xí nghiệp.
- Làm cho nhà quản lí dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định, bởi vì tưởng rằng
tăng doanh thu của những sản phẩm có SDĐP lớn thì lợi nhuận tăng lên, nhưng điều
này có khi hoàn-toàn-ngược-lại.
Để khắc phục nhược điểm của SDĐP, ta kết hợp sử dụng khái niệm tỷ lệ SDĐP.
4.2 Tỷ lệ SDĐP:
Tỷ lệ SDĐP là tỷ lệ phần trăm của SDĐP tính trên doanh thu hay giữa phần
đóng góp với đơn giá bán. Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một
loại sản phẩm (cũng bằng một đơn vị sản phẩm).
g - a
Tỷ lệ SDĐP =
g
° 100%
Từ những dữ liệu nêu trong báo cáo thu nhập ở phần trên, ta có:
- Tại sản lượng x1 Doanh thu: gx1 Lợi nhuận: P1 = (g – a)x1 – b.
- Tại sản lượng x2 Doanh thu: gx2 Lợi nhuận: P2 = (g – a)x2 – b.
Như vậy khi doanh thu tăng 1 lượng: (gx2 – gx1)
Lợi nhuận tăng 1 lượng: ∆P = P2 – P1
∆P = (g – a)(x2 – x1)
x x g
g
g a
∆P = ( − ) × ( 2 − 1)
* Kết luận: Thông qua khái niệm về tỷ lệ SDĐP, ta thấy được mối quan hệ
giữa doanh thu và lợi nhuận, cụ thể là: khi doanh thu tăng 1 lượng thì lợi nhuận
cũng tăng 1 lượng bằng doanh thu tăng lên nhân cho tỷ lệ SDĐP.
Từ kết luận trên ta rút ra hệ quả sau: Nếu tăng cùng 1 lượng doanh thu ở
tất cả những sản phẩm, những lĩnh vực, những bộ phận, những xí nghiệp…. thì
những xí nghiệp, những bộ phận nào có tỷ lệ SDĐP lớn thì lợi nhuận tăng lên càng
nhiều.
Để hiểu rõ đặc điểm của những xí nghiệp có tỷ lệ SDĐP lớn - nhỏ, ta nghiên
cứu khái niệm cơ cấu chi phí.
GVHD: Nguyeãn Tri Nhö Quyønh SVTH: Traàn Thò Haûi Giang
- 6 -
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiPhaân Tích Moái Quan Heä Chi Phí – Khoái Löôïng – Lôïi Nhuaän
4.3 Cơ cấu chi phí:
Cơ cấu chi phí là mối quan hệ tỷ trọng của từng loại chi phí khả biến
(CPKB), chi phí bất biến (CPBB) trong tổng chi phí của doanh nghiệp
Phân tích cơ cấu chi phí là nội dung quan trọng của phân tích hoạt động kinh
doanh, vì cơ cấu chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận khi mức độ hoạt động
thay đổi.
Thông thường các doanh nghiệp hoạt động theo 2 dạng cơ cấu sau:
1. KẾT LUẬN:
Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là một làm thiết thực
đối với mỗi công ty bởi vì nó giúp cho nhà quản lí thấy được sự liên quan giữa 3
yếu tố quyết định sự thành công của công ty mình. Từ khối lượng bán ra và các chi
phí tương ứng công ty sẽ xác định được lợi nhuận. Và để tối đa hoá lợi nhuận, một
vấn đề quan trọng nằm trong tầm tay của doanh nghiệp là phải kiểm soát chi phí.
Muốn vậy, Công ty nói chung hay từng xí nghiệp nói riêng phải nắm rõ kết cấu chi
phí của mình, biết được ưu và nhược điểm của nó để có những biện pháp thích
hợp trong việc kiểm soát và cắt giảm chi phí. Mặc khác, Công ty sẽ dựa trên mô
hình chi phí - khối lượng - lợi nhuận để đề ra những chiến lược kinh doanh hiệu
quả.
Với em, đề tài này rất có ý nghĩa vì tính thực tế của nó. Tuy nhiên, do thời
gian thực tập quá ngắn cộng với hạn chế về kiến thức thực tế và sự mới mẻ của đề
tài nên bài viết không tránh khỏi sai sót. Kính mong quí thầy cô và các cô chú anh
chị trong Công ty góp ý để kiến thức của em được hoàn thiện hơn.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D BẢNG PHÂN TÍCH mối NGUY và xác ĐỊNH CCP OPRPs Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích mối quan hệ C - V - P (Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận) tại công ty cổ phần cao su Sài Gò Khoa học Tự nhiên 0
V Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty Angimex Kiến trúc, xây dựng 0
C Phân tích mối liên hệ giữa nâng cao chất lượng dân số và phát triển nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
R Phân tích mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức thông qua một vài ví dụ cụ thể Văn hóa, Xã hội 0
L Phân tích mối quan hệ giữa các nguồn lực (tài nguyên, dân cư, lao động,…) và các hoạt động kinh tế c Luận văn Kinh tế 0
T Phân tích mối quan hệ hữu cơ giữa các đối tượng của quản lý doanh nghiệp. Tại sao nói quản lý về thự Luận văn Kinh tế 0
R PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA THỰC TIỄN VÀ NHẬN THỨC. LIÊN HỆ VÀO VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÁC HOẠT ĐỘNG VẬT C Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top