laklake22

New Member

Download miễn phí Luận văn Vấn đề phát triển vốn từ vựng cho học sinh lớp 9 - THCS (trường hợp tỉnh Tây Ninh)





Việc dạy bài học Trường từvựng, có điều kiện (trong giờhọc tựchọn, bồi
dưỡng học sinh), giáo viên nên cho học sinh nắm thêm vềsựliên quan khái niệm
trường từvựng và hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa, các biện pháp tu từtừvựng
(ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá;). Vì trong chương trình, trường từvựng chỉ được phân bổ
có 1 tiết, do đó giáo viên chỉ đủ đểgiúp học sinh nắm được khái niệm vềthuật ngữ
trường từvựng . Đây là một khái niệm mới trong ngôn ngữhiện đại.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iên quan chặt chẽ và có tác động lớn đến kết quả tiếp thu kiến thức ở lớp trên, vì
chương trình mới được biên soạn theo quan điểm đồng tâm từ dưới lên, càng lên lớp
trên, học sinh học càng sâu, các kiến thức đã học ở lớp dưới sẽ được học lại nhưng
ở mức cao hơn. Nếu không có giải pháp để khắc phục những hạn chế này thì chất
lượng dạy và học bộ môn Ngữ văn sẽ mãi ở mức thấp.
1.8.3. Nguyên nhân
Do sự thay đổi chương trình và sách giáo khoa liên tục (cải cách giáo dục
trước 1986; 1986 triển khai chương trình và sách giáo khoa cải cách giáo dục;
1995 chỉnh lí, giảm tải chương trình và sách giáo khoa của năm 1986; năm 2002
triển khai chương trình và sách giáo khoa mới) nên giáo viên phải chịu nhiều áp lực
về việc thay đổi chương trình và sách giáo khoa. Mỗi lần thay đổi sách giáo khoa là
mỗi lần giáo viên phải quán triệt những quan điểm mới, nghiên cứu chương trình và
sách giáo khoa mới, làm quen với những kiến thức mới và thực hiện những chỉ đạo
của các cấp.
Khi bắt tay vào thực hiện dạy tiếng Việt cho học sinh thì nhà trường THCS
lại không điều tra vốn từ của các em. Dạy tiếng Việt cần căn cứ vào vốn từ (cả
vốn kiến thức) của học sinh trước khi đến trường để giúp học sinh phát triển vốn từ
trên cơ sở các em đã có.
Có người đề nghị nên bỏ dạy lí thuyết về tiếng Việt mà chỉ dạy cho học sinh
nói đúng, viết đúng tiếng Việt là đủ, tức là chỉ tập trung rèn luyện hai kĩ năng này
mà thôi.
Lê Cận (lúc bấy giờ là tác giả sách giáo khoa Văn – Tiếng Việt lớp 6, 1986)
phát biểu rằng : “Không phải học sinh chúng ta không có khả năng, kiến thức nói
đúng, viết đúng tiếng mẹ đẻ mà là thiếu ý thức đối với tiếng mẹ đẻ.” Theo luận văn,
ý kiến này giáo viên dạy tiếng Việt cũng phải quan tâm để giáo dục cho học sinh
nâng cao ý thức về việc học và giữ gìn tiếng mẹ đẻ.
- Báo Giáo dục & Thời đại ra ngày 10/4/2007 nêu rõ nguyên nhân của kết
quả khảo sát của Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục – Bộ Giáo dục & Đào
tạo (đã nêu ở trên). Theo quan niệm của giáo viên cho rằng: chương trình quá tải,
nên không đủ thời gian để dạy hết nội dung trong sách giáo khoa.
Nhóm nghiên cứu lại nhận định khác hẳn và đã đưa ra một số nguyên nhân
sau:
+ Bản thân chương trình, sách giáo khoa không gây quá tải đối với học sinh
cả tiểu học lẫn THCS;
+ Do giáo viên chưa vận dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích
cực học tập của học sinh, chưa giúp học sinh hoạt động tìm kiếm tri thức với sự hỗ
trợ của phương tiện dạy học;
+ Thói quen dạy học theo kiểu cũ vẫn đeo bám đối với giáo viên;
+ Do giáo viên chưa nắm được ý đồ của sách giáo khoa;
+ Do sự quản lí, chỉ đạo còn mang tính chất áp đặt, cứng nhắc, hạn chế sự
sáng tạo của giáo viên nên đã dẫn đến tình trạng nặng nề đối với học sinh khi học
theo chương trình, sách giáo khoa mới.
Qua khảo sát thực tế và trực tiếp giáo viên ở 5 tỉnh, thành phố về trình độ đào
tạo, sự nắm vững chương trình, sách giáo khoa mới, năng lực sư phạm, nhóm
nghiên cứu đã đưa ra nhận định rằng: Tuyệt đại đa số giáo viên đạt trình độ đào tạo
theo chuẩn (giáo viên tiểu học là 99,6 %, giáo viên trung học cơ sở là 96,5%). Xét
về trình độ trên lí thuyết mà nói rằng với lực lượng giáo viên hiện nay (qua khảo
sát) đã được đào tạo chuẩn, có kiến thức cơ bản, đáng tin cậy, có khả năng đảm
đương được nhiệm vụ giảng dạy, thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới. Qua
kết quả khảo sát trực tiếp thì có khoảng 40 % giáo viên tiểu học và 30 % giáo viên
THCS hoàn toàn không có khó khăn gì khi giảng dạy theo chương trình và sách
giáo khoa mới, khoảng 60 % giáo viên tiểu học và 70 % giáo viên THCS cho rằng
gặp khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, chủ yếu
trong các lĩnh vực kiến thức đối với hai môn Toán và Tiếng Việt, áp dụng phương
pháp dạy học mới và sử dụng phương tiện dạy học. Các nhà nghiên cứu cho rằng:
các khó khăn trên là nhỏ, có thể khắc phục được. Theo luận văn đây cũng là vấn đề
cần bàn thêm.
1.9. Tiểu kết
Ngược lên trên luận văn đã điểm qua hai nội dung chính :
a) Các tri thức về từ vựng học được giới thiệu ở THCS;
b) Chương trình Ngữ văn THCS thực tiễn giảng dạy chương trình này.
Ở nội dung thứ nhất, do môn tù vựng giảng dạy ở THCS trải dài trên nhiều
bình diện, lại liên quan đến kiến thức đại cương, do vậy luận văn không thể không
đề cập đến nó, mặc dù biết có phần hơi dài. Tuy nhiên, các kiến thức này là rất quan
yếu khi vận dụng giảng dạy cũng như đánh giá một chương trình.
Ở nội dung thứ hai, xem xét chương trình Ngữ văn trong tổng thể các yêu
cầu mục đích của một môn học, đặc biệt xem xét nó trong mối quan hệ với người
dạy và người học, luận văn bước đầu nhận xét về chương trình này. Đây là cơ sở
quan trọng để chúng tui tiếp tục nghiên cứu về những vấn đề cụ thể hơn ở các
chương tiếp theo.
Chương 2
KHẢO SÁT SỰ SỬ DỤNG TỪ NGỮ CỦA HỌC SINH
LỚP 9 – THCS
2.1. Nhận xét chung
Bảng 2.1. Thống kê số trường THCS được khảo sát
Huyện, thị Trường THCS Số lớp 9
Số
học sinh
Môn khảo
sát Ghi chú
Phường 1 4 159 Ngữ văn thị xã
Bình Minh 3 129 Ngữ văn vùng xa Thị xã
Nguyễn Tri Phương 8 360 Ngữ văn vùng ven
Huyện Châu Thành Thị trấn 6 227 Ngữ văn vùng sâu
Huyện Tân Biên Thị trấn 4 152 Lịch sử vùng
biên giới
Cộng 5 trường 25 1027
Đặc điểm các vùng giáo dục: Luận văn chọn 5 trường THCS ở 4 vùng khác
nhau, gồm 2 huyện Châu Thành, Tân Biên và Thị xã Tây Ninh.
 Ở Thị xã có 3 trường THCS, trong đó có 2 trường thuộc vùng xa, vùng
ven. Dân cư ở đây đa số không phải là dân địa phương, thuộc thành phần lao động,
nông dân, một số công chức,.... kinh tế nhiều thành phần : chạy xe ôm, làm ruộng,
làm vườn, làm mướn,....Do đó, tuy ở thị xã, nhưng con em ở đây chủ yếu thuộc
thành phần lao động nên việc học hành có bị xao lãng;
 Ở huyện Châu Thành, chúng tui chọn trường THCS Thị trấn. Đây là
huyện vùng sâu, vùng biên giới, giáp giới Campuchia, có quan hệ mua bán của nhân
dân hai nước giữa các xã ven. Vùng thị trấn cách xa biên giới 20 km, thành phần
dân cư đa số là nhân dân di cư từ Bắc vào trước 1975, đạo Thiên Chúa, sống bằng
nghề buôn bán; kinh tế những hộ gia đình mua bán thì có khá hơn, con em được
chăm sóc học hành đến nơi đến chốn; còn dân địa phương thì chủ yếu sống bằng
nghề làm ruộng, đời sống khá chật vật nên có ảnh hưởng đến việc học tập của con
cái;
 Ở huyện Tân Biên, chúng tui chọn trường THCS Thị trấn Tân Biên. Đây
là một huyện thuộc vùng sâu, biên giới của tỉnh, có cửa khẩu Sa Mát, giáp giới
Campuchia; cư dân ở đây khá phức tạp, bao gồm nhiều thành phần: thành phần địa
phương, thành phần kinh tế mới từ thành phố Hồ Chí Minh lên; thành phần Việt
kiều ở Campuchia về quê sinh sống. Kinh tế của những người địa phương thì chủ
yếu sống bằng nghề làm ruộng, làm mướn ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tập về quan hệ vuông góc trong hình học 11 Luận văn Sư phạm 0
S Vấn đề đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn thủ đô Hà Nội của công ty Tư vấn - Đầu tư xây dựng và phát Luận văn Kinh tế 0
D Vấn đề phát triển kinh tế tư nhân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
G Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty TNHH Thương mại và phát triển công nghệ Khoa học Tự nhiên 0
T Một số vấn đề phát triển ngành dệt may nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng ở nhánh văn hoá Kiến trúc, xây dựng 0
E Một số vấn đề về phát triển kinh tế trang trại trong nông nghiệp ngoại thành Hà Nội Công nghệ thông tin 0
P Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt ở ngân hàng đầu tư và phát triển Cao Bằng - Thực trạ Công nghệ thông tin 0
D Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua dạy học phần "Dung dịch và điện hóa" ở Trường Sĩ qua Khoa học kỹ thuật 0
D Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong bài: “một số vấn đề của châu phi”- địa lí Luận văn Sư phạm 0
H Thực trạng vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu tại Công ty cổ phần Kinh Đô miền Bắc Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top