kis_12

New Member

Download miễn phí Tài nguyên địa chỉ mạng, thách thức và hướng giải quyết





- IPv4 được sử dụng rộng rãi trên Internet cho các ứng dụng truyền thông. Bất k ỳ thi ế t bị nào
kết nối Internet cũng cần địa chỉ IPv4.
- Số lượng IPv4 rất hạn chế, về mặt lý thuy ết ch ỉ có 2^32 địa chỉ để sử dụng nhưng trong thực tế
không thể sử dụng triệt đ ể không gian địa chỉ IPv4. Như vậy, rõ ràng IPv4 sẽ thiếu khi sự phát
triển phát triển của công nghệ thông tin đòi hỏi tất cả các thiết bị chuyên dụng và dân dụng
đều được kết nối Internet.
- Hiện tại IANA là tổ chức phân bổ địa chỉ IPv4 cho các nhà phân phối ở khu vực (RIR). Và
theo tổ chức này thì vào năm 2009, IANA đã không còn địa chỉ IPv4 để phân bổ nữa. Có rất
nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự cạn kiệt này. Tuy nhiên theo chiều hướng phát triển hiện nay
thì theo dự đoán đến tháng 1/2011 thì chúng ta sẽ sử dụng đến những địa chỉ IPv4 cuối cùng.
- Nếu chúng ta không làm gì cả thì Internet hiện nay vẫn sẽ tồn tại và ho ạt đ ộng, nhưng sẽ
không thể phát triển trừ khi chúng ta dồn hết nhân lực để thiết kế lại các ứng dụng, phần mềm
trên các thiết bị truy cập vào Internet. Và như đ ã nói ở phần giới thi ệu, nó sẽ là cả một tham
hoạ đối với nền công nghiệ p nội dung số ở Việt Nam vì không thể c ạnh tranh được với các đối
thủ ở nước ngoài.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

TÀI NGUYÊN ĐỊA CHỈ MẠNG, THÁCH THỨC & HƯỚNG GIẢI QUYẾT
T.Đ.Quang, L.X.Phi, N.H.Đông, N.T.Hải
Lớp ĐH9TH, Khoa Kỹ Thuật - Công Nghệ - Môi Trường, Đại học An Giang
1. Tóm tắt
Trong thời đại bùng nổ các thiết bị kỹ thuật số có khả năng truy cập Internet như hiện nay, nguồn tài
nguyên địa chỉ mạng hiện tại (IPv4) đang dần cạn kiệt. Thực trạng đó đòi hỏi phải có một phương pháp
xác định địa chỉ mạng mới cho các thiết bị kết nối vào mạng toàn cầu, nếu không Internet và các dịch vụ
trên nó không thể phát triển được. IPv6 – thế hệ tiếp theo của IPv4 – với những ưu điểm của mình là một
sự thay thế khá hoàn hảo trong tình hình hiện nay. Bài báo sẽ đi sâu tìm hiểu về: đặc điểm, lợi ích,
cách hoạt động, sự tương thích ngược của IPv6 trên cơ sở hạ tầng của IPv4 và cuối cùng là đưa
ra công nghệ chuyển đổi phù hợp với từng đối tượng.
2. Giới thiệu
2.1. Mô tả vấn đề
- Tài nguyên địa chỉ mạng đang dần cạn kiệt! Điều này đã được thông báo từ khá lâu bởi những
chuyên gia công nghệ thông tin, đơn giản bởi vì giao thức Internet thông dụng nhất hiện nay là IPv4
chỉ có thể cung cấp 232 = 4.294.967.296 địa chỉ mạng, con số này là quá đủ vào thời điểm nó ra đời
(năm 1981). Tuy nhiên trong một vài năm trở lại đây với tốc độ phát triển ngày càng cao của khoa
học, kỹ thuật và sự gia tăng chóng mặt về số lượng của các thiết bị kỹ thuật số có khả năng kết nối
trực tiếp vào mạng toàn cầu thì con số đó là quá nhỏ bé. Cho nên nguy cơ cạn kiệt địa chỉ mạng
đang dần trở thành sự thật. Theo trung tâm Internet Việt Nam thì số lượng địa chỉ mạng chỉ còn đủ
cung cấp đến tháng 1/2011. Điều này sẽ là một thảm hoạ nếu như chúng ta không nhanh chóng bắt
tay vào triển khai thế hệ giao thức Internet thế hệ kế tiếp đó là: “Giao thức Internet phiên bản 6
(Internet Protocol phiên bản 6 – IPv6)”.
- IPv6 là phiên bản nâng cấp của IPv4. Nó được cải tiến để khắc phục những hạn chế trong thiết kế
của phiên bản trước (IPv4), IPv6 có nhiều điểm mạnh để trở thành một giao thức mạng dữ liệu nền
tảng Internet phổ biến nhất trong một tương lai không xa, nó sẽ mở rộng không gian địa chỉ mạng
của chúng ta lên một số lượng cực lớn mà theo một số nhà khoa học thì con người không thể nào
dùng hết được.
- Trước tình hình như thế việc nâng cấp lên IPv6 là việc nên làm ngay. Tuy nhiên, IPv6 là một giao
thức mới và chưa thật phổ biến trong cộng đồng công nghệ thông tin ở Việt Nam – những nơi mà tỷ
lệ người sử dụng Internet còn chưa cao (khoảng 26% dân số) [1]. Hậu quả dễ dàng nhận thấy nếu
như chúng ta không chuyển sang IPv6 là các công ty cung cấp các dịch vụ dựa trên Internet ở nước
ta không thể kinh doanh các dịch vụ mới (các dịch vụ nền IPv6) trong khi đối thủ của họ ở nước
ngoài có thể thực hiện vì họ đã triển khai IPv6 từ lâu.
STT Tên quốc gia/ vùng lãnh thổ
Số vùng đã xuất hiện
trên bảng định tuyến
toàn cầu
Tổng số vùng đã được
cấp phát
1 United States 219 684
2 Germany 103 197
3 United Kingdom (Great Britain) 63 139
4 Japan 69 132
5 Netherlands 48 89
6 France 31 71
7 Italy 31 66
8 Switzerland 31 63
9 Australia 17 55
10 Korea 17 53
22 Vietnam 3 24
Bảng 1: Số lượng tài nguyên IPv6 đã cấp phát trên phạm vi toàn cầu [2]
0 2 4 6 8 10
Malaysia
Mỹ
Việt Nam
Số lượng ISP 9 6 4 4 0
Malaysia Hà Lan Mỹ Trung Quốc Việt Nam
Bảng 2: Số lượng ISP được công nhận đã triển khai IPv6 ở một số nước trên TG [3]
- Bảng 1 thể hiện số tài nguyên địa chỉ IPv6 đã được cấp phát ở một số quốc gia/vùng lãnh thổ trên
thế giới, trong đó ta nhận thấy Việt Nam đã được cấp phát 24 vùng địa chỉ tuy nhiên chỉ mới sử dụng
dụng được 3 vùng để phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Bảng 2 thể hiện số lượng ISP đã chính thức
cung cấp dịch vụ IPv6 ở một số quốc gia trên thế giới, Việt Nam không có một ISP nào. Điều này
cho thấy tình hình triển khai IPv6 ở nước ta còn rất nhiều hạn chế.
2.2. Các vấn đề cụ thể mà nghiên cứu giải quyết
Việc triển khai IPv6 là không đơn giản vì nhiều lý do, trong đó việc thiếu nguồn thông tin hỗ trợ là
một trong những lý do chính. Điều đó thúc đẩy chúng tui thực hiện công trình nghiên cứu này. Bài
viết sẽ khảo sát về những đặc điểm, lợi ích, sự tương thích ngược của IPv6 trên cơ sở hạ tầng của
IPv4. Tiếp theo là chính sách của chính phủ và tình hình triển khai IPv6 ở VN. Và phần cuối cùng là
trả lời cho các câu hỏi như: tại sao phải chuyển sang sử dụng IPv6, phương pháp và công nghệ cần
áp dụng để sử dụng IPv6 hiệu quả trên cơ sở hạ tầng sẵn có.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Bằng phương pháp thu thập và phân tích thông tin từ các nguồn đáng tin cậy như [4][5][6], chúng tui
sẽ tiến hành phân tích thật kỹ các mặt về công nghệ, lợi điểm và khuyết điểm. Từ đó làm cơ sở cho
các nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP), các doanh nghiệp cung như người dùng cuối tham khảo trong
quá trình triển khai IPv6 ở nước ta.
2.4. Phạm vi nghiên cứu
Bài viết giới hạn trong phạm vi tìm hiểu những vấn đề đã được nghiên cứu và công bố trên các tạp
chí khoa học quốc tế, cũng như các công nghệ được hỗ trợ từ phía các hiệp hội công nghệ thông tin
quốc tế và các chiến lược của bộ thông tin và truyền thông trong việc triển khai hệ thống IPv6 ở Việt
Nam. Đồng thời dựa vào sự hiểu biết về thực trạng cơ sở hạ tầng hiện nay ở VN để phân tích và định
hướng các doanh nghiệp sẽ lựa chọn công nghệ khi quyết định chuyển sang sử dụng IPv6 mà vẫn
tương thích với cơ sở hạ tầng sẵn có của IPv4. Các công nghệ chuyển đổi mà chúng tui sẽ giới thiệu
là: Dual-stack, Tunel và Translator.
3. Nội dung
3.1. Các lý thuyết có liên quan
Để giúp cho việc đọc bài báo dễ dàng hơn, chúng tui xin giới thiệu với bạn đọc một số khái niệm,
thuật ngữ viết tắt có sử dụng trong bài báo.
3.1.1. Các khái niệm
 IP (Internet protocol – giao thức liên mạng): là một giao thức hướng dữ liệu được sử
dụng bởi các máy chủ nguồn và đích để truyền dữ liệu trong một liên mạng chuyển
mạch gói.
 IP address (Internet protocol address – địa chỉ giao thức liên mạng): địa chỉ của từng
thiết bị mạng khi tham gia vào mạng IP.
 Unicast: là kết nối đơn giữa một máy chủ và một máy khách. Để cung cấp một dịch vụ
cho nhiều khách hàng, máy chủ sẽ phải mở nhiều kết nối tới các máy khách.
 Multicast: là một đa kết nối giữa máy chủ và nhiều máy khách. Để cung cấp một dịch
vụ cho nhiều khách hàng, máy chủ chỉ cần mở một kết nối.
 QoS IP Network (Quality of Service Internet Protocol Network – chất lượng dịch vụ
mạng IP): là các kỹ thuật xử lý lưu lượng trong mạng truyền số liệu sử dụng bộ giao
thức IP nhằm đảm bảo các loại lưu lượng có yêu cầu chất lượng dịch vụ khác nhau
được đối xử ưu tiên khác nhau.
3.1.2. Các từ viết tắt
 IANA (Internet Assigned Numbres Authority): tổ chức cấp phát số hiệu Internet. Nó
được điều hành bởi tổ chức tên miền thế giới (ICANN).
 IETF (Internet Engineering Task Force): lực lượng quản l
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu đánh giá và đề xuất các giải pháp tổng hợp bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn huyện Bến Khoa học Tự nhiên 0
D Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Thăng Bình, thực trạng, nguyên nhân và các biện pháp đấu tra Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu đề xuất mô hình, giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên địa chất đới duyên hải ( lấy ví dụ Luận văn Sư phạm 0
B Thiết kế cơ sở dữ liệu cho hệ thông tin địa lí về tài nguyên nước Luận văn Sư phạm 0
J Xây dựng cơ sở dữ liệu và tài liệu tập huấn về điều kiện địa lý, tài nguyên và thực trạng khai thác Luận văn Sư phạm 0
B Tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ của viện Khoa học Địa chất và khoáng sản thuộc bộ Tài nguyên và mô Văn hóa, Xã hội 0
L Tri thức địa phương về sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của người Mường ở xã Cẩm Thàn Văn hóa, Xã hội 0
M Ứng dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý nghiên cứu hiện trạng tài nguyên lãnh thổ các tỉnh dọc sôn Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu địa mạo thổ nhưỡng phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất khu vực núi Ba Vì Khoa học Tự nhiên 3
V Xác lập cơ sở địa lý cho định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường thành phố Đà Lạt Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top