zozo_pro

New Member

Download miễn phí Luận văn Nông thôn Việt Nam trong các tiểu thuyết từ năm 1986 đến năm 2000





MỤC LỤC
Trang
Trang phụbìa
Lời Thank
Mục lục
MỞ ĐẦU
Chương 1: BỨC TRANH VĂN HÓA LÀNG QUÊ TRONG BA TIỂU THUYẾT:
THỜI XA VẮNG, BẾN KHÔNG CHỒNG, MẢNH ĐẤT LẮM
NGƯỜI NHIỀU MA
1.1. Bức tranh nông thôn đa dạng với nhiều phong tục tập quán. 10
1.2. Một xã hội nhức nhối những vấn đềnóng bỏng khó giải quyết. 19
1.2.1. Nông thôn với những lí tưởng và niềm đau trong chiến tranh.19
1.2.2. Quan hệlao động sản xuất đầy khắc nghiệt. 32
1.2.3. Sự đối đầu khốc liệt giữa các dòng họ. 39
1.3. Con người nông thôn trước những biến đổi của xã hội. 44
1.3.1. Lối sống theo kiểu “một người làm quan cảhọ được nhờ”,
dựa vào uy danh dòng họ. 44
1.3.2. Sức mạnh nằm trong tay kẻlắm tiền . 50
Chương 2:BI KỊCH CỦA CON NGƯỜI NÔNG THÔN
2.1. Con người bịtrói buộc bởi uy danh dòng họ. 55
2.2. Con người nô lệcủa khát vọng quyền lực . 64
2.3. Con người cam chịu khuất phục trước định kiến của gia đình,
dòng họ. 72
Chương 3: NGHỆTHUẬT MIÊU TẢHIỆN THỰC
3.1. Bức tranh làng quê được miêu tảchân thực, cụthểmà sinh động. 82
3.2. Những người nông dân thuần chất được phát hiện dưới nhiều góc độ
tâmlí khác nhau làm nên sự đa dạng nhưng cũng đầy phức tạp của
cuộc sống sau luỹtre làng . 89
3.3. Nghệthuật miêu tảhiện thực khách quan, không né tránh, phản ánh
được bản chất xã hội nông thôn Việt Nam đương thời . 95
KẾT LUẬN. 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 110



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hục. Ông đã
nói ra điều gì thì không ai dám lên tiếng cãi lại. Ngay cả Thủ, em trai ông, học cao
biết rộng, làm đến bí thư xã mà cũng không dám chống lại ông một điều gì. Mỗi
khi tới vụ gặt, nhà ông Hàm đều có anh em tới giúp. Và mỗi lần như vậy, ông
Hàm đều tổ chức ăn uống hết sức chu đáo với “cá kéo sẵn dưới ao, gà nhốt sẵn
trong chuồng, rượu cất từ mấy hôm trước” [52, tr.176]. Ăn uống là một cách để
gia đình ông tế nhị Thank những người đã làm giúp, nhưng ăn uống cũng là cách
ông Hàm chứng tỏ uy thế và sự sung túc của mình ngay cả với anh em họ hàng.
Với gia đình, họ tộc của mình, ông Hàm tỏ ra rất uy quyền. Với gia tộc bên vợ,
ông càng tỏ ra uy quyền hơn. Dòng họ nhà vợ ông nhỏ bé, lại không có con trai,
đó là điều đầu tiên khiến ông không kiêng nể. Gia đình chị gái của vợ ông lại
nghèo, con đông, phải chạy ăn từng bữa và đã có lần phải sang vay tạm thóc của
nhà ông. Dù bà chị vợ vay rồi cũng phải trả chứ không quỵt được lấy một lạng
thóc. Dù chị vợ có không trả thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến bữa cơm nhà ông.
Thế nhưng, ông vẫn cứ khó chịu, vẫn cứ chì chiết, coi khinh sự cùng kiệt khó của anh
em bên vợ. Và, không ít lần, ông Hàm nói bóng gió, thậm chí chửi thẳng chị vợ
và gia đình nhà vợ là “nơi cáo tha”.
Không chỉ tỏ ra uy quyền với xóm làng, với anh em họ tộc xa gần mà ngay
cả với vợ con, ông Hàm cũng tỏ ra cực kỳ gia trưởng, trịch thượng. Là trụ cột kinh
tế trong gia đình, ông Hàm tự cho mình cái quyền được hưởng thụ, được ăn trên
ngồi trốc, được hành hạ, bạc đãi vợ con. Trong cái căn nhà sang trọng bày biện
toàn đồ đạc hiện đại, đắt tiền của mình, ông Hàm có thể ngồi co hai bàn chân lên
chiếc ghế sa-lông đóng bằng gỗ lát chun bóng nhoáng, vần vũ những đường vân
như tranh sơn mài, hay cứ việc xì bã điếu ra nền gạch men..., mặc cho vợ con ông
sau đó phải quét phải lau. Ông tỏ ra uy quyền, quyết định tất cả mọi việc trong
sinh hoạt hàng ngày mà không cần để ý, phải biết đến tâm trạng, thái độ của
vợ. Ông kiểm soát việc chi tiêu. Ông gia trưởng cả trong chuyện chăn gối... Giàu
có và gia trưởng khiến cho ông là một con người cũng tủn mủn như chính hình hài
của ông vậy.
Có những lúc nào đấy trong cuộc đời, đồng tiền sẽ thể hiện được sức mạnh
vạn năng của nó. Không như thế thì làm sao nhân vật Tám lé (Mảnh đất lắm
người nhiều ma) lại có thể ung dung trở về làng với một phong thái tự tin, ngẩng
cao đầu trước dân làng Giếng Chùa như vậy. Ngày trước, vì nợ hợp tác như chúa
chổm, Tám phải dắt díu vợ con lên vùng kinh tế mới của huyện để xí xoá hơn tấn
thóc vay lãi lai rai trong vòng hơn hai năm. Ruộng, vườn, Tám phải trả cho hợp
tác. Căn nhà phải gán nợ cho chủ nhiệm Vinh với giá rẻ mạt: ba sào ba tạ thóc.
Hồi đó Tám cùng kiệt nên Tám hèn. Hồi đó Tám nợ nần nên Tám sợ. Còn bây giờ,
sau năm tháng tha hương, Tám đi đào vàng và may mắn trúng quả lớn. Với đồng
tiền kiếm được, Tám có thể sống sung túc ở bất cứ đâu, nhưng Tám vẫn quyết tâm
phải trở về làng. Bởi vì trong suy nghĩ của Tám thì “có tiền thì sống ở đâu cũng
được, nhưng suy đi tính lại, Tám thấy phải về làng để đòi lại đất đai ruộng vườn
đã bị mấy anh có của mua bắt bí bắt chẹt. Bây giờ Tám phải là người có máu mặt
ở ngay mảnh đất cha ông. Phải sánh ngang hàng với những người xưa nay vẫn
nhìn Tám như con sâu cái kiến” [52, tr.365].
Và đồng tiền, với sức mạnh của nó, đã làm một cuộc cách mạng cho thân
phận con người. Ngày xưa người ta không thèm để ý đến Tám là ai, sống chết thế
nào; ngày nay người ta háo hức nhìn Tám và vợ con Tám, ngầm đoán xem thực sự
đằng sau cung cách ăn vận, tiêu xài , đằng sau những bộ cánh “ mới như chưa giặt
lần nào, đi lại cứ sột soạt” của gia đình Tám là một gia tài đáng giá khoảng bao
nhiêu. Ngày xưa ở trong làng, gia đình Tám chỉ là con ong, cái kiến; còn ngày nay
người ta nói cười hể hả, thân tình với Tám. Ngày xưa Tám sống tạm bợ, chờ thời,
trong cái quán cắt tóc của mình, hàng ngày Tám dài cổ ngong ngóng chờ đợi sang
nhà uỷ ban để hễ bên ấy động thớt là Tám liền có mặt để được ăn chực, ăn hôi.
Chính Tám là người đã truyền lại cái mánh ăn láu cá ấy cho lão Quềnh trước khi
từ bỏ quê hương lên vùng kinh tế mới. Còn ngày nay, Tám có thể mua gà, mua
rượu thiết đãi bạn bè và khi đến nhà chủ nhiệm Vinh, người trước đây đã cho Tám
vay thóc, người đã góp phần đẩy Tám đi vùng kinh tế mới, người đã mua cả ba
sào thổ cư, đất hương hoả của cha ông Tám để lại với giá ba tạ thóc..., thấy mâm
cơm chỉ có rau luộc, cá kho đã nói một cách rất kể cả: “nhà ông chủ nhiệm mà ăn
uống chỉ có thế này thôi à?” [52, tr.363]. Cái kiểu nói như là trước giờ Tám là
người ngang hàng phải lứa với chủ nhiệm, chứ không phải là hạng ăn vay, sống
nhờ. Đã vậy, Tám còn rất tự tin, đĩnh đạc yêu cầu chủ nhiệm Vinh cũng như hợp
tác xã phải trả đất cho anh ta. Anh ta còn kiêu hãnh rút ra khoe vài triệu với lời
giải thích đấy “chỉ là vài triệu lẻ, chỉ là cái móng tay của tui thôi” [52, tr.364]...
Đồng tiền đã giúp cho giọng nói, lời nói của một kẻ cùng đinh như Tám trở nên có
thanh có sắc, hơn nữa, có gang có thép. Đồng tiền giúp cho Tám đi lại nghênh
ngang, kiêu hãnh giữa làng. Đồng tiền khiến cho tay “thợ húi đầu có cặp mắt
hiêng hiếng như bánh xe sang vành” [52, tr.363] càng trở nên hiếng hơn, “cứ nhìn
xiên xiên như thằng ba gai” [52, tr.363]. Tóm lại, tiền đã đem lại sức mạnh cho
Tám, dù rằng vẫn là một kẻ vô danh tiểu tốt, nhưng Tám đã được sống cho ra con
người và có quyền yêu cầu người khác, những điều mà khi cùng kiệt khổ, dẫu mơ
Tám vẫn không thể nghĩ là mình sẽ có được những điều đó.
Những kẻ không có chức mà có tiền còn tạo ra một thứ quyền lực riêng cho
mình, có thể chi phối đến người khác, huống hồ một người vừa có chức, vừa có
tiền như chủ nhiệm Vinh.
Trong cái làng Giếng Chùa, bộ phận lãnh đạo chia năm xẻ bảy, chia bè kết
phái. Các phe phái đấu đá nhau để giành quyền lực cho mình. Ấy thế mà anh em
nhà Vinh cứ nhởn nhơ không chịu đứng vào phe nào, mặc cho các phe ra sức lôi
kéo. Sở dĩ như vậy là vì nhiều lí do khác nhau. Thứ nhất, dù không phải là người
của một dòng họ lớn trong làng nhưng anh em nhà Vinh lại là con của cô Thống
Bệu, người có tài “ cai quản phần âm của làng”, mà người làng thì cho rằng làng
mình rất nhiều ma nên vô cùng nể sợ, họ nể sợ luôn các con của cô khiến cho
những người tai to mặt lớn trong làng cũng không dám coi nhờn. Thứ hai, anh em
Vinh không phải nhờ vả bất cứ ai trong thường vụ xã. Thứ ba, Vinh lấy một người
vợ gia đình khá phong lưu, vợ Vinh lại là con gái duy nhất, Vinh dù ở rể nhưng
không phải chịu cảnh chó chui gầm chạn, lại còn được hưởng trọn vẹn cuộc sống
sung túc, đủ đầy. Chính vì thế, Vinh càng có cớ để không phải dựa dẫm, phụ
thuộc ai. Vì lẽ đó, người ta đã kính càng kính hơn, người t...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
K Nâng cao hiệu quả của các Dự án đầu tư công từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
D Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉ Kiến trúc, xây dựng 0
T Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Luận văn Kinh tế 0
H Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Na Luận văn Kinh tế 0
N Công cụ marketing nhằm nâng cao doanh số từ dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông thôn Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
P Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Luận văn Kinh tế 0
M Thực trạng hoạt động của Ngân hàng đấu tư và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành Luận văn Kinh tế 0
C Tình hình hoạt động của sở giao dịch I ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
M Tình hình hoạt động và phát triển tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top