muathuvang.love

New Member

Download miễn phí Luận văn Dạy học văn học dân gian lớp 7 theo phương pháp tích cực





Thơca trữtình dân gian được sáng tác, nuôi dưỡng và lưu truyền bởi tập thểnhân dân lao
động. Nhân vật trữtình trong thơca dân gian là những con người bình dịcủa những làng quê Việt
Nam. Qua con mắt nhìn và cách suy nghĩcủa họmà cuộc sống được phản ánh một cách chân thực
và đa dạng vô cùng vì đó là tiếng tơ đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng. Nằm trong dòng
chảy của văn học dân gian, ca dao dân ca nhưdòng suối đậm đà hồn thiêng dân tộc, ngọt ngào
hương sắc đồng quê. Xuân Diệu trong lời bạt cho sách “Dân ca miền Nam Trung Bộ” có viết: “
những câu ca dao từNam chí Bắc nhưcó đất, nhưcó nước, nhưcó cát, nhưcó biển, nhưcó mồ
hôi người, chúng ta sẽthấy dần tụlại nơi khoé mắt một giọt ước sáng ngời. Đó là một giọt tinh tuý
chắt ra từruột già của non sông.”



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng pháp tích cực đã đưa đến nhiều phát hiện mới về vai trò chủ thể
cảm thụ của người học. Đứng trước một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn chương, chủ thể muốn
am hiểu tường tận, muốn tìm kiếm những lời giải đáp thoã đáng cho chính mình thì đòi hỏi chủ thể
phải tích cực hoạt động trí tuệ . Chẳng hạn, khi kết thúc truyện cổ tích “Cô bé bán diêm”, thật tội
nghiệp khi cô bé chết trong cái rét, cái đói của mùa đông nhưng nếu em được đặt ra một kết thúc
khác cho truyện em sẽ…? Lúc này, học sinh được tự do bộc lộ quan điểm riêng một cách thoải
mái. Từng em sẽ có những quan điểm riêng để giải quyết vấn đề. Như vậy, từ chỗ đây là tiếng lòng
của nhà văn đã trở thành nhu cầu ,nỗi niềm của học sinh thôi thúc học sinh khám phá. Chủ thể đã
phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mình để tiếp nhận và giải quyết vấn đề mang dấu ấn chủ
quan rõ rệt. Rõ ràng, với tâm lí học chuyên nghành, phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh
làm trung tâm có khả năng khơi gợi hứng thú cũng như khả năng tư duy độc lập, phát huy tính tích
cực trong học tập của người học. Học sinh làm việc một cách chủ động, chúng muốn làm những gì
mà chúng muốn. Theo Deway và Claparet thì lao động cưỡng bức là một dị thường phản tâm lí vì
mọi hành động đều cần có hứng thú, “đừng đòi hỏi các đứa trẻ có những cố gắng quá lớn lao
hay làm chúng kiệt sức bằng cách đòi hỏi chúng một sự phong phú quá sớm và vô ích”
(Discours, tr 21).Vì vậy mọi phương pháp mới về giáo dục cần quan tâm đến hứng thú trong
học tập. Có như vậy những phương pháp này mới thật sự đưa lại kết quả cao.
Hoạt động dạy học cũng như mọi hoạt động khác, con người luôn luôn hướng tới một đối
tượng nào đó. Phạm Văn Đồng từng nói “ Người dạy phải coi người học là trung tâm, là đối
tượng”.( 12, tr8). Các nhà văn luôn đặt tác phẩm của mình trong hệ qui chiếu của nhiều đối tượng
bạn đọc và như vậy tác phẩm mới có cuộc sống đích thực. Hoạt động có đối tượng là quan niệm
tiến bộ của khoa tâm lí học hiện đại. Giữa chủ thể và đối tượng hoạt động có mối quan hệ mật thiết
và được các nhà tâm lí học hoạt động và tâm lí học nhận thức nghiên cứu một cách sâu sắc . “
Phân tích tâm lí theo cấu trúc của hoạt động có đối tượng” của Phạm Minh Hạc là công trình góp
phần tạo nên thành công trong việc giảng dạy theo hướng tích cực ở trường phổ thông. Hướng vào
chủ thể người học tất yếu phải nghiên cúư đặc điểm, qui luật tâm lí cảm thụ của học sinh như là
một vấn đề then chốt về phương pháp luận nghiên cứu và giảng dạy văn học. Vấn đề chủ thể học
sinh nếu không được làm sáng tỏ từ góc nhìn của tâm lí học thì sẽ thiếu cơ sở khoa học, không có
sức thuyết phục. Một số công trình đáng chú ý đề cập đến những vấn đề này như: “Cơ cấu chuyển
vào trong” và “tư duy đồng tại” trong dạy học tác phẩm văn chương của Nguyễn Thanh Hùng;
“Tâm lí học cảm thụ văn học” của O.I. Nhikiforova; “Đặc điểm cảm thụ ở từng lứa tuổi học sinh”
của N. A. Stanchek…vv. Quá trình hình thành tư duy là quá trình trải qua nhiều giai đoạn để
“chuyển vào trong” dần hình thành “ý nghĩ, ý thức, tâm lí”.(Hồ Ngọc Đại- Tâm lí học dạy học).
Như vậy, vấn đề chuyển vào trong, vấn đề tính hoạt động của trẻ em thực chất là mối quan hệ giữa
chủ thể và đối tượng. Tác giả Nguyễn Thanh Hùng xem vấn đề tiếp nhận là quá trình chủ quan
hoá cái khách quan và quá trình khách quan hoá cái chủ quan. Giáo sư Phan Trọng Luận cho rằng
“điểm xuất phát không phải là ở chủ thể, không phải là ở đối tượng khách thể mà là mối quan hệ
giữa chủ thể và khách thể, đó là đối tượng thẫm mĩ và các thuộc tính của nó được phát hiện
ra”(28,tr64). Vì vậy, hai nhân tố chủ quan và khách quan tác động qua lại, chuyển hoá, thâm nhập
vào nhau một cách hữu cơ biện chứng.
Như vậy, quan niệm về chủ thể và khách thể là vấn đề cơ bản của triết học. Các nhà tâm lí
học hoạt động và tâm lí học nhận thức thường chú ý tới mối liên hệ giữa chủ thể và khách thể, tức
đối tượng và hoạt động để nhấn mạnh tới vai trò của tính hoạt động, hành vi của học sinh trong
quá trình nhận thức.
1.1.4 .Phương pháp dạy học tích cực với việc đổi mới quá trình dạy - học Văn
Phương pháp dạy học Văn với tư cách là một môn khoa học ở nước ta còn rất non trẻ so với
các nước có nền giáo dục tiên tiến. Nó mới xuất hiện và phát triển như một khoa học độc lập được
vài thập kỉ nay. Tại các nước như Liên Xô, Pháp, CHDC Đức đã có lịch sử trên vài trăm năm. Tuy
sinh sau đẻ muộn nhưng nghành phương pháp dạy học văn đã và đang phát triển từng bước vững
vàng trên cơ sở vận dụng phương pháp luận Mac-LêNin và kinh nghiệm dạy học văn trong nước.
Từ đó, ta có thể thấy, phương pháp giáo dục tích cực phù hợp với đặc trưng và yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học của môn văn.
Theo Rez, khi phân tích tác phẩm văn chương trong nhà trường chủ yếu dựa vào phương
hướng nghiên cứu bản chất nghệ thuật của tác phẩm kết hợp với các biện pháp thúc đẩy tư duy
sáng tạo và trí tưởng tượng sáng tạo của học sinh. Khoa học về phương pháp dạy học văn là những
chỉ dẫn sư phạm có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả giáo dục thẫm mĩ góp phần hình
thành cuộc sống văn hoá cho học sinh. Tác phẩm văn chương là sự sáng tạo tinh thần độc đáo của
người nghệ sĩ. Văn chương là hiện tượng nghệ thuật ngôn từ “phản ánh và biểu hiện phẩm chất
thẩm mỹ của hiện thực một cách tập trung, toàn vẹn hàm xúc và cô đọng trong một hình thức
mang tính nghệ thuật, cho nên là một công cụ sắc bén và có hiệu lực để hình thành quan hệ thẩm
mỹ của con người với cuộc sống” (N. A. Gulaep- Lí luận văn học, tr.106). Nhờ sử dụng ngôn ngữ,
nghệ sĩ đã tạo nên hình tượng nghệ thuật qua thể nghiệm, trực giác, hư cấu, đó là hình thức đặc thù
để nhận thức hiện thực. Đặc trưng của nó là ở chỗ ngoài sự cụ thể hoá đời sống còn bao hàm một
cách hữu cơ sự đánh giá thẫm mỹ về đời sống phản ánh từng hiện tượng một trong quan hệ của nó
với con người. Đây là cách phản ánh đặc thù của văn học nghệ thuật. Việc dạy học văn
chương trong nhà trường chịu sự chi phối của cách phản ánh bằng hình tượng ngôn ngữ
được thể hiện qua sự sáng tạo của nhà văn. Tiếp cận và chiếm lĩnh tác phẩm văn học còn chịu ảnh
hưởng của các qui luật tác phẩm văn chương. Hiện nay, cách tiếp cận khái niệm văn chương dạy
học trong nhà trường có sự điều chỉnh, cách hiểu về văn bản tác phẩm và thể loại tác phẩm được
mở rộng hơn. Văn bản văn học trong nhà trường bao gồm cả văn bản tác phẩm hư cấu và không
hư cấu. Đó là những văn bản viết bằng nhiều thể loại khác nhau theo mỗi giai đoạn. Tuỳ theo từng
loại thể mà giáo viên nên lựa chọn phương pháp khai thác cho phù hợp, tức là vậ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top