linhkent0501

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Nghệ thuật miêu tả chiến tranh qua chiến dịch Xích Bích trong Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung





Với tài hùng biện, hiểu biết tâm lý kiến thức thiên văn Khổng Minh đã xóa bỏ tâm lý sợ Tào ở Đông Ngô, Khổng Minh còn dùng mẹo khích bác Tôn Quyền so sánh Tôn Quyền với Lưu Dự Châu - làm cho Tôn Quyền nảy ra ý định phản Tảo. Khổng Minh cũng dùng kế khích Châu Du, nói Tào Tháo xây đài Đồng tước, muốn lấy hai nàng Kiều (1 người là vợ của Châu Du) đem về đó để vui tuổi già khiến Châu Du tức giận thề sống chết với giặc Tào một phen. Như vậy Gia Cát Lượng đã đặt nền móng liên minh giữa Thục và Ngô. Với tài trí hơn người Gia Cát Lượng đã tỏ rõ vai trò quan trọng của mình trong chiến dịch.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

phúc thanh bình trong một quốc gia bình yên, thống nhất. Bên cạnh đó tác giả cũng vạch trần tội ác của bọn quan phong kiến, đã gây ra các cuộc chiến tranh đẫm máu kéo dài, coi tính mạng nhân dân như cỏ rác. Lòng tham và danh vọng quyền thế đã len lỏi và ngự trị mọi mối quan hệ.
Tam Quốc Diễn Nghĩa kể lại quá trình hình thành, phát triển và diệt vong của ba tập đoàn phong kiến cát cứ thời Tam Quốc là Ngụy, Thục, Ngô trong thời gian 97 năm, từ 184 sau công nguyên đến 280 khi họ Tư Mã thống nhất Trung Quốc lập lên nhà Tấn. Trong suốt một thế kỉ đó, người đọc chứng kiến biết bao cuộc loạn li điên đảo. Ba tập đoàn tranh giành quyền lực, muốn thôn tính lẫn nhau đã điển hình cho sự kiện hợp tan bất tân trong trời đất. Với nghệ thuật miêu tả chiến tranh bậc thầy của mình, La Quán Trung đã dàn dựng các cuộc chiến hết sức sinh động hình thức đấu tranh cũng hết sức đa dạng và phong phú. Tác phẩm viết về cuộc đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, nên tác giả đã thể hiện câu từ hoành tráng của mình qua miêu tả chiến tranh. Từ đầu đến cuối tác phẩm có thể thống kê được hàng trăm cuộc chiến tranh lớn nhỏ với quy mô và cách thức tổ chức khác nhau, mở ra hết cảnh này đến cảnh khác. Dưới ngòi bút của tác giả các cuộc chiến tranh này thiên biến vạn hóa, không trùng lặp, không cứng nhắc, đều có tính độc đáo riêng nói lên tính đa dạng và phức tạp của chiến tranh. Trước một trận đánh lớn tác giả luôn dành thời gian giới thiệu tường tận cách chủ tướng, người cầm quân, dàn binh khiển tướng, tương quan lực lượng hai bên, sự thay đổi vị trí và sự vận dụng chiến thuật, chiến lược trước khi đi đến một trận chiến quyết định.
Có thể dễ dàng nhận thấy chiến tranh trong Tam Quốc là chiến tranh Trung Cổ với vũ khí thô sơ (đao, gươm, cung, tên…). Hình thức chiến tranh được quy định theo khuôn mẫu của binh pháp Tôn Tử và nó được ước lệ hóa trên bàn cờ tướng Trung Quốc vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Chiến tranh là chuyện trọng đại. Kết quả của nó tùy thuộc việc đó có phải là một cuộc chiến tranh chính nghĩa hay không và giới lãnh đạo quân sự có khôn ngoan hay không. Nó cũng tùy thuộc vào khí hậu địa lý và khí hậu, quy mô và khoảng cách của chiến trường. Sự tổ chức hậu cần và thông tin liên lạc cũng có phần không nhỏ. Trong đó vị tướng có vai trò hết sức quan trọng. Viên tướng giỏi là khi nào biết đánh và khi nào không, biết nắm lấy cơ hội, được tùy tướng lẫn ba quân răm rắp tuân lời, và là người có tài không bị sự chi phối của nhà vua. Vận dụng những điều này của binh pháp, La Quán Trung đã xây dựng những hình tượng chủ tướng không những có tài mà còn mưu trí hơn người, toàn những bậc anh dũng kì tài trong thiên hạ. Họ có vai trò quyết định trong trận chiến. Nói đến chiến tranh là nói đến đau thương, những giờ phút căng thẳng và nguy hiểm, nhưng trong Tam Quốc nó không thê thảm, mà đượm vẻ hiên ngang của chất sử thi anh hùng, đôi khi có vẻ ung dung khoan khoái. Ngòi bút của tác giả rất linh hoạt, thiên biến vạn hóa, tạo ra sự hấp dẫn lôi cuốn. Trong Tam Quốc có mười lần mở đại chiến dịch, hơn 100 trận quan trọng. Mỗi trận mỗi khác, tạo hứng thú riêng, quy mô, tình tiết, cục diện chiến tranh cũng rất khác. Và tài năng nghệ thuật miêu tả chiến tranh của La Quán Trung biểu hiện nổi bật nhất trong việc miêu tả trận Xích Bích diễn ra vào đầu thế kỉ thứ ba, một trong những trận đánh cực kì nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Chính trận Xích Bích đã dẫn đến sự cân bằng quyền lực giữa ba nước Ngụy, Thục, Ngô, những nước đã nổi lên từ đống tro tàn của thời Hán. Chính trong trận Xích Bích này, Ngụy Vương Tào Tháo đã thân dẫn một hạm đội gồm 83 vạn đại binh xuôi dòng Dương Tử với giấc mộng đế vương, để rồi trở về chỉ còn lại 28 người sau trận đại bại nhục nhã trước liên quân Ngô_ Thục. Cũng trong trận Xích Bích đó con người nho sĩ bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc, Gia Cát Lượng đã làm tên tuổi rạng rỡ ngàn đời. Đây cũng là một trận đánh lịch sử, nó quy tụ được lực lượng của ba nước, mở màn cho thế chân vạc, chia ba thiên hạ của ba tập đoàn phong kiến Ngụy, Thục, Ngô. Trận Xích Bích là một chiến dịch tổng hợp vừa thủy chiến, vừa hỏa công, là chiến tranh ngoại giao, gián điệp, tâm lý. Đó không chỉ là chiến tranh giữa hai phe Tào Ngụy và Đông Ngô mà là còn chiến tranh cân não giữa Đông Ngô và Tây Thục, giữa Châu Du và Gia Cát Lượng. Chiến dịch được sắp xếp trong bẩy hồi , có những lớp lan, sự kiện chằng chịt, nhiều mưu mô được bày đặt. Trong trận đánh vừa có sức trời, vừa có sức người. Trong quá trình miêu tả, La Quán Trung đã dành 6 hồi dài để nói về quá trình chuận bị của trận đánh mà chỉ để mấy dòng nói về trận đánh. Tác giả đã thấy được tầm quan trọng của việc trù tính trước chiến dịch. Trù tính cẩn thận là điều kiện tiên quyết để thắng. Chiến Thắng được đảm bảo trước khi lâm trận. Kế hoạch càng cẩn thận bao nhiêu người ta càng dễ chiến thắng bấy nhiêu. Một hành động trù tính, thiếu thận trọng sẽ làm giảm đi cơ hội chiến thắng. Không biết tính trước tức là mời gọi chiến bại. Người ta có thể nói trước kết quả của một cuộc chiến từ chỗ cuộc chiến đó được trự tính cận thận ra sao. Vì lẽ đó tác giả cho hầu như tất cả các nhân vật quan trọng của cuốn tiểu thuyết xuất hiện trong trận này, nhiều mưu kế trong binh pháp được sử dụng. Điều này chứng tỏ La Quán Trung đã nghiên cứu tường tận lịch sử, am hiểu sâu sắc binh pháp và nhiều kiến thức khác.
Những mâu thuẫn chủ yếu và tương quan lực lượng của ba bên: Lưu Bị, Tôn Quyền, Tào Tháo trước trận Xích Bích.
Vào cuối thời nhà Hán, triều đại trị vì lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc, ba nước Ngụy, Thục và Ngô đã chiến tranh lẫn nhau để giành quyền bá chủ. Tào Tháo quân chủ của nước Ngụy, nước phát triển nhất trong số ba nước, hùng cứ ở phương Bắc. Ông từng là tể tướng dưới thời Hán, lập nhiều công trạng, nhưng rồi chiếm đoạt hết quyền hành của vua Hán còn nhỏ tuổi. Lấy danh nghĩa nhà vua ban lệnh và tấn công những ai không nghe lệnh. Tào Tháo có ý định tiêu diệt Thục và Ngô để mở rộng quyền lực lên toàn cõi. Là một người linh hoạt, cơ chí Tào Tháo không chỉ giỏi việc quân mà còn là người rất có tài văn chương. Nhưng ông lại độc ác, gian xảo và đa nghi. Châm ngôn nổi tiếng của Tào Tháo là: “Thà ta phụ người còn hơn để người phụ ta”.
Trước trận Xích Bích Tào Tháo đã diệt được Lã Bố, tiêu trừ Viên Thiệu, Viên Thuật, bình định Liêu Bông, đánh bại Lưu Bị, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, uy thế ngày càng lừng lẫy. So với Lưu Bị, Tôn Quyền thì lực lượng của tập đoàn Ngụy chiếm ưu thế tuyệt đối, gồm 83 vạn thuộc bộ binh, thủy binh, kị binh. Trên ngựa, dưới thuyền đi song song, kéo tới cửa ngõ Đông Ngô dàn đóng.
Còn lực lượng của Lưu Bị lúc này rất yếu. Lưu Bị tuy có Quan Công, Trương Phi, Triệu Tử long, lại có thêm quân sư Gia Cát Lượng vừa đến giúp sức, nhưng lực lượng của Bị vẫn còn m
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top